Khác với việc mua sản phẩm – bạn sẽ biết rõ công dụng, tính năng, thời hạn giao hàng và sự cam kết rõ ràng từ nhà cung cấp, việc thuê một luật sư tư vấn sẽ phức tạp hơn và không có gì là đảm bảo ở kết quả cuối cùng.
Quy tắc đạo đức hành nghề không cho phép các luật sư thoải mái hứa hẹn về kết quả mà khách hàng nhận được, vì mọi quyền quyết định sẽ thuộc về tòa án.
Bạn đang xem bài: Vì sao lựa chọn luật sư giỏi tại Việt Nam lại khó đến như vậy?
Nếu bạn gặp một luật sư buông lời cam kết – đồng nghĩa họ đang lừa dối bạn cũng như vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Vì nếu kết quả vụ án không giống với lời cam kết của họ trước đó – bạn cũng chẳng thể khởi kiện hay yêu cầu họ bồi thường vì pháp luật không quy định về sự cam kết này.
Đồng nghĩa, bạn sẽ khó kiểm soát chất lượng các dịch vụ pháp lý. Trong cùng một vụ việc – một luật sư Việt Nam (vietnam law firm) giỏi sẽ có đạo đức và làm việc tận tâm hơn.
Họ sẽ đặt mình vào trường hợp của khách hàng để cảm nhận những khó khăn mà bạn đang gặp phải và dành thời gian nghiên cứu hồ sơ cũng như thu thập các chứng cứ để bảo vệ bạn.
Điều khó khăn nhất khi chọn một luật sư uy tín là không thể nào đưa ra một tiêu chí chung để đo lường và đánh giá trách nhiệm của họ trong vụ việc.
Khi lựa chọn một luật sư bất kỳ, bạn thường phải chi trả 50% phí dịch vụ ngay khi ký hợp đồng. Nghĩa là dù kết quả tại tòa thắng hay thua thì bạn cũng phải thanh toán 50% còn lại.
Thuê luật sư tại Việt Nam cần lưu ý những gì?
1. Trực tiếp lựa chọn luật sư
Kể cả khi bạn ký kết hợp đồng với một công ty luật hay văn phòng luật sư nào đóng – bạn sẽ không biết được ai sẽ trợ giúp cho mình. Thông thường những đơn vị này sẽ cử một luật sư đại diện cho bạn để tranh tụng trước tòa.
Đừng nên giao phó việc chọn luật sư đại diện cho họ, hãy yêu cầu công ty luật cung cấp thông tin cụ thể về vị luật sư mà họ dự định phân công để bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về kỹ năng và danh tiếng của người này.
Thêm vào đó, bạn chỉ nên ký hợp đồng khi đã trực tiếp gặp gỡ và trao đổi với họ, đồng thời dựa vào cảm nhận của mình có đủ tin tưởng vào nhân cách của luật sư đó hay không rồi hãy quyết định.
2. Không chọn những luật sư đưa ra lời cam kết
Như đã đề cập ở trên, không ai biết trước kết quả xét xử tại tòa. Nếu một luật sư vội đưa ra những lời cam kết về kết quả – chắc chắn họ không làm việc chuyên nghiệp và kỹ năng cũng cần xem xét lại.
3. Đánh giá đạo đức của luật sư
Tiêu chí tìm một luật sư giỏi là quan trọng nhất, nhưng bạn cũng cần xem xét về yếu tố nhân cách và đạo đức làm việc của luật sư đó.
Một luật sư giỏi sẽ chẳng còn ý nghĩa nếu thiếu nhân cách, điều này có khi khiến bạn tốn kém và thiệt hại hơn rất nhiều. Một luật sư uy tín, làm việc tận tâm với nghề mới là người bạn có thể đặt niềm tin.
Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp