Trong cuộc sống đôi khi chúng ta muốn phóng đại một sự việc bình thường và làm cho sự việc đó trở nghiêm trọng hơn thì biện pháp tu từ nói quá thường được sử dụng. Vậy nói quá là gì? Điểm khác biệt giữa nói quá và nói khoác lác, nhưng kiến thức này sẽ được thư viện hỏi đáp giải thích trong bài viết này.
Khái niệm nói quá là gì?
a- Định nghĩa
Nói quá là một biện pháp tu từ để phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật sự việc, hiện tượng, hành động. Tác dụng của nói quá nhằm mục đích nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
Bạn đang xem bài: Biện pháp nói quá là gì?
Nói quá hay còn được gọi là nói khoa trương, nói phóng đại, thậm xưng, cường điệu, ngoa ngữ.
b – Ví dụ nói quá
Nói quá thường sử dụng trong các câu ca dao, tục ngữ hoặc giao tiếp, ít xuất hiện trong các bài thơ hoặc truyện ngắn, tiểu thuyết.
Ví dụ nói quá trong các câu ca dao, tục ngữ
Ví dụ 1: Ước gì sông rộng một gang – Bắc cầu dải yếm đón chàng sang chơi.
Câu ca dao này sử dụng 2 từ nói quá là sông rộng chỉ 1 gang tay và sử dụng dải yếm để bắt thành cầu. Ý nghĩa là sự thể hiện tình yêu chân thành, mãnh liệt của cô gái với người mà mình thầm yêu trộm nhớ.
Ví dụ 2: Bao giờ rau diếp làm đình – Gỗ lim làm ghém thì mình với ta.
Biện pháp tu từ nói quá trong câu ca dao trên là rau diếp dùng để làm cột đình và gỗ lim thì dùng làm thức ăn. Ý nghĩa là nói về sự khó khăn và không thể đến với nhau giữa đôi nam nữ.
Ví dụ 3: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng – Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
Ý nghĩa câu ca dao trên là đêm tháng năm và ngày tháng mười rất ngắn, ngắn đến mức độ chưa nằm đã sáng, chưa cười đã tối. Nó nhấn mạnh đặc điểm thời thời tiết của đêm tháng năm và ngày tháng mười với mục đích giúp người nông dân biết về thời gian mà điều chỉnh công việc cho hợp lý.
Ví dụ 4: Thuận vợ, thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn.
Sức người thì không thể nào tát cạn được biển Đông, nhưng nếu thuận vợ, thuận chồng thì mọi khó khăn đều có thể giải quyết hoặc vượt qua được. Câu tục ngữ này ông cha ta muốn nói về tinh thần đoàn kết.
Ví dụ nói quá trong giao tiếp
Ví dụ 1: Bạn Vũ khỏe như trâu.
Ý nói bạn vũ có sức mạnh vượt trội so với những bạn khác.
Ví dụ 2: Thằng ấy chạy nhanh như cắt.
Cắt là một loài chim có tốc độ bay rất nhanh, ý nói người này chạy rất nhanh.
c – Điểm khác nhau giữa nói quá và nói khoác lác
Điểm giống nhau giữa nói quá và nói khoác
Đều phóng đại tính chất, quy mô, mức độ của sự vật, sự việc hoặc hiện tượng nào đó.
Điểm khác nhau:
- Nói khoác lác, nói xạo, chém gió: Đó là những câu chuyện không có thực, nhưng cách nói này làm cho người nghe tin những điều đó là có thực. Đây là cách nói tiêu cực, không đúng sự thật vì vậy các bạn nên hạn chế “ chém gió “ nha.
- Nói quá: Là một biện pháp tu từ có mục đích là tăng sức biểu cảm, gây ấn tượng cho người đọc, người nghe.
Bài tập biện pháp tu từ nói quá
Đề bài tập 1
Tìm biện pháp tu từ nói quá và cho biết ý nghĩa của chúng trong các ví dụ sau:
Câu a: Bàn tay ta làm nên tất cả – Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
Câu b: Anh cứ yên tâm, vết thương chỉ sướt da thôi. Từ sáng đến giờ em có thể đi lên đến tận trời được.
Câu c: Cái cụ bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn mời hắn vào nhà xơi nước.
Đáp án bài tập 1:
a – “ sỏi đá cũng thành cơm” là câu nói quá. Ý nghĩa là nếu chúng ta có lòng quyết tâm, sự kiên trì, cố gắng thì mọi chông gai, gian nan đều có thể vượt qua và thành công sẽ đến.
b – “ đi lên đến tận trời được” là câu nói quá. Ý nghĩa là vết thương này rất nhẹ, không ảnh hưởng gì đến sức khỏe và công việc.
c – “ thét ra lửa”, ý nghĩa là nói những người nắm nhiều quyền lực trong tay, có thể sai khiến, điều khiển bất kỳ ai. Điều này xảy ra ở chế độ phong kiến xưa.
Đề bài tập 2
Hãy tìm 5 thành ngữ so sánh có sử dụng biện pháp tu từ nói quá
Đáp án bài tập 2
5 thành ngữ đó gồm:
- Đen như cột nhà cháy
- Khỏe như voi.
- Nhanh như chớp.
- Chậm như rùa.
- Gầy như que củi.
kết luận: Đây là những kiến thức cơ bản, chi tiết và đầy đủ nhất về biện pháp tu từ nói quá là gì? Ví dụ, bài tập chi tiết.
Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Biểu mẫu