Xyanua là một chất hóa học cực kỳ độc. Vốn được xếp vào loại chất độc nhất trong các loại chất độc. Chỉ với một lượng nhỏ xyanua cũng đủ cướp đi sinh mạng của một trường trưởng thành. Vậy xyanua là gì? Xyanua dùng để làm gì? Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của Cmm.edu.vn để có câu trả lời nhé.
Bạn đang xem bài: Xyanua Là Gì? Những điều Cần Biết Về Loại Hóa Chất Cực độc
Xyanua là gì?
Xyanua là chất gì?
Xyanua là gì? Xyanua (Cyanua) là một hợp chất hoá học có chứa nhóm xyano (C≡N). Bao gồm một nguyên tử cacbon liên kết ba với một nguyên tử nitơ.
Hóa chất này hoạt động nhanh mạnh. Khả năng gây chết người dưới nhiều dạng hợp chất khác nhau trong thời gian ngắn.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, chỉ cần một lượng nhỏ (từ 50mg – 200mg xyanua hoặc hít phải 0,2% khí xyanua) đã có thể gây tổn thương cho não và tim mạch. Khi xyanua đi vào cơ thể của một người thì nó sẽ khiến các tế bào của cơ thể không sử dụng được oxy và chết. Ngay lập tức khiến một người trưởng thành tử vong.
Nếu tiếp xúc ở liều lượng thấp có thể gây những biểu hiện nguy hiểm như: Khó thở, đau tim, nôn mửa, thay đổi máu,.. Chính vì thế xyanua được xếp vào mục chất độc nhất trong các loại chất độc.
Ngoài xyanua hóa học. Xyanua còn xuất hiện ở khắp mọi nơi trong tự nhiên, ví dụ như trong một số thực phẩm và thực vật, các loại trái cây phổ biến, như quả mơ, táo và đào. Ngoài ra, xyanua có cả trong khói thuốc lá.
Một số hình thức của xyanua
Xyanua là gì? Xyanua tồn tại dưới hình thức nào? Xyanua có thể tồn tại dưới nhiều hình thức: Thể rắn (như natri xyanua (NaCN) hoặc kali xyanua (KCN), lỏng, hay khí (như hydro cyanide (HCN) hoặc xyanua clorua (CNCl)).
Natri xyanua với công thức hóa học là NaCN, là một hợp chất hóa học cực độc. Cần phải được cấp cứu ngay lập tức nếu không có thể dẫn tới tử vong. Natri xyanua có mùi tương tự như mùi quả hạnh, nhưng một số người có thể không ngửi được mùi này do đặc điểm di truyền
Kali Xyanua hay còn được biết đến xyanua kali hoặc potassium cyanide. Đây là một hợp chất hóa học không màu được tạo ra bởi 3 nguyên tố kali, cacbon, nitơ.
Kali xyanua có trong thực phẩm nào? Kali Xyanua cũng có mùi rất giống quả hạnh nhân. Màu sắc và bề ngoài khá giống như đường kính trắng. Đặc biệt, Kali Xyanua có thể tan rất nhiều trong nước.
Xyanua được giải phóng từ các chất tự nhiên trong một số thực phẩm và thực vật như sắn, đậu lima và hạnh nhân. Ngoài ra cũng có trong hạt của các loại trái cây phổ biến, chẳng hạn như quả mơ, táo và đào và cả khói thuốc lá.
Một nghiên cứu trên 3 loại măng cho thấy, trong hầu hết các loại măng đều có hàm lượng xyanua. Khi chế biến măng, người dùng cần phải rửa kỹ, ngâm măng trong nước nhiều giờ và luộc qua 1 – 2 lần trước khi ăn để tránh bị ngộ độc.
Trong củ sắn tươi cũng có chứa chất độc xyanua. Khi luộc, nhất là luộc với số lượng lớn thì chất này sẽ đóng váng trên bề mặt nước. Người ăn phải chất này với hàm lượng cao sẽ bị ngộ độc.
Cách tốt nhất để loại bỏ chất xyanua trong sắn là lột vỏ, sau đó ngâm trong nước lạnh nhiều giờ trước khi luộc. Ngoài ra, trong lúc luộc, nên mở nắp nồi để chất xyanua bay đi, lượng độc chất sẽ giảm đáng kể.
Nguồn gốc của xyanua là gì?
Xyanua có nguồn gốc từ quá trình công nghiệp hóa. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của những nhà máy công nghiệp nặng như luyện thép, quặng tạo ra nguồn rác thải công nghiệp lớn.
Nguồn thải chính của xyanua vào trong nước là nguồn thải từ quá trình khai thác mỏ, công nghiệp hoá chất hữu cơ. Đặc biệt trong công nghiệp luyện thép.
Ngoài ra, xyanua cũng xuất phát từ các nguồn khác như xe cộ, công nghiệp hóa học, chất đốt từ những nhà dân trong thành phố và thuốc trừ sâu có chứa xyanua.
Tất nhiên, song song với đó cũng có một lượng không nhỏ xyanua được tìm thấy trong môi trường tự nhiên.
Xyanua dùng để làm gì?
Xyanua là gì? Trên thị trường hiện nay, xyanua cũng được đánh giá là một trong những loại hóa chất được sử dụng với số lượng khá lớn.
Trong sản xuất, xyanua được sử dụng nhiều để sản xuất giấy, dệt may và nhựa. Xyanua cũng được sử dụng để pha chế những chế phẩm tiêu diệt sâu bệnh và sâu bọ.
Trong ngành công nghiệp nặng, người ta thường dùng NaCN trong các hoạt động khai khoáng kim loại hoặc dùng trong chiết tách vàng cũng giúp mang lại hiệu hiệu quả đáng kể.
Đặc biệt, đây cũng là một loại hóa chất xi mạ được ứng dụng rộng rãi để xi mạ kim loại trong công nghiệp. Tạo thành lớp màng bảo vệ chất lượng, chịu mài mòn, chịu lực rất tốt, đồng thời làm tăng tính thẩm mỹ đáng kể.
Đến thời điểm hiện tại, những công dụng và hiệu quả của xyanua vẫn chưa có loại hóa chất nào có thể thay thế được.
Ngoài ra, xyanua đồng xyanua còn được sử dụng để xử lý chất thải có chứa xyanua. Giúp giảm đến mức thấp nhất lượng chất độc gây hại cho con người và môi trường.
Kali xyanua dùng để làm gì? Kali Xyanua còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như xyanua kali, potassium cyanide. Nó có khả năng tạo ra các phức chất của vàng (Au) hòa tan được trong nước.
Hiện nay, rất ít chất có khả năng này nên mặc dù cực độc nhưng xyanua vẫn được sử dụng trong ngành kim hoàn để mạ hay đánh bóng bằng phương pháp hóa học, sử dụng trong ngành khai thác các mỏ vàng để tách vàng ra khỏi quặng vàng.
Vì sao nói xyanua là chất độc nhất trong các chất độc?
Xyanua là gì? Xyanua là chất nằm top đầu trong danh sách những chất độc nhất trên thế giới. Xếp vào loại chất độc nhất trong các chất độc.
Chỉ cần khoảng 50 – 200mg xyanua xâm nhập qua đường miệng cũng đủ cướp đi sinh mạng của một người khỏe mạnh bình thường.
Do có khả năng cản trở việc sử dụng oxy của cơ thể người nên chỉ với lượng nhỏ cũng khiến não, tim bị rối loạn, gây tử vong cục bộ. Chỉ cần hít khoảng 0,2% khí hydro xyanua cũng gây tử vong trong vòng 1 phút.
Hydro xyanua từng được chế độ quốc xã ở Đức sử dụng để xử tử tập thể trong phòng hơi ngạt trong suốt thời kỳ Holocaust dẫn tới cái chết của khoảng 6 triệu người Do Thái.
Vậy xyanua có tác hại khủng khiếp ra sao. Sau đây là tổng hợp thêm một số thông tin về loại chất này:
-
- Xyanua là hóa chất phổ biến nhất trên thế giới: Nó có thể tồn tại dưới nhiều hình thức từ thể rắn, thể lỏng hay thể khí. Chúng xuất hiện ở khắp mọi nơi trong thực phẩm, cây trồng. Thậm chí có cả trong thuốc lá hay khói từ nhựa cháy.
- Không phải tất cả đều có thể ngửi được mùi xyanua: Hydro xyanua không màu nhưng có vị đắng như quả hạnh nhân. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ngửi được mùi này, chỉ 40% dân số thế giới có khả năng đó.
- Xyanua giết chết chính cha đẻ của mình: Xyanua được tìm ra lần đầu tiên năm 1782 bởi nhà hóa học người Thụy Điển gốc Đức nổi tiếng có tên Karl Scheele. Và chính nó cũng là “thủ phạm” giết chết chính “cha đẻ” của mình do ông có thói quen nếm thử những chất mà ông đã tìm ra.
- Xyanua có thể được sử dụng làm thuốc trong một số trường hợp khẩn cấp với liều lượng thích hợp.
Dấu hiệu nhiễm độc và cách xử lý khi ngộ độc xyanua
Triệu chứng khi bị ngộ độc xyanua tương tự như một số triệu chứng khác của bệnh bình thường nên rất khó phát hiện.
Những người tiếp xúc với một lượng nhỏ xyanua bằng cách hít thở, hấp thụ qua da hoặc ăn thực phẩm có chứa nó có thể có một số hoặc tất cả các dấu hiệu và triệu chứng sau đây trong vài phút:
- Chóng mặt
- Đau đầu
- Buồn nôn và ói mửa
- Thở nhanh
- Nhịp tim nhanh
- Bồn chồn
- Yếu đuối
Nếu tiếp xúc với một lượng lớn xyanua sẽ gây nên những biểu hiện như sau:
- Co giật
- Mất ý thức
- Huyết áp thấp
- Chấn thương phổi
- Suy hô hấp dẫn đến tử vong
- Nhịp tim chậm
- Ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe khi tiếp xúc với xyanua
- Những người sống sót sau ngộ độc xyanua nghiêm trọng có thể bị tổn thương tim, não và thần kinh.
Hầu hết những trường hợp nhiễm độc xyanua nếu không được cấp cứu kịp thời đều dẫn tới tử vong. Nếu may mắn sống sót sau ngộ độc xyanua nghiêm trọng, nạn nhân vẫn có thể bị tổn thương tim, não và thần kinh.
Xem thêm:
Như vậy là Cmm.edu.vn đã cùng bạn tìm hiểu những thông tin xoay quanh chủ đề Xyanua là gì. Hy vọng đã cung cấp thêm cho các độc giả nhiều kiến thức bổ ích về chủ đề này. Giúp bảo vệ bạn và gia đình an toàn.
Hãy lan tỏa bài viết “Xyanua là gì? Tổng hợp những thông tin nhất định phải biết về “chất độc nhất trong các loại chất độc” tới nhiều người hơn nữa nhé. Cmm.edu.vn chân thành cảm ơn bạn!
Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Là gì