Hằng năm cứ đến ngày giỗ tổ Hùng Vương (10/3 ÂL), hàng triệu đồng bào Việt Nam hành hương hướng về cội nguồn tại đền Hùng, Phú Thọ. Hình ảnh hàng triệu người hướng về ngày giỗ tổ vua Hùng Vương thể hiện tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam và đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
Ngày Giỗ tổ Hùng Vương trong năm nay (2019) cũng sắp đến gần, hàng triệu người đang mong đợi đến ngày này để cùng đến đền Hùng dâng hương. Trong bài viết này cmm.edu.vn xin gửi đến các bạn đọc những ảnh đẹp ngày Giỗ tổ Hùng Vương đáng nhớ và ý nghĩa trong vừa rồi.
Bạn đang xem bài: +215 ảnh đẹp ngày Giỗ tổ Hùng Vương (10/3)
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”
Nguồn gốc ngày giỗ Tổ Hùng Vương
Truyền thuyết kể rằng Tổ Phụ Lạc Long Quân lấy Tổ Mẫu Âu Cơ sinh ra 100 con, 50 con theo Cha xuống biển, 50 con theo Mẹ lên núi và con cả được truyền ngôi lấy hiệu là Hùng Vương.
Thường thường nói đến giỗ Tổ là nói đến giỗ Tổ Hùng Vương. Nhưng niên hiệu lập quốc là năm 2879 tr.CN, thời Kinh Dương Vương, người sáng lập ra họ Hồng Bàng.
Kinh Dương Vương lấy Long Nữ sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sinh ra Hùng Vương. Hùng Vương là cháu đích tôn của Kinh Dương Vương. Giỗ Tổ vì vậy phải là giỗ Tổ Kinh Dương Vương. Trong thời khai quốc, Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Hùng Vương đều là những Tổ Phụ quan trọng của nòi giống Lạc Hồng.
Giỗ Tổ vì thế nên cũng nhớ đến các Tổ Phụ Tổ Mẫu thời khai quốc, không nên chỉ nhớ đến Hùng Vương không mà thôi.
Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là các thủy tổ của người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng. Thời kỳ Hùng Vương là một giai đoạn rất quan trọng trong lịch sử dân tộc. Chính thời kỳ này đã xây dựng nên một nền tảng của dân tộc Việt Nam, nền tảng văn hóa Việt Nam và truyền thống yêu nước. Trải qua 18 đời vua Hùng với những biến cố lịch sử, những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đã chứng minh được lòng yêu nước, tinh thần dân tộc đồng lòng của cả dân tộc ta.
Ý nghĩa ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3
Ngày giỗ tổ chính là ngày lên ngôi của vua đầu tiên, ngày khởi đầu của vương triều thứ nhất, ngày bắt đầu của Lịch sử quốc gia.
Cứ ngày 10 tháng 3 âm lịch người người trẩy hội đến với Đền Hùng – tìm về nguồn cội của mình. Lễ hội là dịp để con Lạc, cháu Hồng hành hương về nơi đã sinh ra dân tộc Việt Nam anh hùng – một dân tộc chưa biết cúi đầu khuất phục bất kỳ một tên giặc ngoại xâm nào, kể cả những tên hùng mạnh nhất trên thế giới như Pháp và Mỹ.
Đây không chỉ thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc của mỗi người Việt Nam mà còn trở thành niềm kiêu hãnh đối với các dân tộc đã, đang đấu tranh vì hòa bình, độc lập, tự do và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới; bạn bè khắp năm châu cảm phục, kính nể dân tộc Việt Nam anh hùng.
Có thể nói ngày 10 tháng 3 hàng năm là ngày duy nhất có được của toàn thể người Việt mà sự hân hoan tự nhiên phát ra từ đáy lòng, là ngày giờ linh thiêng khiến giữa tất cả người Việt với nhau thực sự không có sự ngăn cách nào dù mong manh nhất.
Ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm đã trở thành “điểm hẹn” tâm linh trong mỗi người dân nước Việt. Cứ đến ngày này, dù ai ở xa, dù ai đang bận rộn, dù đi đâu về đâu, cũng tìm đường về chân núi Nghĩa Lĩnh dâng hương tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước.
Ngày 6/1/2001, chính phủ ban hành Nghị định số 82/2001/NĐ-CP, quy định về quy mô, nghi lễ tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương và lễ hội Đền Hùng hàng năm. Ngày 10 tháng 3 trở thành ngày Quốc Giỗ của cả dân tộc.
Lễ hội đền Hùng với phần tế lễ và phần hội luôn mang đậm văn hóa truyền thống. Phần tế lễ được cử hành trọng thể mang tính Quốc lễ. Lễ vật dâng cúng là “lễ tam sinh”, là bánh chưng, bánh dày, xôi nhiều màu… Nhạc khí cử hành là trống đồng cổ. Với những nghi lễ văn hóa đậm nét, cả dân tộc trong một khoảnh khắc linh thiêng cùng nhau hướng về nguồn cội của mình.
Người dân ở khắp mọi miền đất nước dâng lên vua Hùng những sản vật tiêu biểu của văn hóa truyền thống, đó là bánh chưng, bánh dày, xôi nhiều màu…
Tháng 12/2012, tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng của dân tộc Việt Nam đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Sự công nhận của thế giới trước tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng chính là sự đánh giá tầm quan trọng bậc nhất việc một dân tộc luôn biết gìn giữ văn hóa nguồn cội trong “vòng xoáy” hội nhập.
“Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3”, lễ giỗ Tổ đang đến rất gần- đó không chỉ là ngày hội quần tụ của cả dân tộc, còn là ngày để chúng ta- mỗi người dân Việt khẳng định sức mạnh giống nòi, và sức trường tồn mãnh liệt của văn hóa dân tộc.
Nghi thức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch hằng năm
dir=”ltr”>
Bộ Văn hóa hướng dẫn nghi thức tưởng niệm các Vua Hùng. Trong Công văn số 796/HD-BVHTTDL ngày 18/3/2009 đã ghi rõ Lễ phẩm bao gồm:
Bánh dày 18 chiếc (dâng lên 18 đời Vua Hùng) – Bánh chưng 18 chiếc (dâng lên 18 đời Vua Hùng) – Hương hoa, nước, trầu, cau, rượu và ngũ quả.
Bánh dày hình tròn, tượng trưng cho Trời, thường không có nhân. Bánh chưng hình vuông, tượng trưng cho Đất, bên trong có nhân mặn.
Bên cạnh hướng dẫn đó thì lễ vật dâng cúng trong các buổi tế lễ Hùng Vương hầu hết ở các địa phương gần như giống nhau, đều có xôi, oản, hoa quả, rượu, hương, gạo muối, bánh chưng bánh dày, gà luộc (bắt buộc phải là gà trống thiến), thịt lợn (bắt buộc là lợn đen).
Lịch nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương 10/3 Âm lịch
Theo thông báo của Bộ LĐTB&XH, về việc nghỉ lễ, tết năm 2019 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, sau dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, người lao động sẽ được nghỉ tổng cộng 8 ngày dịp giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4-1/5.
Trong đó, dịp giỗ Tổ Hùng Vương năm nay, người lao động được nghỉ 3 ngày và dịp lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng 30/4 và Ngày Quốc tế lao động 1/5 được nghỉ 5 ngày liên tục.
Giỗ tổ Hùng Vương năm 2019 rơi vào Chủ Nhật 14/4, người lao động sẽ được nghỉ bù 1 ngày vào thứ Hai 15/4. Cộng thêm ngày nghỉ cuối tuần là ngày thứ Bảy, công chức, viên chức được nghỉ Giỗ tổ Hùng Vương 2019 tổng cộng 3 ngày, từ thứ Bảy 13/4 đến hết thứ Hai 15/4.
Những hình ảnh đẹp và đáng nhớ về ngày Giỗ tổ Hùng Vương (10/3)
Các hoạt động phần lễ và phần hội trong Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng năm 2018 diễn ra trong 5 ngày, từ ngày 21 đến hết ngày 25/4 (tức ngày 6 đến ngày 10/3 năm Mậu Tuất).
Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Hình ảnh đẹp