Là gì

Chẩn đoán hay chuẩn đoán đúng chính tả?

Chẩn đoán hay chuẩn đoán là một trong những cặp từ hay bị nhầm lẫn trong tiếng Việt. Vậy, chuẩn đoán là gì, chẩn đoán là gì, từ nào mới đúng chính tả. Mời các bạn đọc bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

chuan doan hay chan doan 700

Bạn đang xem bài: Chẩn đoán hay chuẩn đoán đúng chính tả?

Chẩn đoán là gì?

Chẩn đoán là một từ Hán Việt từ ghép lại từ “chẩn” và từ” đoán”.

“Chẩn” có nghĩa là xác định, phân biệt dựa trên những triệu chứng, dấu hiệu có sẵn.

“Đoán” có nghĩa là dựa vào những có sẵn, đã biết để tìm ra, suy ra những điều còn chưa rõ hoặc chưa xảy ra.

Vì vậy, chẩn đoán có nghĩa là sự xác định tính chất, nguyên nhân và kết quả của sự vật, hiện tượng, bằng cách sử dụng biện luận, phân tích và kinh nghiệm.

Trong y học, “chẩn đoán” có nghĩa là bác sĩ đưa ra kết luận về bệnh của bệnh nhân thông qua biểu hiện cách triệu chứng, kết quả xét nghiệm. Do mỗi bệnh nhân lại có những biểu hiện bệnh khác nhau, vậy nên các bác sĩ chỉ chẩn đoán chứ không thể nào chắc chắn 100% về kết luận đưa ra.

Ví dụ:

Theo chẩn đoán phát hiện bệnh viêm cơ.

Chuẩn đoán là gì?

“Chuẩn đoán” không hề có trong kho từ điển Tiếng Việt. Đây là từ sai chính tả do người dùng nhầm lẫn với từ chẩn đoán vì các cách phát âm gần giống nhau.

Như vậy, chẩn đoán mới là từ đúng chính tả, còn chuẩn đoán là từ sai chính tả. Hy vọng qua bài viết trên, các bạn sẽ không còn bị nhầm lẫn giữa 2 từ này nữa.

Một số cặp từ khác trong tiếng Việt thường bị nhầm lẫn, mời các bạn tham khảo để tránh bị sai chính tả khi sử dụng: Luyên thuyên, huyên thuyên hay huyên thiên; ‘suýt nữa’ hay ‘xuýt nữa’; xịn sò hay xịn xò…

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Là gì

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button