Giới thiệu

Khái quát về trường

Cách đây hơn một nửa thế kỷ, Lớp công nhân Đo đạc đầu tiên được thành lập theo Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05/09/1968 của Bộ Nông trường (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đóng trên địa bàn huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây (nay là Thành phố Hà Nội).

Đến cuối năm 1969, để đáp ứng nhu cầu và nhiệm vụ mới,từ lớp học ban đầu đó đã được nâng cấp thành thành trường Trung cấp Đo đạc – Bản đồ và chuyển về địa điểm mới là xã Hà Dương, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá(nay là phường Ba Đình, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá).tai nguyen moi truong 3

Trong suốt quá trình đó, nhà trường đã được đổi tên một số lần cho phù hợp với tên của cơ quan chủ quản và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao như: Trường Trung học Đo đạc – Bản đồ và Quản lý ruộng đất, trường Trung học Quản lý ruộng đất, trường Trung họcĐịa chính Trung ương II, trường Trung học Tài nguyên và Môi trường Trung ương…

Năm 2008, trường Trung học Tài nguyên và Môi trường Trung ương được nâng cấp thành trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung theo Quyết định số 4164/QĐ- BGD&ĐT ngày 28/07/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Đây được xem là một bước phát triển mới, một dấu mốc quan trọng và ghi nhận những kết quả sau 40 năm xây dựng nhà trường.

Gần 10 năm Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung đi vào hoạt động, cùng với rất nhiều thuận lợi là những khó khăn, thách thức như: Nhu cầu về trình độ đào tạo trong xã hội, vị trí địa lý, thị hiếu người học vv… Tập thể nhà trường vẫn luôn luôn đoàn kết, thống nhất để giữ vững sự ổn định của nhà trường.

Năm 2018, Phân hiệu Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tại tỉnh Thanh Hóa đã được thành lập trên cơ sở Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung. Đây tiếp tục là một bước phát triển mới, một dấu mốc rất quan trọng đối với Phân hiệu; mở ra một tương lai và triển vọng tốt đẹp, góp phần vào công tác đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao (đại học và trên đại học) cho ngành tài nguyên và môi trường, cũng như cho xã hội .

Qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, từ lớp Công nhân Đo đạc đầu tiên đến Trường Trung cấp Đo đạc – Bản đồ trước đây, nay là Phân hiệu Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tại tỉnh Thanh Hóa, là cả một chặng đường dài đi qua nửa thế kỷ. Nhà trường đã đạt được nhiều kết quả hết sức to lớn trong công tác đào tạo cán bộ cho ngành Quản lý ruộng đất, Quản lý đất đai, Trắc địa bản đồ, Nông hóa thổ nhưỡng, Địa chính và nay là Tài nguyên và Môi trường.

Riêng trong giai đoạn 1998 – 2005, nhà trường đã đào tạo Trình độ Trung cấp chuyên nghiệp ngành Quản lý đất đai cho hàng nghìn cán bộ Địa chính cấp xã lúc bấy giờ tại 30 tỉnh thành trong cả nước, từ Hà Giang đến CầnThơ. Đặc biệt ở một số tỉnh có tới 80 – 90% đội ngũ cán bộ Địa chính cấp xã được nhà trường đào tạo như Đắk Lắk, Thanh Hóa, Nghệ An, Gia Lai, Quảng Bình,….

Những kết quả đó là niềm tự hào, là mốc son, là bằng chứng được ghi nhận trong quá trình xây dựng và phát triển của nhà trường.

Nói một cách khiêm tốn và giản dị rằng: Trường “Bỉm Sơn” là cái nôi đào tạo cán bộ trình độ Trung cấp chuyên nghiệp cho ngành Quản lý ruộng đất hay Địa chính, tập trung chủ yếu ở cấp xã và cấp huyện, cũng như đoàn, đội đo đạc trên phạm vi toàn quốc.

Trong hơn 50 năm qua, dù có những lúc thăng trầm, lúc thuận lợi, lúc khó khăn nhưng tập thể lãnh đạo, giảng viên và người lao động của nhà trường đều đoàn kết, thống nhất vượt khó vươn lên hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ do cấp trên giao cho.

Hơn 50 năm qua; Đảng, Nhà nước, địa phương, Tổng cục, Bộ chủ quản đã ghi nhận và vinh danh nhiều kết quả mà nhà trường đạt được. Cụ thể là nhà trường đã được tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba và rất nhiều bằng khen, cờ thi đua của lãnh đạo các cấp. Nhiều cá nhân và đơn vị trực thuộc nhà trường cũng đã được tặng thưởng Huân chương, bằng khen.

Trường Cao đẳng Tài Nguyên và Môi Trường miền Trung

Đội ngũ giảng viên
Hiện nay với đội ngũ giảng viên gần 70 người (trong tổng số 93 người của toàn Phân hiệu), đã cơ bản có trình độ thạc sỹ, 01 giảng viên đã có trình độ tiến sỹ và nhiều giảng viên đang làm tiến sỹ ở trong và ngoài nước.

Cơ sở vật chất
1. Tổng diện tích đất của Phân hiệu là: 45.781,6m2 (4,6 ha)

2. Diện tích nhà làm việc: 9.017 m2

3. Diện tích các công trình xây dựng khác: 5.893 m2

4. Khu giảng đường:

+ Tổng số phòng học: 20 phòng học

+ Tổng diện tích xây dựng: 2.037m2

5. Ký túc xá sinh viên:

+ Tổng số phòng: 60 phòng

+ Diện tích: 3.216 m2

6. Diện tích thư viện, phòng thí nghiệm, thực hành, thực tập và các công trình phụ trợ khác: : 2.700m2

7. Tổng giá trị các phòng công nghệ, phòng thí nghiệm, thư viện phục vụ công tác thực hành, thực tâp là:

a. Khoa Đại cương:

+ Phòng học ngoại ngữ 1: 675.722.850 VNĐ

+ Phòng học ngoại ngữ 2: 366.264.462 VNĐ

+ Phòng máy tính: 661.664.760 VNĐ

b. Khoa Môi trường:

+ Phòng thí nghiệm môi trường: 6.266.971.281 VNĐ

+ 01 Phòng máy tính: 654.623.505 VNĐ

c. Khoa Trắc địa, Bản đồ và Thông tin địa lý:

+ Phòng máy tính: 341.047.278 VNĐ

+ Phòng máy quang cơ: 1.290.768.315 VNĐ

+ Phòng máy toàn đạc điện tử: 3.805.413.505 VNĐ

+ Phòng đo ảnh: 1.149.280.000 VNĐ

d. Khoa Quản lý đất đai:

Phòng máy tính: 453.570.530 VNĐ

e. Thư viện điện tử: 3.897.322.437 VNĐ

Địa chỉ: Số 4 – Đường Trần Phú – Phường Ba Đình
Thị xã Bỉm Sơn – Tỉnh Thanh Hóa
Điện Thoại: 0373.824.252 – 0373.824.175
Fax: 0373.824.030 *
Website: cmm.edu.vn
Email: caodangmt@yahoo.com

Back to top button