Phố cổ Hội An là một địa điểm thu hút du khách bởi nét cổ kính của kiến trúc cùng nền văn hóa đặc sắc mà vô cùng lãng mạn. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người chưa biết phố cổ Hội An ở đâu? Cùng Cmm.edu.vn tìm hiểu ngay trong phần bài viết dưới đây bạn nhé!
Bạn đang xem bài: Phố Cổ Hội An Ở Đâu? Đi Hội An Nên Chơi Gì, ăn Gì 2022?
Hội An ở đâu? Hội An thuộc tỉnh nào?
Vị trí địa lý của Hội An
Thành phố Hội An có diện tích tự nhiên 60km2.
Trung tâm Thành phố có tọa độ địa lý 15053′ vĩ Bắc, 108020′ kinh Đông, phía Tây Bắc cách thành phố Đà Nẵng 30km và phía Nam cách thành phố/tỉnh lỵ Tam Kỳ chừng 50km.
Hội An được bao bọc bởi môi trường tự nhiên sông – biển và sự chở che, gắn bó của các huyện tiếp giáp.
Hội An ở đâu trên bản đồ Việt Nam?
Hội An được thành lập vào ngày 29 tháng 01 năm 2008 với 13 đơn vị hành chính gồm 9 phường là: Minh An, Sơn Phong, Cẩm Phô, Cẩm Nam, Tân An, Thanh Hà, Cẩm Châu, Cẩm An, và Cửa Đại.
Có 4 xã là Cẩm Hà, Cẩm Thanh, Cẩm Kim và xã đảo Tân Hiệp – Cù Lao Chàm.
Mảnh đất Hội An nằm ở vùng hạ lưu ngã 3 sông Thu Bồn thuộc vùng đồng bằng ven biển Tỉnh Quảng Nam:
- Phía đông giáp Biển Đông
- Phía nam giáp Huyện Duy Xuyên
- Phía Tây và Bắc giáp Huyện Ðiện Bàn.
Trung tâm phố cổ Hội An ở đâu?
Hội An được chia thành hai phần khác nhau gồm:
- Khu phố cổ (phố cổ Hội An): thuộc phường Minh An với các đường chính như Phan Chu Trinh, Trần Hưng Đạo, Trần Phú, Hai Bà trưng, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Hoàng Diệu, Bạch Đằng, Nguyễn Thái Học, Trần Quý Cáp, Tiểu La, Nguyễn Duy Hiệu, Nguyễn Thị Minh Khai.
- Phần còn lại: Ngoài phố cổ Hội An thì còn có các điểm tham quan làng nghề, bãi biển, khu du lịch sinh thái,… tại thành phố Hội An mà bạn không thể bỏ qua.
Tổng quan về Hội An
Điều kiện tự nhiên
Vùng đất Hội An là nơi gặp gỡ, hòa lưu của các nguồn sông lớn ở xứ Quảng: Nguồn Thu Bồn; Nguồn Ô Gia/Vu Gia; Nguồn Chiên Đàn và sông Đế Võng. Các nguồn này đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – văn hóa của vùng đất Quảng Nam.
Đây chính là huyết mạch giao thông, là nguồn phù sa vô tận bồi đắp lên nhiều vùng đất trù phú, cùng với trữ lượng về sản vật dồi dào. Đồng thời cũng tạo nên bản sắc văn hóa xứ Quảng từ ngàn đời nay.
Hội An có hai mùa: mùa mưa (tháng 9, 10 – tháng giêng năm sau) và mùa khô (tháng 2 – tháng 8).
Địa hình đa dạng: Địa hình nguồn gốc sông; Địa hình nguồn gốc sông – đầm lầy; Địa hình nguồn gốc biển; Địa hình nguồn gốc sông biển; Địa hình nguồn gốc biển – đầm lầy; Địa hình nguồn gốc biển – gió; Địa hình nguồn gốc sông – biển – đầm lầy; Địa hình nguồn gốc hồ – đầm lầy.
Dân số
Theo thống kê năm 2019, thành phố Hội An có dân số là 98.599 người: trong đó dân số thành thị là 72.898 người chiếm 75%, dân số nông thôn là 25.701 người chiếm 26%, mật độ dân số đạt 1.604 người/km².
Tài nguyên thiên nhiên
Hội An có 7km bờ biển, với bãi cát thoai thoải, trải dài, trắng phau, nước trong xanh, tạo nên những bãi tắm tuyệt vời.
Cách đất liền 15km và trung tâm Khu phố cổ 18km về phía Đông là quần đảo Cù Lao Chàm – vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển thế giới có rừng và biển là tài nguyên sinh thái đa dạng, phong phú.
Bờ biển có trên 300 loài san hô, có hải quỳ, hải sâm trên diện tích 311 ha thềm biển. Hơn 500 loại cá sinh sôi trên các rạn san hô, nhiều loài nhuyễn thể, cua đá với số lượng rất phong phú. Đặc biệt trong những hang vách đá có loài chim yến sinh sống, làm tổ.
Rừng trên đảo có độ che phủ trên 70% diện tích là rừng đặc dụng, với nhiều loại gỗ quý và nhiều loài động vật trong khu bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm.
Hội An còn có khu rừng ngập mặn cửa sông ven biển khá đặc trưng và chủ yếu là hệ dừa nước ven sông, ven biển và các loài đước, mắm, cùng nhiều loài nhuyễn thể sinh sống vùng nước lợ.
Du lịch Hội An
Đi đâu ở phố cổ Hội An?
Chùa Cầu
Nằm ngay trung tâm phố cổ Hội An và nằm vắt ngang dòng sông Hoài thơ mộng, Chùa Cầu Hội An là một địa điểm bạn không nên bỏ qua khi đi du lịch Hội An.
Chùa Cầu thu hút du khách bởi kiểu mái che độc đáo được làm bằng gỗ với những họa tiết trang trí mang phong cách kiến trúc của “xứ sở hoa anh đào” nên còn có tên gọi khác là “Cầu Nhật Bản”. Với những nét đặc sắc như vậy, Chùa Cầu đã trở thành một biểu tượng không thể thiếu mỗi khi nhắc đến Hội An.
Nhà Cổ Tấn Ký
Nhà Cổ Tấn Ký được xây dựng từ cuối thế kỷ XVIII, đây là một trong những địa điểm lâu đời và cổ kính ở Hội An đã có tuổi đời gần 200 năm. Tuy vậy, hầu như nhà cổ vẫn giữ nguyên được lối kiến trúc độc đáo vốn có riêng thu hút được nhiều du khách.
Đây từng là nơi ở của gia đình họ Lê, nhà có nhiều gian: mặt trước là khu vực buôn bán còn mặt sau chủ yếu để nhập hàng hóa. Nhà được xây dựng chủ yếu với các cột trụ và phần mái làm bằng gỗ, còn phần móng nhà thì được lát đá bát tràng cao cấp.
Chợ Hội An
Chợ Hội An là một trong những khu du lịch ở Hội An thu hút nhiều du khách đến thăm quan và mua sắm.
Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy nhiều những đặc sản, các đồ thủ công mĩ nghệ và được thưởng thức nhiều món ăn cực kì ngon miệng hấp dẫn tại đây.
Đến với chợ Hội An, du khách cũng có thể giao lưu, trò chuyện với người dân địa phương và nhiều vốn hiểu biết văn hóa – con người nơi đây.
Biển Cửa Đại
Cửa Đại là bãi biển hấp dẫn thu hút nhiều du khách ở Hội An với làn nước xanh màu ngọc bích bên bãi cát trắng trải dài trắng mịn màng.
Khi đến đây, du khách không chỉ được hoà mình vào làn nước mát và không gian mát mẻ sảng khoái mà còn được thưởng thức những món ăn hải sản tươi ngon đúng vị.
Các nhà hàng, khách sạn và trung tâm du lịch xung quanh biển đều phát triển nhộn nhịp để phục vụ, đáp ứng tốt nhu cầu nghỉ dưỡng và du lịch của du khách.
Đến Hội An nên ăn gì?
Cơm gà
Cơm gà từ lâu đã trở thành đặc sản của Hội An. Đĩa cơm gà màu vàng ươm kết hợp với màu trắng của thịt gà xé, màu xanh của rau hay những chiếc đùi gà được chiên vàng giòn tạo nên sức hấp dẫn ấn tượng cho người thưởng thức.
Cao lầu – Đặc sản Hội An
Cao lầu là món ăn nổi tiếng gắn liền với Hội An. Cao lầu nhìn qua khá giống với sợi mì, được chế biến khá cầu kỳ, bắt mắt người ăn với giá đỗ được chần sơ, mì xếp bên trên thêm một ít rau sống của làng rau Trà Quế, vài miếng thịt xíu, chút da heo chiên giòn và chút mỡ nước vô cùng thu hút thực khách.
Bánh mì Hội An
Bánh mỳ có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào tại Việt Nam. Tuy nhiên, bánh mỳ Hội An lại mang đến hương vị khác biệt, đặc trưng xứng đáng được mệnh danh là “bánh mỳ ngon nhất thế giới”.
Cách làm nên ổ bánh mì ngon nhất thế giới này cũng rất cầu kỳ, công phu và mang vị đậm đà hương vị của người Hội An. Do đó, đây là món ăn không thế thiếu khi đến phố cổ Hội An.
Mì Quảng – Đặc sản Hội An không thể bỏ qua
Quảng Nam là quê hương của Mì Quảng, vì vậy sẽ thật là thiếu sót nếu du khách bỏ qua món mì quảng trứ danh này khi đến Hội An.
Mì quảng Hội An có nhiều loại như: mì gà, mì cá lóc, mì tôm thịt… Mỗi loại lại có những nét độc đáo và đặc trưng hấp dẫn riêng biệt, không hề pha trộn.
Mì quảng được bán nhiều ở khắp nơi tại Hội An nên cũng khá dễ dàng để du khách tìm kiếm cho mình một địa chỉ bán mì Quảng ngon.
Di chuyển đến Hội An bằng cách nào?
Hội An cách Đà Nẵng khoảng 30km về phía Nam. Đây là một địa điểm du lịch nổi tiếng có bề dày lịch sử không thể bỏ qua tại miền Trung Việt Nam. Hiện nay ở Hội An chưa có sân bay hay cảng biển cũng như nhà ga.
Vì vậy du khách có thể đi từ Đà Nẵng đến Hội An bằng những phương tiện ví dụ như: xe buýt; xe máy; taxi; xe du lịch hoặc ô tô cá nhân. Tùy vào sự lựa chọn mà thời gian di chuyển có thể nhanh hoặc chậm khác nhau.
Phố cổ Hội An nên ở đâu?
Ấn tượng nhất đối với du khách về Hội An, chắc chắn là không gian cổ kính với những lối kiến trúc độc đáo một thời. Nơi đây vẫn còn lưu giữ gần như nguyên vẹn hơn 1000 di tích, bao gồm nhà cổ, đền chùa, nhà thờ, hội quán, giếng cổ,…
Nổi bật nhất đó là những dãy nhà cổ được xây dựng đan xen nhau, tạo nên một khu phố mang đậm kiến trúc hoài cổ.
Những di tích nổi bật của phố cổ Hội An như: Chùa Cầu – nơi giao thoa văn hóa Việt – Nhật, Nhà cổ Quân Thắng, Hội Quán Phúc Kiến, Hội Quán Triều Châu, Hội Quán Quảng Đông,…
Thời điểm lý tưởng để du lịch Hội An
Tháng 2 – 4 trong năm, thời tiết ít mưa, mát mẻ, là khoảng thời gian thích hợp cho chuyến khám phá Hội An.
Nếu yêu thích du lịch biển, du khách cũng có thể đến Hội An vào tháng 5-7. Cù Lao Chàm, biển An Bàng, Cửa Đại là những gợi ý cho chuyến đi mùa hè đến thiên đường biển đảo Hội An.
Nếu đến Hội An vào các tháng cuối năm tháng 10 – 12, bạn sẽ được trải nghiệm chèo thuyền, ngắm những căn nhà phố cổ ngập chìm trong biển nước.
Một số lưu ý khi du lịch Hội An
Hội An nổi tiếng bởi sự mến khách, thân thiện của người dân cùng nét đẹp cổ kính, mà không kém phần lãng mạn. Để giữ được nét đẹp vốn có này, du khách cần lưu ý một số điều sau khi đến với Hội An:
- Đến Hội An, nếu du khách muốn tham quan khu vực di sản, hãy mua vé ở quầy phục vụ và nên giữ lại tấm vé đã mua để có thể vào khu vực di sản bất cứ thời điểm nào.
- Khi tham quan các khu di tích hoặc bảo tàng, du khách nên ăn mặc phù hợp, trang nghiêm đúng với thuần phong mỹ tục của người Việt. Hạn chế chen lấn, xô đẩy hay lớn tiếng đặc biệt trong những khu vực đông người.
- Nếu như là người mở hàng đầu tiên của một gian hàng nào đó, quý khách nên mua ít nhất một món đồ, cho dù là nhỏ. Đặc biệt, trước khi chọn mua bất kỳ món đồ nào, du khách nên thương lượng trước giá cả để tránh mua hàng bị “hớ” hoặc “chặt chém” quá mức.
- Du khách tuyệt đối không nghe theo những lời mời mọc, chèo kéo khách. Mà hãy nhờ sự tư vấn của nhân viên lễ tân khách sạn hoặc những người đã từng có kinh nghiệm du lịch Hội An nếu muốn ăn uống, khám phá một điểm đến nào đó.
Hình ảnh đẹp ở Hội An
Cùng chiêm ngưỡng Hội An ở nhiều góc độ khác nhau nhé. Chắc chắn bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên bởi vẻ đẹp tĩnh lặng hiền hòa của từng con phố đấy.
Xem thêm:
Qua những nội dung mà Cmm.edu.vn cung cấp trên đây chắc hẳn bạn đã biết Phố cổ Hội An ở đâu? Đừng quên chia sẻ những thông tin thú vị này đến với nhiều người hơn nhé.
Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp