Tổng hợp

Từ Nguyên Nhân, Hoàn Cảnh, Diễn Biến Và Kết Quả

Phong trào Cần Vương nổ ra khi nào, kết thúc ra sao? Và ý nghĩa phong trào Cần Vương là gì? Cùng Cmm.edu.vn tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết sau nhé.

Cần Vương nghĩa là gì?

tim hieu y nghia phong trao can vuong 1

Bạn đang xem bài: Từ Nguyên Nhân, Hoàn Cảnh, Diễn Biến Và Kết Quả

Ý nghĩa phong trào Cần Vương là gì? Tại sao lại gọi là Cần Vương?

Cần vương có nghĩa là giúp vua.

Trước thời nhà Nguyễn ở Việt Nam, có rất nhiều lực lượng sẵn sàng giúp vua như ở thời Lê sơ, các cánh quân đã hưởng ứng lời kêu gọi của vua Lê Chiêu Tông chống lại Mạc Đặng Dung.

Tuy nhiên, phong trào này đã không để lại được những dấu ấn đặc biệt, cho đến phong trào cần Cần Vương thì người ta mới trầm trồ và nghĩ đến ngay một phong trào chống Pháp xâm lược.

Tóm tắt diễn biến phong trào Cần Vương

Nguyên nhân bùng nổ

Ý nghĩa phong trào Cần Vương là gì? Nguyên nhân bùng nổ của phong trào Cần Vương là gì?

Ngày 13/07/1885, Tôn Thất Thuyết đã nhân danh vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương, kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua đánh giặc.

Hoàn cảnh

tim hieu y nghia phong trao can vuong 2

Ý nghĩa phong trào Cần Vương là gì? Hoàn cảnh nào dẫn đến sự ra đời của phong trào Cần Vương?

Sau Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, Pháp đã thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kì và Trung Kì, hoàn thành cơ bản việc xâm lược Việt Nam.

Phái chủ chiến trong triều đình Huế, đại diện là Tôn Thất Thuyết mạnh tay hành động, đưa Hàm Nghi lên ngôi, bí mật tích trữ lương thảo, xây dựng sơn phòng và vũ khí để chuẩn bị chiến đấu.

Đêm ngày 4 rạng ngày 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công Pháp ở đồn Mang Cá, toà Khâm sứ.

Cuộc chiến đấu diễn ra rất ác liệt. Pháp phản công, Tôn Thất Thuyết vội đưa vua Hàm Nghi chạy ra sơn phòng ở Tân Sở (Quảng Trị).

Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết mượn danh vua Hàm Nghi đề ra chiếu Cần Vương kêu gọi sĩ phu, văn thân và nhân dân cả nước đứng lên kháng chiến giúp vua.

Diễn biến

Trước khi đi vào phân tích ý nghĩa phong trào Cần Vương là gì?, cùng tìm hiểu diễn biến của phong trào này nhé.

Giai đoạn 1: (1885 – 1888)

Đặc điểm: Có sự chỉ đạo thống nhất của triều đình

Lãnh đạo: Các văn thân và sĩ phu yêu nước

Lực lượng: Toàn thể nhân dân

Địa bàn: Trung Kì và Bắc Kì

Kết quả: Vua Hàm Nghi bị bắt và bị đày sang Angieri do Trương Quang Ngọc phản bội.

Giai đoạn 2: (1888-1896)

Đặc điểm: Không còn có sự chỉ đạo thống nhất của triều đình.

Lãnh đạo và lực lượng: Các văn thân và sĩ phu yêu nước và toàn thể nhân dân.

Địa bàn: Thu hẹp, chuyển lên vùng trung du miền núi và quy tụ lại thành những trung tâm lớn.

Kết quả: Phong trào thất bại do lực lượng còn mỏng và chưa có người chỉ huy thống nhất, sách lược không rõ ràng.

Ý nghĩa của phong trào Cần Vương là gì

tim hieu y nghia phong trao can vuong 3

Sau khi tìm hiểu về diễn biến, cùng khám phá xem ý nghĩa phong trào Cần Vương là gì nhé.

Phong trào Cần Vương tuy thất bại nhưng để lại ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với lịch sử dân tộc.

Phong trào là sự tiếp nối truyền thống yêu nước, ý chí kiên cường, bất khuất của nhân dân Việt Nam. Phong trào cũng là ngọn đuốc khởi đầu cho những phong trào đấu tranh yêu nước sau này của nhân dân ta.

Những bài học kinh nghiệm xương máu mà phong trào Cần Vương đã để lại cho dân tộc là:

  • Xây dựng căn cứ địa kháng chiến vững chãi, địa hình thuận lợi
  • Tổ chức và xây dựng lực lượng chiến đấu có bài bản, có sách lược rõ ràng
  • Phối hợp nhiều hình thức, phương pháp đấu tranh để linh hoạt đối phó với địch trong mọi tình huống
  • Đường lối lãnh đạo đúng đắn, thống nhất của người chỉ huy

Tính chất của phong trào Cần Vương

Ý nghĩa phong trào Cần Vương là gì? Tính chất của phong trào này là gì?

Đây là phong trào yêu nước chống thực dân Pháp thể hiện tính dân tộc sâu sắc và còn theo ý thức của hệ phong kiến.

Mục đích của phong trào Cần Vương là đánh đuổi quân xâm lược Pháp, khôi phục lại nhà nước phong kiến đã sụp đổ.

Tuy nhiên, mục đích cao cả nhất vẫn là đánh giặc cứu nước, cứu dân tộc.

Trên yêu cầu chung của dân tộc đó, tưởng chừng phong trào sẽ lẫy lừng chiến thắng, nhưng do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan đã dẫn đến thất bại và để lại nhiều bài học đáng giá.

Vậy ý nghĩa phong trào Cần Vương là gì? Và nguyên nhân thất bại của phong trào này bắt nguồn từ đâu? Cùng tìm hiểu ở mục tiếp theo.

Nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương

tim hieu y nghia phong trao can vuong 4

Sau khi tìm hiểu tính chất và ý nghĩa phong trào Cần Vương là gì, cùng xem tại sao phong trào này lại thất bại nhé.

Tính chất địa phương: Các lãnh đạo của phong trào ở các địa phương thường đầu hàng hoặc bỏ trốn, khiến cho phong trào chưa kịp lan rộng đã nhanh chóng bị dập tắt.

Thiếu sự quy tụ và đường lối lãnh đạo: Phương hướng hoạt động và tổ chức chính là hai thứ quan trọng nhất trong một phong trào đấu tranh.

Tuy nhiên ở phong trào Cần Vương vẫn chưa được chỉnh chu về phương hướn cũng như tổ chức còn chưa thống nhất.

Quan hệ với nhân dân: Các đạo quân đi cướp bóc của dân chúng, không gây được niềm tin ở dân chúng.

Vì vậy, lực lượng nhân dân cũng không thể tin theo phong trào và làm theo để chống lại quân giặc.

Mâu thuẫn sắc tộc: Chính sách sa thải các quan chức Việt cho dân tộc thiểu số quyền tự trị đã đẩy những người thuộc sắc tộc này về phe của Pháp.

Nhờ sự thông thạo địa hình, những người dân tộc thiểu số này đã giúp Pháp rất nhiều trong việc phản công du kích, đánh bại quân ta.

Vũ khí và lực lượng chênh lệch: Vũ khí còn thô sơ, không thể đánh lại những trang thiết bị tối tân hiện đại của quân Pháp.

Hơn nữa, lực lượng quân ta còn mỏng và yếu, cũng không thể chiến đấu lại quân giặc quá đông, quá hiểm ác.

Xem thêm:

Trên đây là tất tần tật quá trình diễn ra phong trào Cần Vương, cũng như những ý nghĩa phong trào Cần Vương đã để lại cho những phong trào yêu nước về sau ở Việt Nam. Đừng quên theo dõi Cmm.edu.vn để theo dõi nhiều thông tin hữu ích nhé.

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button