Với sự phát triển của công nghệ thông tin và các trang mạng xã hội vậy nên thế giới trẻ có thể nhanh chóng cập nhật nhưng tin tức cũng như chia sẻ những thông tin mới đến nhiều người trong tíc tắc.
Nếu bạn thường xuyên trò chuyện hoặc theo dõi những comment của các bạn trẻ trên mạng xã hội sẽ thấy giới trẻ sử dụng rất nhiều và khá thường xuyên những từ dạng như: mày xàm quá đi hoặc xàm lồng, xàm xí… Vậy xàm là gì? Hiểu như thế nào cho đúng. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Quản trị mạng để đi tìm câu trả lời cho mình nhé.
Bạn đang xem bài: Xàm là gì? Hiểu như thế nào cho đúng
Xàm có nghĩa là gì?
Xàm là một từ xuất hiện từ khá lâu về trước chứ không phải mới xuất hiện gần đây. Đặc biệt từ này được bắt nguồn từ trong Nam chứ không phải từ viết tắt trong tiếng Anh. Sau khi xuất hiện trên mạng xã hội, từ xàm này nhanh chóng được các bạn trẻ cập nhật và sử dụng trên khắp cả nước.
Xàm là từ có hai nghĩa. Tùy theo từng cuộc hội thoại và hoàn cảnh cuộc nói chuyện mà bạn nên hiểu xàm theo nghĩa nào.
Xàm diễn tả sự quen thuộc, lặp đi lặp lại liên tục
Ở trường nghĩa Thứ nhất, xàm được hiểu theo nghĩa là câu chuyện lặp đi lặp lại hoặc quá đỗi quen thuộc với người nghe. Trong hoàn cảnh này, xàm sẽ đóng vai trò là một tính từ thể hiện cảm xúc chán chường, phát ngấy của người nghe về một câu chuyện hay một hành động nào đó của người khác.
Ví dụ: Mày đừng nói xàm nữa được không?
Mày bớt xàm lồng đi, nghe mãi nhức cả đầu.
Xàm diễn tả sự kinh thường, nhạt nhẽo
Ở trường nghĩa Thứ hai, xàm sẽ mang ý nghĩa là nhạt nhẽo vô vị, khi câu chuyện mà đối phương kể khiến bạn không thấy nó có gì hấp dẫn và đáng chú ý đến cả. Ngoài ra, cảm xúc người nói trong câu này thường là không quan tâm hay thậm chí là khinh thường một sự vật, hiện tượng, con người nào đó mà họ được tiếp xúc. Từ “xàm” mang ý nghĩa này được rất nhiều người sử dụng trong cuộc sống.
Ví dụ: Mày nói năng xàm quá, tao chả thèm quan tâm đâu.
Kể câu chuyện xàm hết sức mà, ai mà tin được
Hy vọng bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về ý nghĩa của những từ trong tiếng Việt.
Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Là gì