Những nước nào tham gia phe liên minh? Đây là câu hỏi thú vị mà nhiều người thắc mắc khi tìm hiểu về chiến tranh thế giới thứ nhất. Hãy cùng Cmm.edu.vn tìm hiểu câu trả lời nào.
Phe Liên minh là khối quân sự có ảnh hưởng lớn trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Vậy những nước nào tham gia phe Liên minh và nó được hình thành như thế nào? Cùng Cmm.edu.vn tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Bạn đang xem bài: Những nước nào tham gia phe liên minh?
Những nước nào tham gia phe Liên minh?
Phe Liên minh là gì?
Trước khi tìm hiểu những nước nào tham gia phe Liên minh, chúng ta cùng tìm hiểu phe Liên minh là gì trước. Phe Liên minh là khối quân sự đã tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất từ năm 1914 đến năm 1918. Nó là tổ chức kết hợp các nước đồng minh nhằm chống lại phe hiệp ước trong thế chiến thứ nhất.
Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, lực lượng của các nước đế quốc trên thế giới có sự thay đổi sâu sắc do sự phát triển của chủ nghĩa tư bản không đồng đều.
Vì vậy, các cuộc chiến tranh phi nghĩa nhằm tranh giành thuộc địa của các nước đế quốc diễn ra vô cùng gay gắt. Dẫn đến mâu thuẫn giữa các nước ngày càng sâu sắc.
Từ đó, hình thành phe Liên minh và phe hiệp ước cạnh tranh gay gắt với nhau và đó cũng là nguyên nhân phe Liên minh ra đời.
Những nước nào tham gia phe Liên minh?
Phe Liên minh được lập thành có ảnh hưởng sâu sắc tới tình hình châu Âu trong thế chiến thứ nhất. Bây giờ, chúng ta cùng tìm hiểu những nước nào tham gia phe Liên minh nhé!
Phe Liên minh được thành lập ngày 20 tháng 5 năm 1882 với sự tham gia của 3 nước đầu tiên là Đế quốc Đức, Đế quốc Áo-Hung và Italia. Đây cũng chính là lực lượng nòng cốt của phe Liên minh.
Sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ thì có thêm Đế quốc Ottoman tham gia phe Liên minh Bulgaria tham gia vào tháng 10 năm 1915.
Tuy nhiên, phe Liên minh đã chứng kiến một sự phản bội đến từ Ý, vì ngày 23 tháng 5 năm 1915 thì Ý tuyên bố rút khỏi phe Liên minh và gia nhập phe Hiệp ước chống lại Đức và Áo-Hung. Đây là một cú sốc và là một trong các nguyên nhân khiến phe Liên minh bại trận.
Thế chiến thứ nhất kết thúc với sự thất bạn thảm hại của phe Liên minh. Họ phải bồi thường các khoản chiến phí khổng lồ và mất đi một phần lãnh thổ như cái giá phải trả của kẻ bại trận. Đây cũng là tiền đề dẫn đến sự ra đời của phát xít Đức sau này.
Xem thêm:
- Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất?
- Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai? Diễn biến, tính chất và ý nghĩa
- So sánh sự giống và khác nhau giữa chiến tranh đặc biệt và chiến tranh cục bộ
Những câu hỏi khác
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914-1918) là gì?
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là do mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa giữa các nước đế quốc già (Anh, Pháp) và đế quốc trẻ (Mỹ, Đức, Nhật Bản). Vì các nước đều muốn bành trướng hơn nữa lãnh thổ và đều cảm thấy quốc gia của mình nên có nhiều thuộc địa hơn.
Như đã nói ở trên, sự phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị của các nước tư bản cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc già và các đế quốc trẻ.
Các nước đế quốc “già” (Anh, Pháp) có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhưng sản xuất không phát triển mạnh bằng các nước đế quốc “trẻ”. Trong khi đó, các nước đế quốc “trẻ” (Mỹ, Đức, Nhật Bản) đang vươn lên mạnh mẽ về kinh tế, nhưng lại có quá ít thuộc địa.
Vì vậy, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa ngày càng sâu sắc và ngay từ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, các cuộc chiến tranh giành thuộc địa đã nổ ra ở nhiều nơi, khởi đầu thế chiến thứ nhất.
Yếu tố nào đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc vào cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX?
Yếu tố làm thay đổi sâu sắc lực lượng giữa các nước đế quốc là sự phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX.
Tốc độ phát triển của các nước đế quốc “già” như Anh và Pháp không thể theo kịp với tốc độ phát triển của các nước đế quốc “trẻ” như Mỹ, Đức, Nhật Bản. Điều này đã dẫn đến tương quan lực lượng giữa hai bên chênh lệch lớn. Các nước đế quốc “trẻ” trở thành bên chiếm ưu thế hơn về cả tiềm lực kinh tế và chính trị.
Sự kiện nào đánh dấu bước chuyển biến lớn của cục diện chính trị thế giới trong chiến tranh thế giới thứ nhất?
Sự kiện đánh dấu bước chuyển biến lớn của cục diện chính trị thế giới trong chiến tranh thế giới thứ nhất là Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
Tháng 1 năm 1917, nhân dân Nga đã đứng lên thực hiện cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa – Cách mạng tháng Mười, dưới sự lãnh đạo của Lê nin và Đảng Bôn-sê-vích.
Cuộc cách mạng giành được thắng lợi vang dội. Nhà nước Xô viết ra đời, thông qua Sắc lệnh hòa bình, kêu gọi chính phủ các nước tham chiến trong chiến tranh thế giới thứ nhất chấm dứt chiến tranh.
Cách mạng tháng Mười Nga giành thắng lợi và sự ra đời của nhà nước Xô Viết đã đánh dấu bước chuyển lớn ở cục diện chính trị thế giới lúc bấy giờ.
Lần đầu tiên trong lịch sử thế giới có một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa (Cách mạng vô sản) được thực hiện thắng lợi. Lần đầu tiên nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời ở đế quốc Nga. Điều này đã gây ảnh hưởng lớn đến cục diện chính trị thế giới và khiến các bên tham chiến phải dè chừng.
Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu xong những vấn đề xoay quanh phe Liên minh trong chiến tranh thế giới thứ nhất. Cmm.edu.vn tin rằng, giờ đây bạn đã trả lời được câu hỏi những nước nào tham gia phe Liên minh? Hãy theo dõi Cmm.edu.vn để thu thập thêm nhiều thông tin bổ ích nữa nhé!
- #Những #nước #nào #tham #gia #phe #liên #minh
Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Biểu mẫu