Văn mẫu lớp 11

Phân tích đoạn 2 bài thơ Vội vàng (dàn ý – 10 mẫu)

Phân tích đoạn 2 bài thơ Vội vàng (dàn ý – 10 mẫu)

Phân tích đoạn 2 bài thơ Vội vàng (dàn ý – 10 mẫu)

Bài văn Phân tích đoạn 2 bài thơ Vội vàng gồm dàn ý phân tích chi tiết, sơ đồ tư duy và 10 bài văn phân tích mẫu hay nhất, ngắn gọn được tổng hợp và chọn lọc từ những bài văn hay đạt điểm cao của học sinh lớp 11. Hi vọng với
10 bài phân tích đoạn 2 bài thơ Vội vàng này các bạn sẽ yêu thích và viết văn hay hơn.

Đề bài: Phân tích đoạn 2 trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu.

Bạn đang xem bài: Phân tích đoạn 2 bài thơ Vội vàng (dàn ý – 10 mẫu)

Bài giảng: Vội vàng – Cô Thúy Nhàn (Giáo viên VietJack)

Dàn ý Phân tích đoạn 2 bài thơ Vội vàng

Dàn ý – mẫu 1

1. Mở bài:

– Giới thiệu bài thơ Vội vàng và khái quát nội dung của khổ 2.

2. Thân bài:

* Điều lo sợ:

– Sự chảy trôi của thời gian: xuân tới → xuân qua; xuân non → xuân già

– Lòng người rộng lớn với khát khao → lượng trời chật hẹp → đời người ngắn ngủi → thành xuân hữu hạn.

* Lời thúc giục sống vội:

– Vạn vật nhuốm màu phải tàn, chia ly

– Hãy tận hưởng mọi thứ nhân lúc trời còn tươi, xuân còn thắm

– Hãy sống hết mình khi sức còn trẻ, đam mê còn chưa thoả

3. Kết bài:

– Cảm nghĩ về đoạn thơ.

Dàn ý – mẫu 2

1. Mở bài:

Giới thiệu về đoạn 2 bài thơ Vội vàng

2. Thân bài: phân tích đoạn 2 của bài thơ Vội vàng

a. Mở đầu đoạn thơ: Nỗi vui sướng vội vàng và chớp nhoáng của nhà thơ

Sự đam mê về thiên nhiên, cuộc sống hòa lẫn sự lo lắng về quả nhanh của thời gian, của bộn bề cuộc sống

b. Tác giả ý thức về sự hữu hạn của thời gian:

– Thời gian ngày càng trôi đi

– Con người, mọi vật đều sẽ thay đổi theo thời gian

– Tác giả cảm thấy lo lắng, sợ hãi trước sự trôi đi của thời gian

c. Tình yêu cuộc sống cuồng nhiệt của tác giả:

– Khát vọng sống vô cùng để cùng hòa nhịp với cuộc sống của tác giả

– Yêu cuộc sống đến nồng nàn, tha thiết

– Niềm ham sống, ham được sống và chưa toại nguyên cuộc sống mình đang sống

3. Kết bài:

Nêu cảm nhận của em về đoạn 2 bài thơ Vội Vàng

Sơ đồ Phân tích đoạn 2 bài thơ Vội vàng

Phân tích đoạn 2 trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Phân tích đoạn 2 bài thơ Vội vàng – mẫu 1

Xuân Diệu là một nhà thơ Mới xuất sắc và đạt nhiều thành tựu của văn học Việt Nam. Một trong những bài thơ hay nhất của ông là bài thơ “Vội vàng” trích trong tập “Thơ thơ”. Thi phẩm mang đến cho đọc giả một bức tranh mùa xuân tươi mới và những cảm quan nhân sinh đầy mới mẻ. Đoạn 2 của bài thơ là đoạn văn thể hiện sâu sắc nhất về triết lý thời gian và cuộc đời.

“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất

Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài thời trẻ của nhân gian.”

Nếu như ở khổ thơ đầu, nhà thơ đã dựng lên bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp với ong bướm, hoa cỏ, đồng nội, yến anh, cùng với đó là tình yêu đến cháy bỏng của người thi sĩ thì đến khổ thơ thứ 2, Xuân Diệu lại thể hiện sự khắc khoải trước những bước đi của thời gian. Dường như, sâu thẳm trong tâm hồn người thi nhân ấy ý thức rất rõ sự chảy trôi đến mức vô tình của thời gian. Trước một mùa xuân với sắc hương rực rỡ quyến rũ mê hoặc ấy, tác giả cũng tận hưởng, cùng thưởng thức đấy thôi nhưng lòng vẫn lo sợ. Lỡ sợ rằng “xuân đương tới” rồi xuân cũng sẽ “đương qua”, xuân còn non không có nghĩa là xuân sẽ không già, bởi mỗi phút giây quá đi là đời người lại thêm ngắn lại. Thời gian chẳng thể níu giữ được mùa xuân, được tuổi trẻ, được thanh xuân, được đời người. Thời gian, tuổi trẻ, chả bao giờ có thể quay lại, bởi thế mà tứng giấy đều phải trân trọng, phải vội vàng sống kẻo lỡ những thành xuân cuộc đời. Sự phối kết hợp những động, tính từ trái nghĩa “tới” – “qua”; ” già”- “non”, đã cho thấy cảm quan của thi nhân trước thời gian đầy tinh tế. Mỗi ngày, mỗi tháng năm qua đi tháng năm qua đi đời người thêm phần ngắn lại, khi mà ta không còn cảm nhận được mùa xuân nữa nghĩa là đời người không còn, sinh thể vĩnh viễn xa rời cuộc đời. Dù biết lòng người thì rộng, còn bao khát khao, bao hoài bão và những ước mơ đấy nhưng biết làm sao được khi thời gian càng rút ngắn, khi lượng trời hữu hạn, tuổi trẻ nhân gian đâu có chịu dài. Cảm nhận được sự vội vã ấy, nhà thơ càng bất an, càng thảng thốt, nghẹn ngào:

“Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại

Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”

Đất trời rộng lớn, vũ trụ bao la, con người nhỏ bé, đời người hữu hạn. Phải chấp nhận sự thật dẫu biết rằng mùa xuân tuần hoàn đấy thôi nhưng tuổi trẻ đâu có tuần hoàn, đâu thể thắm lại những lần như thuở còn sung sức, còn dồi dào nhiệt huyết. Thế nên nỗi tiếc nuối, bâng khuâng rợn ngợp cả đất trời. Mùi chia ly cũng bao trùm lấy cả sự vô tận của thời gian, khoảng không cách biệt của không gian:

Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi

Khắp núi sông vẫn than thầm tiễn biệt

Con gió xinh thì thào trong lá biếc

Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi

Phải chăng sợ độ phai tàm sắp sửa.

Một lẽ thường của tạo hoá, một quy luật trần thế vạn vật đều không tránh khỏi. Vị thời gian rớm màu chia phôi, núi sông than thầm lời tiễn biệt, những cơn gió xuân vốn dạt dào đến thế cũng thều thào trong tiếng nghẹn. Tiếng vàng anh ru khúc nhạc tình cũng đành ngừng lại. Có lẽ chúng đều sợ thời gian, sợ những chia lìa, nước mắt, sợ những phai tàn, héo úa.

“Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…

Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm”

Đến cuối cùng, chẳng bao giờ có thể làm được những điều mình ước muốn nếu cứ mãi đợi chờ, mãi hy vọng. Tiếng “ôi” thật nhẹ nhàng mà cũng thật tha thiết, vừa như hối tiếc lại vừa như thúc giục mọi người hãy hành động, hành động ngay bây giờ:

“Mau đi thôi! mùa chưa ngả chiều hôm”

Hãy nhanh nhanh chạy đua với vũ trụ, với thời gian nhân lúc “mùa chưa ngả chiều hôm”, nhân lúc màu lá phải chưa ngả, mùa chia ly chưa đến. Câu cầu khiến “Mau đi thôi” như một lời thức tỉnh những ai đang u mê ngập chìm trong sự chậm chạp, trễ nải và thơ ơ hãy sống nhanh, sống vội và sống có trách nhiệm. Đừng bỏ lỡ thành xuân bởi những tháng năm sống phí, sống hoài.

Đoạn thơ không quá dài nhưng đã gửi gắm biết bao nhiêu những ân tình của người viết, tác giả đã mang đến cho độc giả, đặc biệt là những người trẻ tuổi một cảm quan mới mẻ về lẽ sống để học tập. Thơ Xuân Diệu phải chăng chính là “tiếng nói của một tâm hồn yêu đời” như thế. Đọc đoạn thơ, em thấy mình cần phải gắng sức mỗi ngày, tận dụng thời gian để sống, học tập và làm việc có ý nghĩa hơn nữa để sống một tuổi trẻ thật đẹp, thật trọn vẹn.

Xuân Diệu được mệnh danh là nhà thơ của mùa xuân và tình yêu, ông mang trong mình tình yêu cháy bỏng với cuộc sống, với thiên nhiên, cũng bởi vì quá yêu cuộc sống mà nhà thơ nhạy cảm, ám ảnh hơn với những bước đi của thời gian.

Phân tích đoạn 2 bài thơ Vội vàng – mẫu 2

Xuân Diệu là một trong những nhà thơ lớn của phong trào Thơ Mới. Nhắc đến Xuân Diệu là nhắc đến một hồn thơ lãng mạn, rạo rực, bâng khuâng. Đó là một tâm hồn luôn thiết tha, gắn bó với cuộc đời. Khát khao giao cảm ấy đã được kết tinh lại trong bài thơ “Vội vàng”. Đây là một trong những bài thơ mang đậm dấu ấn hồn thơ Xuân Diệu và nhất là cảm nhận của ông về thời gian được thể hiện trong khổ 2 bài thơ.

Bài thơ Vội vàng in trong tập Thơ thơ – thi phẩm đầu tay của “Ông hoàng thơ tình” Xuân Diệu. Nếu ở khổ thơ đầu, Xuân Diệu gây ấn tượng với người đọc bằng bức tranh thiên nhiên tươi vui tràn đầy sức sống thì ở những dòng thơ tiếp theo nhà thơ lại thể hiện những suy nghĩ trăn trở về thời gian, về cuộc sống.

Qua đoạn 2, người đọc cảm nhận được nhà thơ Xuân Diệu đã đưa ra những phát hiện về sự chảy trôi của thời gian. Mở đầu đoạn thơ là hai câu thơ với cách ngắt nhịp lẻ 3/5 như một sự vỡ lẽ. Bước chân của thời gian cứ thế mà trôi đi qua từng câu chữ

“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”

Các trạng thái của thời gian lần lượt được nêu ra. Nhưng đó không phải là khung cảnh nhộn nhịp mà là những trạng thái đối lập “đương tới” – “đương qua” và “còn non” – “sẽ già”. Các trạng thái ấy cũng chính là sự tiếp nối của chúng trong vòng xoay của thời gian.

Thời gian vận động không ngừng, mọi thứ cũng không ngừng đổi thay. Nếu trong văn học trung đại, thời gian là một vòng tròn tuần hoàn không ngừng lặp lại của sinh lão bệnh tử. Vì vậy, con người trung đại tuy ý thức được sự nhỏ bé của mình trước dòng chảy của thời gian nhưng rất ít khi ta thấy họ cất lời than thở vì cuộc sống ngắn ngủi. Như Mãn Giác thiền sư từng viết

“Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai”

(Cáo tật thị chúng – Mãn Giác thiền sư)

Nhưng trong thời đại Thơ mới, con người đã ý thức rõ sự hạn hữu của đời người. Thời gian không còn là vòng tròn bất tận mà là một đường thẳng tuyến tính. Trong dòng chảy của thời gian, con người chỉ như một hạt cát nhỏ bé giữa sa mạc. Thời gian vô tận mà đời người hạn hữu. Vì vậy mà đứng trước thời gian con người thường thấy mình nhỏ bé bất lực, chỉ có thể buông xuôi nhìn thời gian qua lẽ tay. Mới khi nào mùa xuân còn tươi đẹp thì mai đây nó sẽ trở nên già cỗi như một quy luật tất yếu

“Hoa nở để mà tàn
Trăng tròn để mà khuyết”

(Hoa nở để mà tàn – Xuân Diệu)

Bước đi của màu xuân cũng là bước đi của thời gian và bước đi của đời người. Phép điệp “nghĩa là” càng nhấn mạnh thêm sự bất ngờ có phần hốt hoảng về dòng chảy của thời gian của cuộc đời. Người ta thường chỉ tiếc mọi thứ khi nó đã qua đi, khi nó chỉ còn là kỷ niệm nhưng Xuân Diệu là tiếc mùa xuân ngay khi nó đang đến, ngay khi ông đang đắm mình trong bức tranh xuân ấy. Đó không chỉ là mùa xuân của đất trời mà còn là mùa xuân của đời người. Phân tích bài thơ vội vàng đoạn 2 để thấy Xuân Diệu còn lấy thời gian của đời người để làm thước đo cho thời gian của vũ trụ.

“Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất
Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật
Không cho dài thời trẻ của nhân gian
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”

Những câu thơ được nối kết nhau bởi từ “xuân”. Điệp từ “xuân” được lặp lại để nhấn mạnh mùa xuân của đất trời cũng như nhấn mạnh mùa xuân của tuổi trẻ. Đó đều là những gì đẹp nhất của đất trời, của đời người. Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2, những tưởng thời gian bốn màu xuân hạ thu đông cứ thể mà chảy trôi mặc kệ sự tồn tại của con người, nhưng trong những dòng thơ của Xuân Diệu chúng lại có mối quan hệ gắn kết với nhau.

Thời gian thiên nhiên kết thúc “xuân hết” nhưng kéo theo đó “tôi cũng hết”. Câu thơ vang lên như nhue một tiếng thở dài cùng đất trời. Tuổi trẻ qua đi thì sự tồn tại của “tôi” cũng trở nên vô nghĩa. Bởi tuổi trẻ qua đi, tình yêu không còn thì mọi thứ cũng cứ thế mà trôi đi cùng dòng chảy của thời gian. “Lòng tôi” và “lượng trời” vốn đã là hai thế cực tương phản của sự hạn hữu và vô hạn.

Tuy nhiên trong góc nhìn của Xuân Diệu thì cái vốn hữu hạn như đời người lại được mở rộng đến vô cùng “lòng tôi rộng” còn thứ vốn tưởng chừng vô hạn trong thời gian của đất trời lại trở nên nhỏ bé “lượng trời cứ chật”. Phân tích bài thơ vội vàng đoạn 2 còn cho thấy thời gian đất trời dường cũng đang trêu chọc con người. Mùa xuân của đất trời dù sẽ lặp lại nhưng màu xuân của đời người – tuổi trẻ thì vĩnh viễn không thể quay trở lại. Vì thế dù thời gian có lặp lại thì mọi thứ cũng vô nghĩa bởi lúc đó “tôi” không còn là “tôi” của hôm nay. Như chính Xuân Diệu đã từng nói

“Cái bay không đợi cái trôi
Từ tôi phút ấy sang tôi phút này”

(Đi thuyền – Xuân Diệu)

Sự hạn hữu của đời người với thời gian được thể hiện rõ nét nhất ở dòng thơ “Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi”. Trời đất cứ thế mà xoay vần nhưng tôi sẽ không vĩnh hằng cùng đất trời. Lúc này, hẹn ước ba sinh hay một cuộc sống chốn thiên đường cũng không thể xoa dịu tâm hồn thi nhân. Bởi lẽ điều ông cần không phải là hạnh phúc ở một kiếp nào khác mà phải là được tận hưởng hương sắc cuộc đời được hạnh phúc ngay trong giây phút hiện tại khi tuổi trẻ đang đến, tình yêu đang xuân sắc.

Thế nhưng, phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2, người đọc sẽ thấy dù biết trước “tôi” sẽ không tồn tại vĩnh viễn để đón nhận thiên nhiên đất trời tươi đẹp nhưng Xuân Diệu không tiếc cho mình, tiếc cho tuổi trẻ mà điều ông tiếc nhất chính “cả đất trời”. Xuân Diệu dường như đang tiếc nuối vì không thể tận hưởng hết mọi hương sắc của cuộc đời.Qua đây ta thấy những dòng thơ này, hệ thống từ ngữ, hình ảnh được đặt trong thế tương phản đối lập cao độ “rộng” – “chật”, “xuân tuần hoàn” – “tuổi trẻ chẳng hai lần”, “còn” – “chẳng còn”. Điều đó đã góp phần làm nổi bật tâm trạng tiếc nuối trước thời gian, cuộc đời.

Trước dòng chảy ấy không chỉ Xuân Diệu cảm thấy hối tiếc mà mọi vật cũng mang màu sắc u buồn, đầy mất mát chia ly.

Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi
Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt”

Tháng năm – thời gian không được cảm nhận qua sự thay đổi biến thiên của vạn vật trôi qua kẽ lá mà được cảm nhận bằng khứu giác “mùi tháng năm”. Khi phân tích bài thơ vội vàng đoạn 2, ta nghe có chút gì xao xuyến rưng rưng vừa uất ức nghẹn ngào vừa tiếc nuối hụt hẫng trong từ “rớm” ấy. Hóa ra thời gian không vô tình như ta vẫn thường nghĩ mà tháng năm dường như cũng đang tiếc nuối cho chính bản thân mình. Ý thơ ấy gợi ta liên tương đến cảm nhận của Đoàn Phú Tứ

“Màu thời gian không xanh
Màu thời gian tím ngát
Hương thời gian không nồng
Hương thời gian thanh thanh”

(Màu thời gian – Đoàn Phú Tứ)

Cuộc chia ly báo trước không thể nào thoát khỏi. Không chỉ thời gian mà cả không gian cũng tràn ngập dự cảm chia lìa. Đó là không gian rộng lớn của cả sông núi. Cảnh vật tươi đẹp hiện tại rồi sẽ trở thành quá khứ. Mỗi phút mỗi giây đều trôi đi không níu lại được. Cuộc chia ly mỗi phút mỗi giây vẫn cứ diễn ra như thế. Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2, người đọc thấy rằng từ cảm nhận chung về cả không gian rộng lớn, Xuân Diệu bắt đầu vẽ ra cuộc chia ly của vạn vật một cách cụ thể hơn

“Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?”

Vẫn là hình ảnh chim, gió nhưng không còn rộn ràng vui tươi của khúc ca yến anh hay của cành tơ phơ phất mà cũng hòa vào bản nhạc buồn chia ly của sông núi. Cơn gió không reo vui cùng cành lá, đem lời ca niềm vui lan tỏa đến mọi người mà cơn gió ấy chỉ “thì thào trong lá biếc” dường như đang hờn giận điều gì.

Đến tiếng chim không còn gảy khúc tình si mà bỗng dưng lặng im. Hót để mà chi khi cuối cùng vẫn phải nói lời ly biệt. Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2, người đọc phát hiện ra biện pháp nhân hóa đã được sử dụng tinh tế để góp phần tô đậm thêm nỗi buồn vạn vật trước thời khắc biệt ly sắp đến. Mỗi sự vật dường như đang tiễn biệt chính mình, không gian cất lên khúc hát tiễn biệt thời gian. Mọi thứ cứ thế chảy trôi theo quy luật vận hành tự nhiên của nó không sao cưỡng lại được.

Trước bài ca ly biệt của núi sông, thi nhân cũng cất lên một tiếng thở dài cùng đất trời đầy nuối tiếc.

“Chẳng bao giờ ôi! chẳng bao giờ nữa”

Câu thơ như một lời kêu đầy hốt hoảng và bất lực. Hốt hoảng bởi lẽ cuộc sống trần gian ngắn ngủi nhưng hương sắc cuộc đời lại mênh mông khi thi nhân vừa phát hiện một chốn bồng lai nơi hạ giới. Bất lực là bởi trước dòng chảy của thời gian con người lại không thể xoay vần con tạo cứ thế mà bị cuốn trôi đi không sao níu giữ.

Phép điệp “chẳng bao giờ” được lặp lại hai lần càng nhấn mạng thêm tâm trạng bàng hoàng tiếc nuối ấy. Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2, ta còn thấy thán từ “ôi” xuất hiện như một sự uất nghẹn giữa dòng thơ. Câu thơ vì thế mà càng trở nên da diết hơn. Tuy bàng hoàng hốt hoảng tiếc nuối nhưng Xuân Diệu không buông xuôi. Ông bất lực trước dòng chảy của thời gian nhưng không buông bỏ, ngồi im chờ đợi thời gian trôi. Xuân Diệu đã tìm ra một cách giải quyết.

“Mau đi thôi, mùa chưa ngả chiều hôm”

Lời thơ như một lời giục giã, thúc giục con người hãy đứng lên đừng buồn vì sự chia ly sẽ đến mà lãng quên đi thực tại. Thời gian chảy trôi nhưng hiện tại “mùa chưa ngả chiều hôm” cuộc sống vẫn đang tiếp diễn, cảnh sắc trần gian vẫn còn đó đầy tươi đẹp quyến rũ lòng người.

Vì vậy, buồn mà chi, thất vọng trước điều không thể thay đổi để làm gì. “Mau đi thôi”, mau cố gắng trân trọng lấy từng phút giây hiện tại để tận hưởng bữa tiệc tươi vui mà thiên nhiên mùa xuân đã bày sẵn trước mắt ta. Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2, người đọc cảm nhận được đây chính là một lẽ sống tích cực. Một thanh âm trong trẻo xóa tan đi khúc nhạc u buồn chia ly.

Bằng những nét phác họa thiên nhiên cùng với việc sử dụng từ ngữ khéo léo, Xuân Diệu đã vẽ ra một cuộc chia ly của núi sông. Giọng thơ như phân tách làm hai, nhà thơ đang tự nói với chính mình, giãi bày nỗi lòng mình mà dường như lời nói ấy cũng hướng ra ngoài.

Trên cái nền chia ly ấy, người ta dễ rơi vào những cảm xúc tiêu cực buồn bã, oán than, căm phẫn, bỏ mặc buông xuôi cuộc đời. Nhưng Xuân Diệu lại không bỏ mặc hay căm phẫn trước cuộc đời. Bởi ông hiểu đó là điều tất yếu của cuộc sống. Vì vậy, Xuân Diệu không oán than hờn trách nữa ông chấp nhận và cố gắng sống hết mình từng phút giây ngắn ngủi nhưng đầy hương sắc. Vì thế, vội vàng không phải là lối sống tiêu cực mà là một khát khao mãnh liệt sống trọn với cuộc đời. Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2 người đọc sẽ thấy khát khao sống cháy bỏng của thi nhân

Tóm lại, phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2, người đọc nhận ra tuy thể hiện tâm trạng nuối tiếc thời gian và cuộc đời nhưng qua đó ta còn bắt gặp một khát khao mạnh mẽ, một tình yêu say đắm mà ông dành cho đời. Lời thơ cũng vì thế là chính là tiếng lòng của Xuân Diệu dành cho người cho đời. Đọc mỗi dòng thơ, ta càng thêm yêu thêm quý những quan niệm sống mới mẻ đầy tích cực được thi sĩ Xuân Diệu truyền tải trong thơ.

Phân tích đoạn 2 bài thơ Vội vàng – mẫu 3

Trong “Thi nhân Việt Nam”, nhà phê bình văn học Hoài Thanh từng khẳng định: “Thơ Xuân Diệu là một nguồn sống dạt dào chưa từng có ở chố nước non lặng lẽ này.”. Nhắc tới Xuân Diệu, ta không thể không nhắc tới một bài thơ in đậm dấu ấn, phong cách của ông – Vội vàng. Được rút ta từ tập “Thơ thơ”, “Vội vàng” là nỗi ám ảnh thời gian và lòng ham yêu, khát sống đến cuống quýt của Xuân Diệu. Nếu phần đầu tiên của bài thơ là ước muốn táo bạo cùng vẻ đẹp độc đáo của mùa xuân thì sang phần thơ thứ hai, nhà thơ giải thích lí do phải sống vội vàng.

Tại sao Xuân Diệu lại vội vàng tiếc nuối mùa xuân ngay khi xuân còn đang thắm. Có lẽ vì thi sĩ có quan niệm rất mới về thời gian:

“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất

Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài thời trẻ của nhân gian.”

Nếu người xưa luôn yên tâm bình thản trước sự trôi chảy của thời gian bởi họ quan niệm thời gian là tuần hoàn thì Xuân Diệu lại quan niệm thời gian, mùa xuân, tuôi trẻ một đi không trở lại. Thế nên Xuân Diệu luôn hốt hoảng lo âu khi thời gian trôi mau. Thi sĩ không chỉ tiếc mùa, tháng, ngày mà tiếc từng khoảng khắc, từng phút giây. Ở một bài thơ khác, nhà thơ cũng từng nói:

Tôi từ phút ấy trôi qua phút này

Điều thi sĩ sợ là tuổi trẻ qua đi, tuổi già mau tới bới thời gian như một dòng chảy mà mỗi một khoảnh khắc trôi qua là mất đi vĩnh viễn. Cách sử dụng cặp từ đối lập “tới – qua”, “non – già” đã cho thấy sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước bước đi của thời gian. Cùng với hàng loạt câu thơ văn xuôi theo lối định nghĩa cùng sự lặp lại liên tiếp điệp ngữ “nghĩa là”, Xuân Diệu đã khẳng định chắc nịch một sự thật hiển nhiên không gì phủ nhận: Dù xuân đương tới, xuân còn non nhưng xuân sẽ qua, sẽ già, sẽ hết và tuổi trẻ cũng mất. Đối diện với sự thật hiển nhiên mà phũ phàng ấy, Xuân Diệu không khỏi thảng thốt. Liên tiếp các dấu phẩy được huy động tạo nên điệu thơ ngậm ngùi, nghẹn ngào.

Để tăng sức thuyết phục mọi người tin vào chân lí: mùa xuân tuổi trẻ là tuyến tính, Xuân Diệu đã chủ động đối thoại, tranh luận bác bỏ ý nghĩ cố hữu của mọi người là mùa xuân vẫn tuần hoàn:

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại

Với Xuân Diệu, tuổi trẻ không thắm lại nên cũng không thể nói mùa xuân là tuần hoàn. Thế là Xuân Diệu tiếc mùa xuân mà thực chất là tiếc tuổi trẻ. Và đó là nguyên cớ xâu xa khiến thi sĩ vội vàng một nửa khi xuân mới bắt đầu:

Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi

Nên bâng khuân tôi tiếc cả đất trời

Đúng vậy, giữa cái mênh mông của vũ trụ, vô cùng, vô tận của thời gian, tuổi trẻ, sự sống của con ngừoi bống trở nên quá ngắn ngủi, mong manh chỉ như bóng câu qua cửa sổ, như cái chớp mà thôi. Suy ngẫm về điều đó, day dứt về điều đó, Xuân Diệu đã đem đến một nỗi ngậm ngùi mà mới mẻ trong thơ ca Việt

“Với quan niệm một đi không trở lại và bằng tâm hồn rất đỗi nhạy cảm tới mức có thể nghe thấu cả sự mơ hầu” (Thế Lữ), Xuân Diệu cảm nhận thấm thía sự phôi pha, phai tàn đang âm thầm diễn ra trong lòng vũ trụ trên cả hai trục không gian và thời gian.

Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi

Khắp núi sông vẫn than thầm tiễn biệt

Con gió xinh thì thào trong lá biếc

Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi

Phải chăng sợ độ phai tàm sắp sửa.

Thời gian thì rớm vị chia phôi, khắp không gian đâu đâu cũng vọng lên khúc chia li, lời than thầm tiễn biệt. Gió đùa trong lá không phải là những âm than vui tươi, sống động của thiên nhiên mà vì hờn tủi trước sự trôi chảy của thời gian. Chim hót những bản nhạc chào xuân rộn ràng bỗng ngừng bặt, chẳng có mối nguy hiểm hiểm nào cả, mà vì chúng sợ độ tàn phai, héo úa . Vậy là vạn vật không thể cưỡng lại quy luật tàn phai nghiệt ngã của tạo hóa. Chịu ảnh hưởng sâu sắc thuyết tương giao trong tượng trưng Phá, Xuân Diệu chẳng những đã đem đến những cảm nhận tinh tế rất mới, rất Tây, rất hiện đại về thời gian:

Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi.

Thời gian vốn vô hình, vô ảnh, không mùi, không vị, đi vào thơ Xuân Diệu bỗng có mùi, có vị chia phôi. Thơ trung đại, kể cả thơ mới cũng hiếm có câu thơ nào có cách cảm nhận như vậy.

Khép lại phần thơ thứ nhất – phần lí giải vì sao phải sống vội vàng là dòng thơ tràn ngập cảm xúc:

“Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…

Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm”

Đến đây thi sĩ đã vỡ lẽ chẳng bao giờ có thể tắt nắng buộc gió, níu giữ mãi tuổi trẻ mùa xuân ở lại. Khát vọng cháy bỏng, ước muốn táo bạo đã tan thành mấy khói. chỉ còn lại nỗi bàng hoàng, thảng thốt còn in dấu trong dấu chấm cảm giữa dòng thơ và dấu chấm lửng cuối dòng thơ. Không thể buộc gió, chẳng thể tắt nắng để níu giữ mãi hương sắc mùa xuân, Xuân Diệu đã hối thúc mình và mọi người hãy sống vội vàng, hãy chạy đua cùng thời gian: “Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm.” Lời giục giã hối thúc mang sắc điệu mạnh mẽ, quyết liệt bởi kiểu câu cầu khiến có sử dụng dấu chấm cảm giữa dòng. Có thể nói câu thơ “Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm” rẩt điển hình, tiêu biêu cho hồn thơ vội vàng cuống quýt của Xuân Diệu trước cách mạng tháng 8. Không chỉ ở “Vội vàng”, Xuân Diệu luôn hối thúc giục giã mọi người cần sống mau, sống vội:

Mau với chứ! Thời gian không đứng đợi

– Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai

Đời trôi chảy lòng ta không vĩnh viễn

– Mau với chứ! Vội vàng lên với chứ

Em, em ơi tình non sắp già rồi!

“Mùa chưa ngả chiều hôm” là một cách kết hợp từ mới lạ, thú vị. Xuân Diệu đã dùng từ chỉ thời gian cuối ngày để chỉ thời điểm cuối mùa. “Mùa chưa ngả chiều hôm” là mùa chưa tàn, chưa úa, vì thế hãy vội vàng mau chóng tận hưởng hương sắc của nó.

Có thể thấy, Xuân Diệu có cách cảm nhận về thời gian khác lạ như vậy là nhờ vào “sự ý thức sâu xa về sự sống của cá thể”. Quan niệm mới mẻ ấy của Xuân Diệu đã khiến cho ta phải trâng trọng từng phút giây của cuộc đời, tận hưởng một cuộc sống trọn vẹn và đầy ý nghĩa. Quan đoạn thơ, ta đã thấy được niềm khát khao sống mãnh liệt, cháy bỏng của ông Hoàng thơ tình Việt nam. Từ đó, chúng ta thêm trân trọng quan niệm nhân sinh, tích cực, tiến bộ. Cũng như giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh từng nói: “Đây là tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt. Nhưng đằng sau những tình cảm ấy, có một quan niệm nhân sinh mới mẻ chưa thấy trong thơ ca truyền thống”.

Phân tích đoạn 2 bài thơ Vội vàng – mẫu 4

Xuân Diệu nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ Mới, cái mới của Xuân Diệu có lẽ không chỉ đến từ cảm xúc, mà còn đến từ những quan niệm sống, quan niệm thẩm mĩ mới mẻ. Nếu ở khổ thơ đầu tiên là những quan niệm cách tân về cuộc sống thì đến khổ thơ thứ hai này là cách nhìn thời gian đầy mới mẻ, hiện đại của cái tôi thơ Mới.

Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất
Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật
Không cho dài thời trẻ của nhân gian.
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi
Nên bâng khuân tôi tiếc cả đất trời”.

Chậm lại một chút, ta sẽ nhận ra nét mới trong ý thơ của Xuân Diệu. Nếu như người xưa quan niệm, thời gian tuần hoàn, cứ lặp lại trong vòng chảy vô tận của tạo hóa, vậy nên họ luôn cảm thấy an nhiên, tự tại “nhất nhật thanh nhàn nhất nhật tâm” thì đến Xuân Diệu, thời gian mới trở thành một nỗi ám ảnh. Ông quan niệm thời gian tuyến tính, một đi không trở lại, vậy nên nhìn thấy xuân đương tới trên vạn vật muôn nơi, đang xem sắc xuân phủ lên vạn vật một màu xanh non tràn trề sức sống thì cũng thấy ngay trong nhịp bước của thời gian, trong cả nhịp bước ngỡ ngàng của nàng xuân, rằng nàng vừa hiện hữu mà cũng sẽ nhanh chóng biến mất khỏi đất trời. Mùa xuân là mùa nảy nở, của sinh sôi và sáng tạo nghệ thuật. Mùa xuân là tuổi trẻ của đất trời, còn mùa xuân của đời người là tuổi trẻ. Vậy nên mùa xuân hết, nghĩa là khi tuổi trẻ qua đi trên màu sương mái tóc con người, cũng là lúc cái tôi thi nhân ngập tràn lo âu, và chán nản. Lòng thi nhân tha thiết với xuân hứng, xuân tình, xuân nảy nở trong tâm hồn con người, và bất diệt trên từng nụ cười ánh mắt, nhưng tiếc thay lượng trời cứ chật, “không cho dài thời trẻ của nhân gian”. Chính vì thế sự luân hồi vẫn tuần hoàn chảy trôi, nhưng tôi của mỗi phút mỗi giây đã đổi khác rồi, chẳng còn tôi mãi, nên “bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”. Đó là nỗi tiếng nuối của một nhà thơ tha thiết với tuổi trẻ và mùa xuân, tha thiết với tình yêu và sự sống. Nhưng nổi bật nhất, trong những câu thơ trên vẫn là quan niệm thời gian cực kì mới mẻ, hiện đại của cái tôi thơ Mới.

“Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi
Khắp núi sông vẫn than thầm tiễn biệt
Con gió xinh thì thào trong lá biếc
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa”

Mùa xuân của đất trời có thể còn mãi, tuần hoàn trong nhịp chảy trôi của vĩnh hằng nhưng mùa xuân của đời người, tuổi trẻ ấy chẳng hai lần thắm lại.Vậy nên tưởng như nỗi buồn của thi nhân cũng đã thấm thía vào từng chảy vật, để cảnh vật cũng chở nặng một điệu buồn, hay là bởi chính những cảnh vật kia cũng thấy cái chảy trôi của thời gian mà nén một tiếng thở dài buồn rượi. Ở khổ thơ này, Xuân Diệu thực sự sử dụng rất đắt thủ pháp nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác mà nhà thơ tiếp thu được từ phương Tây. Mùi tháng năm là hương vị vô hình, nhưng trong câu thơ lại có thể cảm nhận được dư vị của nó, ấy thế nhưng cái dư vị ấy là lại là dư vị được cảm nhận từ trái tim chứ không phải dư vị có thể dùng ngũ giác quan để cảm thử. Nỗi buồn bỏ vào mênh mang những lặng câm của không gian, nên nghe thấy cả sông núi than thầm tiễn biệt, con gió xinh reo vui trên những cành cây ngày nào, giờ thì thào trong tiếc nuối vì nỗi phải lìa cành, để trở về với đất mẹ. Tất cả đều cho thấy nỗi sợ về sự chảy trôi không ngừng nghỉ của thời gian. Nó đánh tung vào trong cả lòng người và trong tâm hồn muôn vật những khoảng trống bất tận của nỗi buồn và dư vị tiếc nuối.

Khổ thơ hai trong Vội vàng đã thể hiện một quan niệm vô cùng mới mẻ của Xuân Diệu về thời gian, nó đồng thời cũng là bản lề để mở ra những lời giục giã sống, tận hưởng và cống hiến cho đoạn thơ kế tiếp.

Phân tích đoạn 2 bài thơ Vội vàng – mẫu 5

Thơ Mới là thời kì giải phóng cái tôi, để quan niệm phi ngã trong văn chương trung đại không còn là chiếc cũi giam chật hẹp gò ép người nghệ sĩ, ở thời kì này người nghệ sĩ như cánh chim được tự do tung bay, tháo túi sổ lồng. trong số ấy thì Xuân Diệu với bộ ý phục tối tân của mình đã trở thành đại biểu tiêu biểu nhất, là nhà thơ Mới nhất trong các nhà thơ Mới. Và “Vội Vàng” chính là một trong những bài thơ đặc sắc nhất về phong cách nghệ thuật của Xuân Diệu, một hồn thơ thiết tha rạo rực băn khoăn như Hoài Thanh đã nhận xét. Đặc biệt khổ thơ thứ 2 từ “của ong bướm…hoài xuân” đã bộc lộ những quan niệm thẩm mĩ và nhân sinh mới mẻ của Xuân Diệu về cuộc đời.

Nếu ở khổ thơ thứ nhất, Xuân Diệu ước ao thâu nhận, tắt nắng, buộc gió, muốn đoạt quyền năng tối thượng của tạo họa thì đến khổ thơ thứ 2 này, nhà thơ đã lí giải cho người đọc lí do vì sao ông tiếc nuối khi muốn tắt nắng, buộc gió:

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa
Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.”

Bức tranh thiên nhiên, cảnh vật mùa xuân thật tươi đẹp, ngọt ngào xuân sắc, rạo rực xuân tình. Bức tranh mùa xuân hiện lên trong sáng, tràn đầy sức sống, thanh tân, trẻ trung, ngập tràn ánh sáng niềm vui, có sắc màu sức sống mơn mởn, non tơ thanh khiết của những hoa đồng nội xanh rì, của cành tơ phơ phất. không chỉ vậy, âm thanh trong bức tranh thiên nhiên đang xuân ấy còn rộn ràng, ríu rít trong tiếng chim hót vui tươi. Ngọt ngào trong vị ngọt của “ong bướm này đây tuần tháng mật”, ngào ngạt hương của mây trời, cỏ cây hoa lá. Tất cả những nét vẽ của Xuân Diệu đã tạo nên vườn xuân đắm say, quyến rũ được nhìn bằng cặp mắt xanh non và rờn biếc của chàng trai trẻ như lần đầu tiên đến thế giới này. Và đây mới chính là cái tôi Xuân Diệu, một cái tôi tha thiết, rạo rực ái ân, rạo rực những yêu thương mãnh liệt, mật ngọt của tình yêu tuổi trẻ, vậy nên chỉ có Xuân Diệu mới có những so sánh đặc sắc và đầy tính nhục thể như vậy:

“Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần.
Này đây ánh sáng chớp hàng mi.”

Nếu trước đây trong thơ ca trung đại lấy thiên nhiên làm chuẩn mực cho vẻ đẹp của con người thì đến thơ Mới Xuân Diệu một lần nữa minh chứng cho ta thấy điều ngược lại, thiên nhiên, cảnh vật cũng được so sánh với con người, những dáng vẻ và những nét đẹp của con người “hàng mi”, rồi những so sánh rất gợi tính nhục thể “cặp môi gần” rất gợi cảm giác của tình yêu. Vì thế, bức tranh xuân không chỉ có hương thơm và màu sắc mà còn chất đầy bầu máu yêu thương khát khao của Xuân Diệu, ngập tràn xuân sắc, rạo rực xuân tình, cái đẹp của cuộc đời được hình tượng qua tuổi trẻ và tình yêu.

Để qua đấy nhà thơ bộc lộ những quan niệm mới mẻ của về cái đẹp: cái đẹp phải thấm hương đượm sắc, ngọt trong vị, đậm trong hương. Nét mới của cái tôi thơ Mới chính là ở đó. Quay trở lại một chặng đường dài thơ ca về trước, thì ta thấy rằng các nhà thơ trung đại thường quan niệm cuộc đời như một cuộc bể dâu, một giấc mộng kê thôi hay “Trải qua bao cuộc bể dâu- Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”, đó chính cuộc đời là cuộc bể dâu. Còn cũng cùng là trong thời kì thơ Mới, nếu Thế Lữ tìm cái đẹp ở trên thiên thai với “Tiếng sáo thiên thai” nếu như Huy Cận tìm đến với cái đẹp ở xa trong không gian, cái đẹp của cổ điển; Chế Lan Viên tìm cái đẹp ở xưa trong thời gian mà giờ chỉ còn là một đống điêu tàn đổ nát thì Xuân Diệu-chàng thi sĩ của xuân và tình của chúng ta, lại tìm cái đẹp ở ngay mảnh đất hiện tại này, ngay trần gian tươi đẹp, ngập tràn xuân sắc, rạo rực xuân tình, cái đẹp thắm hương, đượm sắc. Như vậy, “với Thế Lữ thi nhân ta còn nuôi một giấc mộng rất xưa, giấc mộng lên tiên thì Xuân Diệu đốt cảnh bồng lai và xua ai nấy về hạ giới”. Với khổ hai này, “Xuân Diệu đã xây lầu thơ trên đất của một tấm lòng trần” ân ái, đa tình vậy nên ông mới khám phá ra được một thiên đường của vườn đời-vườn xuân ngay giữa thực tại này đó ư?

Nhưng một khổ thơ hay, không ngoại lệ, cái để làm quen là nhan sắc”hình thức nghệ thuật”. với bộ y phục tối tân của mình, Xuân Diệu đã làm mãn nhãn người đọc. Thể thơ tự do đan xen những câu văn dài hơi sung sức như chính tấm lòng nồng nàn yêu đời mãnh liệt của Xuân Diệu. Cách điệp cấu trúc “Này đây…của…” cũng chính là sự khẳng định nồng nhiệt và hăng say vẻ đẹp của mùa xuân trên mảnh đất thực tại, hay chính là muốn đề cao quyền riêng tư tính cá thể hóa cao độ, rất đúng với thời kì cái tôi được giải phóng trong thơ mới. Ngôn ngữ giàu sức gợi, những từ láy đầy sức biểu cảm đã góp phần làm nên thành công của đoạn thơ. Những hình ảnh thơ trẻ trung, tươi mới, táo bạo “ong bướm, tuần tháng mật, hoa đồng nội xanh rì, cành tơ phơ phất, khúc tình si, thần Vui” đã góp phần cho thấy lòng yêu đời và ham sống bồng bột của Xuân Diệu.

Với tấm lòng yêu đời, yêu sống mãnh liệt Xuân Diệu đã vẽ nên một bức tranh mùa xuân tươi đẹp, ngọt ngào, quyến rũ và thanh tân trẻ trung bởi cặp mắt “xanh non và rờn biếc”. Đồng thời thấy được tài năng của nhà thơ với bộ y phục tối tân của mình đã làm say đắm tâm hồn bao trái tim độc giả về màu xuân, về tình yêu.

Phân tích đoạn 2 bài thơ Vội vàng – mẫu 6

Thơ Xuân Diệu tinh tế, gợi cảm, độc đáo trong chất liệu cũng như trong bút pháp thi ca. Nhắc tới ông, ta không thể không nhắc tới một bài thơ in đậm dấu ấn và phong cách của ông: Vội vàng. Bài thơ vừa như một nguồn cảm xúc trào dâng vừa là tuyên ngôn sống của một nhà thơ khao khát yêu đời. Đặc biệt, nếu phần đầu tiên của bài thơ là ước muốn táo bạo cùng vẻ đẹp độc đáo của mùa xuân thì sang phần thơ thứ hai, nhà thơ đã thể hiện quan niệm nhân sinh mới mẻ về thời gian và tuổi trẻ.

Thời gian trong thơ ca trung đại là thời gian “tuần hoàn” nghĩa là thời gian được hình dung như 1 vòng tròn liên tục tái diễn, hết 1 vòng lại quay về vị trí xuất phát, cứ trở đi rồi trở lại mãi mãi. Quan niệm này xuất phát từ cái nhìn “tĩnh”, lấy cả sinh mệnh vũ trụ để làm thước đo cho thời gian. Còn đối với Xuân Diệu, ông có quan niệm rất mới về thời gian:

“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất”

Nếu người xưa luôn yên tâm bình thản trước sự trôi chảy của thời gian bởi họ quan niệm thời gian là tuần hoàn thì Xuân Diệu lại quan niệm thời gian, mùa xuân, tuôi trẻ một đi không trở lại. Thế nên ông luôn hốt hoảng lo âu khi thời gian trôi mau. Điều thi sĩ sợ là tuổi trẻ qua đi, tuổi già mau tới bới thời gian như một dòng chảy mà mỗi một khoảnh khắc trôi qua là mất đi vĩnh viễn. Cách sử dụng cặp từ đối lập “tới – qua”, “non – già” đã cho thấy sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước bước đi của thời gian. Cùng với hàng loạt câu thơ văn xuôi theo lối định nghĩa cùng sự lặp lại liên tiếp điệp ngữ “nghĩa là”, Xuân Diệu đã khẳng định chắc nịch một sự thật hiển nhiên không gì phủ nhận: Dù xuân đương tới, xuân còn non nhưng xuân sẽ qua, sẽ già, sẽ hết và tuổi trẻ cũng mất. Đối diện với sự thật hiển nhiên mà phũ phàng ấy, Xuân Diệu không khỏi thảng thốt. Liên tiếp các dấu phẩy được huy động tạo nên điệu thơ ngậm ngùi, nghẹn ngào:

Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,

Không cho dài thời trẻ của nhân gian,

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại

Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời

“Lòng tôi” và “lượng trời” vốn đã là hai thế cực tương phản của sự hạn hữu và vô hạn. Tuy nhiên trong góc nhìn của Xuân Diệu thì cái vốn hữu hạn như đời người lại được mở rộng đến vô cùng “lòng tôi rộng” còn thứ vốn tưởng chừng vô hạn trong thời gian của đất trời lại trở nên nhỏ bé “lượng trời cứ chật”. Một loạt hình ảnh được đặt trong thế tương phản đối lập cao độ “rộng” – “chật”, “xuân tuần hoàn” – “tuổi trẻ chẳng hai lần”, “còn” – “chẳng còn”. Điều đó đã góp phần làm nổi bật tâm trạng tiếc nuối trước thời gian, cuộc đời.

Sự hạn hữu của đời người với thời gian được thể hiện rõ nét nhất ở dòng thơ “Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi”. Đúng vậy, giữa cái mênh mông của vũ trụ, vô cùng, vô tận của thời gian, tuổi trẻ, sự sống của con người bỗng trở nên quá ngắn ngủi. Nhưng ở đây, Xuân Diệu không tiếc cho mình, tiếc cho tuổi trẻ mà điều ông tiếc nhất chính “cả đất trời”.

Suy ngẫm về điều đó, Xuân Diệu càng cảm nhận thấm thía sự phôi pha, phai tàn đang âm thầm diễn ra trong lòng vũ trụ trên cả hai trục không gian và thời gian.

Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi

Khắp núi sông vẫn than thầm tiễn biệt

Con gió xinh thì thào trong lá biếc

Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi

Phải chăng sợ độ phai tàm sắp sửa.

Thời gian vốn vô hình, vô ảnh, không mùi, không vị, đi vào thơ Xuân Diệu bỗng có mùi, có vị chia phôi, dường như khắp không gian đâu đâu cũng vọng lên khúc chia li, lời than thầm tiễn biệt. Tựa như ta nghe thấy có chút gì xao xuyến rưng rưng vừa uất ức nghẹn ngào vừa tiếc nuối hụt hẫng trong từ “rớm” ấy.

Gió đùa trong lá không phải là những âm than vui tươi, sống động của thiên nhiên mà vì hờn tủi trước sự trôi chảy của thời gian. Chim hót những bản nhạc chào xuân rộn ràng bỗng ngừng bặt, chẳng có mối nguy hiểm hiểm nào cả, mà vì chúng sợ độ tàn phai, héo úa. Vậy là vạn vật cứ thế chảy trôi theo quy luật vận hành tự nhiên của nó mà không sao cưỡng lại được.

Khép lại phần thơ là dòng thơ tràn ngập cảm xúc:

“Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…

Đến đây thi sĩ đã vỡ lẽ chẳng bao giờ có thể tắt nắng buộc gió, níu giữ mãi tuổi trẻ mùa xuân ở lại. Phép điệp “chẳng bao giờ” được lặp lại hai lần càng nhấn mạng thêm tâm trạng bàng hoàng tiếc nuối ấy. Khát vọng cháy bỏng, ước muốn táo bạo đã tan thành mấy khói. Chỉ còn lại nỗi bàng hoàng, thảng thốt mà càng trở nên da diết hơn với dấu chấm lửng cuối dòng thơ. Và trong sự bất lực, Xuân Diệu dường như tìm ra một cách giải quyết.

“Mau đi thôi, mùa chưa ngả chiều hôm”

Lời thơ như một lời giục giã, thúc giục con người hãy đứng lên đừng buồn vì sự chia ly sẽ đến mà lãng quên đi thực tại. “Mau đi thôi”, mau cố gắng trân trọng lấy từng phút giây hiện tại để tận hưởng bữa tiệc tươi vui mà thiên nhiên mùa xuân đã bày sẵn trước mắt ta.

Chỉ với 16 câu thơ nhưng dường như Xuân Diệu đã cho ta thấy một quan niệm nhân sinh rất tiến bộ về thời gian, về mùa xuân và tuổi trẻ của tác giả. Ta cũng nhận ra mặc dù Xuân Diệu thể hiện tâm trạng nuối tiếc thời gian và cuộc đời nhưng qua đó ta còn bắt gặp một khát khao mạnh mẽ, một tình yêu say đắm mà ông dành cho đời.

Phân tích đoạn 2 bài thơ Vội vàng – mẫu 7

Có thể đưa ra nhận xét đó chính là thơ Mới là thời kì giải phóng cái tôi, để quan niệm phi ngã ở trong văn chương trung đại không còn là chiếc cũi giam bó hẹp người nghệ sĩ. Trong văn học thời kỳ này thì có rất nhiều nghệ sĩ đã dang đôi cánh thể hiện trí tưởng tượng của mình. Một trong số nhà thơ đó thì Xuân Diệu với bộ ý phục tối tân của mình dường như cũng đã lại trở thành đại biểu tiêu biểu nhất và ông được mệnh danh là nhà thơ Mới nhất trong các nhà thơ Mới. Trong các sáng tác của ông không thể thiếu được cái tên Vội Vàng. Trong bài thơ thì đặc sắc nhất chính là khổ thơ thứ 2 vì thông qua khổ thơ này cũng đã thể hiện được quan niệm nhân sinh quan mới mẻ của Xuân Diệu.

Nếu như người đọc nhận thấy được ở khổ thơ thứ nhất, Xuân Diệu ước ao thâu nhận, tắt nắng, buộc gió và có những ước muốn đoạt quyền năng tối thượng của tạo hóa. Cho đến khổ thơ thứ 2 này thì nhà thơ Xuân Diệu cũng đã lí giải cho người đọc lí do vì sao ông cứ mãi tiếc nuối khi muốn tắt nắng, buộc gió lại

Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa
Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

Thông qua đoạn thơ ta nhận thấy được bức tranh thiên nhiên, cảnh vật mùa xuân thật tươi đẹp, ngọt ngào xuân sắc, rạo rực xuân tình. Hình ảnh của bức tranh mùa xuân hiện lên trong sáng, tràn đầy sức sống luôn luôn trẻ trung, ngập tràn ánh sáng niềm vui. Một bức tranh không chỉ có sắc màu sức sống mơn mởn, non tơ thanh khiết mà còn có ánh sáng và âm thanh rộn tiếng ca vang của chim chóc. Trong chính cái vị ngọt ngào trong vị ngọt của ong bướm thì tất cả dường như cũng vô cùng ngào ngạt hương của mây trời, cỏ cây hoa lá. Chúng ta có thể nhận thấy được có cả những nét vẽ của Xuân Diệu dường như cũng đã tạo nên vườn xuân đắm say, để như quyến rũ được nhìn bằng cặp mắt xanh non và rờn biếc của chàng trai trẻ đang lạc bước vì lần đầu tiên đến thế giới này. Thông qua đây ta nhận thấy được đây cũng mới chính là cái tôi Xuân Diệu. Cái tôi Xuân Diệu cũng là một cái tôi tha thiết, rạo rực ái ân, tất cả dường như thật rạo rực những yêu thương mãnh liệt. Thêm vào đó là mật ngọt của tình yêu tuổi trẻ, cũng vì thế mà chỉ có Xuân Diệu mới có những so sánh đặc sắc và đầy tính nhục thể như vậy mà thôi. Hình ảnh được so sánh vô cùng hấp dẫn:

Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần.
Này đây ánh sáng chớp hàng mi

Nếu như chúng ta nhận thấy được trước đây trong thơ ca trung đại lấy thiên nhiên làm chuẩn mực cho vẻ đẹp của con người thì đến bài thơ Mới Xuân Diệu một lần nữa minh chứng cho chúng ta nhận thấy điều ngược lại, thiên nhiên hay cảnh vật cũng được so sánh với con người. Điều này cũng lại được thể hiện có những dáng vẻ và những nét đẹp của con người đó là “hàng mi”. Bên cạnh đó còn có những so sánh rất gợi tính nhục thể mà Xuân Diệu sử dụng đó là “cặp môi gần” tất cả dường như cũng rất gợi cảm giác của tình yêu. Có lẽ chính vì thế mà bức tranh xuân không chỉ có hương thơm và mang được màu sắc mà còn chất đầy bầu máu yêu thương khát khao của Xuân Diệu. Tất cả như cũng lại ngập tràn xuân sắc, rạo rực xuân tình, có thể nhận thấy được chính cái đẹp của cuộc đời được hình tượng qua tuổi trẻ và tình yêu.

Với khổ thơ thứ hai này thì nhà thơ bộc lộ những quan niệm mới mẻ của về cái đẹp: cái đẹp phải thấm hương đượm sắc, mang được biết bao những ngọt trong vị, đậm trong hương. Quả thực chính với các nét mới của cái tôi thơ Mới chính là ở đó. Khi ta quay trở lại một chặng đường dài thơ ca về trước, thì ta nhận thấy được rằng các nhà thơ trung đại thường quan niệm về cuộc đời như một cuộc bể dâu, đó là một giấc mộng. Quả thực đó cũng chính cuộc đời là cuộc bể dâu. Và còn cũng cùng là trong thời kì thơ Mới, nếu như tác giả Thế Lữ tìm cái đẹp ở trên thiên thai với thi phẩm nổi tiếng Tiếng sáo thiên thai, nếu như Huy Cận tìm đến với cái đẹp ở xa trong không gian tìm đến cái đẹp của cổ điển. Còn với nhà thơ Chế Lan Viên tìm cái đẹp ở xưa trong thời gian mà giờ chỉ còn là một đống điêu tàn đổ nát thì Xuân Diệu – được biết đến là một chàng thi sĩ của xuân và tình của chúng ta, tất cả dường như cũng lại tìm cái đẹp ở ngay mảnh đất hiện tại này, cái đẹp ở chính ngay trần gian tươi đẹp, ngập tràn xuân sắc luôn mang được một sự rạo rực xuân tình, cái đẹp thắm hương sắc. Với Xuân Diệu thì lại “đốt cảnh bồng lai và xua ai nấy về hạ giới” bởi vì hạ giới là nơi đẹp chẳng khác gì chốn bồng lai.

Nhưng để đánh giá một khổ thơ hay hay không thì luôn phải được kết tinh từ nội dung, nghệ thuật. Thực sự với khổ thơ thứ 2 trong bài thơ Vội Vàng này cũng đã làm mãn nhãn người đọc bằng những câu từ có hình, có vần điệu độc đáo. Sử dụng thơ tự do đan xen những câu văn dài hơi đem lại một sự sung sức như chính tấm lòng nồng nàn yêu đời mãnh liệt của Xuân Diệu. Tiếp theo đó chính là các cách điệp cấu trúc được dùng như: Này đây…của… thì ta nhận thấy được đó cũng là sự khẳng định vô cùng nồng nhiệt và hăng say vẻ đẹp của mùa xuân trên mảnh đất thực tại nơi hạ giới. Về mặt ngôn ngữ giàu sức gợi, những từ láy đầy sức biểu cảm đã góp phần làm nên thành công của đoạn thơ. Ta như nhận thấy được hình ảnh thơ trẻ trung, tươi mới, táo bạo “ong bướm, tuần tháng mật, hay đó là hình ảnh hoa đồng nội xanh rì, cành tơ phơ phất, khúc tình si, thần Vui,… tất cả cũng như đã góp phần cho thấy lòng yêu đời và ham sống bồng bột của Xuân Diệu.

Thông qua bài thơ Vội Vàng và đặc biệt là khổ thơ thứ 2 ta nhận thấy được cũng chính với tấm lòng yêu đời, yêu sống mãnh liệt Xuân Diệu lúc này đây như đã vẽ nên một bức tranh mùa xuân tươi đẹp, một mùa xuân vô cùng ngọt ngào, quyến rũ và thanh tân trẻ trung bởi cặp mắt xanh non. Không chỉ vậy mà thông qua tác phẩm cũng mới thấy được tài năng của nhà thơ với bộ y phục vô cùng tối tân của mình đã làm say đắm tâm hồn bao trái tim độc giả về mùa xuân và tuổi trẻ và về tình yêu.

Phân tích đoạn 2 bài thơ Vội vàng – mẫu 8

Xuân Diệu nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ mới, thơ của ông thể hiện tình cảm ham muốn thưởng thức trọn vẹn tuổi trẻ, trân trọng khoảng thời gian quý báu của tuổi trẻ chỉ đến một lần trong đời. Bài thơ Vội vàng thể hiện tình yêu thiên nhiên mãnh liệt, dạt dào của tác giả, khát vọng sống nhanh nhưng có ý nghĩa.

Ngay từ nhan đề bài thơ đã thể hiện rõ tư tưởng của tác giả, “vội vàng” trước dòng chảy của thời gian. Ông sống gấp rút và muốn ôm gọn vẻ đẹp thiên nhiên vào lòng, thực hiện những điều phi lý như tắt nắng, buộc gió chỉ để níu kéo vẻ đẹp của thiên nhiên ở lại. Thời gian trôi là dòng chảy không ngừng, không có ai tắm hai lần trong cùng một dòng sông, thời gian tuổi trẻ trôi qua là quy luật của cuộc sống. Khổ thơ đầu tiên đã thể hiện khát vọng sống mãnh liệt, sống vội vàng để tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp từ thiên nhiên.

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây là của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si”

Khổ thơ thứ 2 tác giả đã phô bày những vẻ đẹp tuyệt vời nhất của thiên nhiên đó là “ong bướm”, “yến anh” hình ảnh ong bướm trong tuần tháng mật đó là quãng thời gian tươi đẹp nhất, “yến anh” gắn bó với nhau không xa rời, đó chính là tình yêu đôi lứa ngọt ngào, hạnh phúc. Tác giả cảm nhận thiên nhiên đang trong giai đoạn tràn đầy sức sống, tươi đẹp nhất.

Nếu như khổ thơ đầu tác giả muốn thưởng thức trọn vẹn vẻ đẹp thiên nhiên nên phải sống nhanh, vội vã thì trong khổ thơ hai của bài thơ đã lý giải vì sao ông có suy nghĩ như vậy.

“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất

Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài thời trẻ của nhân gian.”

Mùa xuân của đất trời cứ tuần hoàn, còn đời người ngắn ngủi, cuộc đời của con người không cho phép ta sống mãi để thưởng thức mùa xuân. Vậy nên cũng dễ hiểu khi Xuân Diệu lo âu khi thời gian trôi đi, trong thơ của ông mọi vật bắt đầu có sự tàn phai theo thời gian.

“Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc,

Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,

Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa”

Thời gian chia phôi, thiên nhiên cũng như vậy, cơn gió hờn dỗi vì phải rời xa lá biếc, chim không còn hót véo von rộn ràng mà trở nên im bặt. Tất cả đều không thể chống lại quy luật của tạo hóa, thời gian trôi mọi vật phải tàn phai. Đó đều là những cảm nhận riêng tinh tế, mới mẻ về thời gian của tác giả.

Sau khi hiểu ra rằng con người không thể tắt nắng, buộc gió níu giữ thiên nhiên ở lại, nhà thơ đã hối thúc mọi người phải sống vội vàng, khẩn trương: “Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm. Đó là lời kêu gọi mạnh mẽ của Xuân Diệu hãy sống hết mình đam mê cháy bỏng cho từng phút giây của cuộc sống.

Thời gian cứ lặng lẽ trôi, con người hữu hạn trong vòng tuần hoàn vô hạn của cuộc sống, nhà thơ muốn nhắn nhủ đến mọi người hãy sống vội vàng, đam mê cháy bỏng, sống hết mình để tận hưởng cuộc đời này thật trọn vẹn và ý nghĩa.

Phân tích đoạn 2 bài thơ Vội vàng – mẫu 9

Xuân Diệu là nhà thơ của tình yêu và tuổi trẻ. Ông được mệnh danh là “ông hoàng của thi ca tình yêu”. Trước cách mạng, với hai tập “Thơ Thơ” và “Gửi hương cho gió”, Xuân Diệu đã chính thức trở thành “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh). Bài thơ “Vội Vàng” nằm trong tập “Thơ Thơ” là bài thơ rất tiêu biểu cho phong cách thơ tình yêu của Xuân Diệu viết về mùa xuân, tuổi trẻ. Đoạn thơ ta sắp phân tích sau đây là đoạn thơ thể hiện quan niệm nhân sinh của Xuân Diệu về thời gian và tuổi trẻ và niềm khao khát được sống mãnh liệt, sống có ý nghĩa, sống hết mình với mùa xuân tuổi trẻ, thời gian cuộc đời:

“Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua

Mau đi thôi ! mùa chưa ngả chiều hôm”

Bài thơ “Vội Vàng” nằm trong tập “Thơ Thơ”, xuất bản năm 1938 là bài thơ tiêu biểu của tập thơ nói riêng, của hồn thơ Xuân Diệu nói chung. “Vội vàng” là một trong những bài thơ tiêu biểu của Xuân Diệu. Bài thơ thể hiện tập trung sở trường của Xuân Diệu trong việc bộc lộ cái tôi và cách cảm nhận thiên nhiên, sự sống. Cả bài thơ thể hiện một nhân sinh quan mang ý nghĩa nhân bản sâu sắc. Đoạn thơ ta phân tích nằm ở phần giữa của bài thơ “Vội vàng”. Ở đoạn này thi sĩ tập trung thể hiện quan niệm về thời gian.

Thời gian trong thi ca trung đại là “thời gian tuần hoàn”, nghĩa là thời gian được hình dung như một vòng tròn liên tục tái diễn, hết một vòng lại quay về điểm xuất phát, cứ trở đi rồi trở lại mãi mãi. Mà đã là vòng tuần hoàn thì thời khắc, thời đoạn có ra đi thì cũng quay trở về. Quan niệm “thời gian tuần hoàn” xuất phát từ cái nhìn tĩnh có phần siêu hình, lấy sinh mệnh vũ trụ để làm thước đo thời gian.

Cách thức trình bày của Xuân Diệu là “chống đối”, “tranh cãi” lại quan niệm xưa; đồng thời bộc bạch quan niệm của mình bằng một cảm xúc sôi nổi cuồng nhiệt, nghĩa là một dạng ý thức triết học đã thấm nhuần cảm xúc. Đoạn thơ ( từ câu 14 đến câu 24, có thể đến câu 28 ) với giọng tranh luận, biện bác, nhịp điệu sôi nổi, khẩn trương và những câu thơ đầy mĩ cảm về cảnh sắc thiên nhiên đã chứa đựng cảm nhận về thời gian của thi sĩ. Xuân Diệu đã phủ định trực tiếp quan niệm “thời gian tuần hoàn” bằng một câu thật dứt khoát: “Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn”.

Như vậy, Xuân Diệu lựa chọn cho mình một quan niệm khác “thời gian tuyến tính”. Nghĩa là thời gian được hình dung như một dòng chảy xuôi chiều, một đi không trở lại. Vì thế mỗi khoảnh khắc trôi qua là mất đi vĩnh viễn. Cho nên tâm trạng nhân vật trữ tình mới có thoáng nỗi buồn và nỗi hoài nghi.

Xuân Diệu quan niệm “thời gian tuyến tính” xuất phát từ cái nhìn động:

“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”

Con người thời trung đại hình như yên trí với quan niệm thời gian tuần hoàn với cái chu kỳ bốn mùa, cũng như cái chu kì ba vạn sáu ngàn ngày của kiếp người. Xuân Diệu nhìn cuộc đời bằng con mắt xanh non biếc rờn nhưng cũng không tránh khỏi những hoài nghi, mất mát. Điều thi sĩ sợ nhất là tuổi trẻ qua đi, tuổi già mau tới bởi thời gian là tuyến tính nên thời gian như một dòng chảy mà mỗi một khoảnh khắc qua là mất đi vĩnh viễn. Cách dùng cặp từ đối lập trong hai câu thơ “Tới – qua”, “non – già” đã cho người đọc thấy được sự cảm nhận rất đỗi tinh tế của thi nhân về bước đi của thời gian. Thời gian như dòng chảy không ngừng nghỉ. Cái ta đang có cũng là cái ta đang mất, trong hiện tại đã có quá khứ và hé mở tương lai.

Xuân Diệu lấy sinh mệnh cá thể của mình làm thước đo thời gian. Tức là lấy quỹ thời gian hữu hạn của cuộc đời mình ( sinh mệnh cá thể ) ra để đo đếm thời gian trong vũ trụ. Thậm chí thi sĩ lấy quãng ngắn nhất, giàu ý nghĩa nhất trong sinh mệnh của con người là tuổi trẻ để làm thước đo:

Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất
Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật
Không cho dài tuổi trẻ của nhân gian
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời

Chữ “Xuân” được điệp đi điệp lại cả năm đến sáu lần (trong ba câu đầu đã có tới năm lần). “Xuân” ấy vừa là xuân của đất trời vừa là “xuân” của cuộc đời, của tuổi trẻ. Mỗi lần nhắc lại là mỗi lần ta bắt gặp cái ngậm ngùi của thi nhân. Xuân của thiên nhiên thì còn mãi mà “xuân” của đời người đã “hết” thì “tôi cũng mất”. Dù lòng yêu có “rộng” đến bao nhiêu thì “lượng trời” vẫn cứ chật. Nên “tuổi trẻ nhân gian” không thể “dài” thêm mãi. Ở đây, hệ thống từ ngữ, hình ảnh được đặt trong thế tương phản đối lập cao độ (tới – qua, non –già, rộng – chật, xuân tuần hoàn, – tuổi trẻ chẳng hai lần, còn – chẳng còn) để làm nổi bật tâm trạng nuối tiếc thời gian, cuộc đời. Vũ trụ có thể vĩnh viễn, mùa xuân rồi cũng tuần hoàn nhưng tuổi xuân của con người chỉ có một lần, đã qua là qua mãi. Cho nên Xuân Diệu đã nồng nhiệt phủ định:

“Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại !”

Thước đo thời gian của thi sĩ là tuổi trẻ. Tuổi trẻ một đi không trở lại “chẳng hai lần thắm lại” thì làm chi có sự tuần hoàn ! Trong cái mênh mông của đất trời, cái vô tận của thời gian, sự có mặt của con người thật là ngắn ngủi, hữu hạn. Nghĩ về tính hạn chế của kiếp người, Xuân Diệu đã đem đến một nỗi ngậm ngùi thật mới mẻ:

“Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”

Đọc hai câu thơ, ta cảm nghe rất rõ tiếng thở dài bất lực của thi nhân. Ta nghe rõ cả cái bâng khuâng, nuối tiếc của nhà thơ phả vào đất trời. Dường như trước mắt người đọc là cả một trời tiếc nuối. Tâm trạng ấy của Xuân Diệu ta cũng bắt gặp trong bài thơ “Giục giã”:

“Đời trôi chảy lòng ta không vĩnh viễn
Vừa xịch gối chăn mộng vàng tan biến
Dung nhan xê động sắc đẹp tan tành
Vàng son đang lộng lẫy buổi chiều xanh
Vừa ngoảnh lại cả lầu chiều đã vỡ”

Phải chăng vì quá yêu mến tuổi trẻ mà từ sự nuối tiếc ấy, thi nhân đã “thức nhọn giác quan” để sống “toàn tâm, toàn ý, sống toàn hồn” mà “say”, “thâu”, “hôn”, “cắn” cho kỳ hết những hương nồng của tuổi trẻ?

Cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu là cảm nhận đầy tính mất mát. Mỗi khoảnh khắc trôi qua là một sự mất mát lớn lao. Sự tàn phai không chỉ đến “khắp sông núi” mà còn ở từng cá thể. Và thời gian trôi đi sẽ khiến cho cái nhan sắc thiên nhiên diệu kỳ này bước vào độ tàn phai. Một sự tàn phai không thể nào tránh khỏi:

Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi
Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt”

Đây là hai câu thơ thể hiện rất rõ cách cảm nhận tinh vi về thời gian của Xuân Diệu. Cảm nhận ấy không chỉ bằng thị giác mà còn cảm nhận bằng cả khứu giác “mùi tháng năm”, cả vị giác “vị chia phôi”. Mỗi khoảnh khắc đang rời bỏ hiện tại để trở thành quá khứ được hình dung như một cuộc chia lìa. Khoảnh khắc nào cũng là một chia lìa, một mất mát. Và dòng thời gian được nhìn như một chuỗi vô tận của những mất mát, chia phôi. Cho nên, thời gian thấm đẫm hương vị của sự chia lìa. Dậy lên đó đây khắp không gian là lời than thở tiễn biệt “khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt”. Nó là lời thở than của vạn vật, là không gian đang tiễn biệt thời gian, mà sâu xa hơn là mỗi sự vật thời gian đang ngậm ngùi tiễn biệt một phần đời của chính nó. Những phần đời của sinh mệnh cá thể đang ra đi không thể nào cưỡng lại, nó tạo nên sự trôi chảy không ngừng, tạo nên sự phôi pha, phai tàn của từng cá thể:

“Con gió xinh thì thào trong lá biếc
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?”

Gió đùa trong lá không phải là những âm thanh của thiên nhiên tươi vui của mùa xuân, mà là lời “thì thào” về nỗi hờn giận, buồn thương. Gió phải chia tay với cây lá mà bay đi; chim chóc trên cây đang ca hát rộn ràng chào xuân bỗng ngừng bặt, chẳng phải có sự đe dọa nguy hiểm nào, mà chỉ vì chúng buồn tiếc cho mùa xuân sắp trôi qua. Thế là chẳng riêng gì Xuân Diệu mà cả vạn vật trong thiên nhiên cũng thức nhận về cái quy luật nghiệt ngã, cái một đi không bao giờ trở lại của thời gian ấy. Có phải vậy mà Xuân Diệu đưa ra một quyết định hợp lí cho mình và cho tất cả mọi người “Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”.

“Chẳng bao giờ ôi! chẳng bao giờ nữa
Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm”

Thi sĩ bỗng thốt lên lời than. Tiếc nuối, lo lắng và chợt tỉnh vì “mùa chưa ngả chiều hôm”, nghĩa là vẫn còn trẻ trung, chưa già. Lên đường! Phải vội vàng, phải hối hả “Mau đi thôi”. Câu cảm thán với cách ngắt nhịp biến hóa làm nổi bật nỗi lòng vừa lo lắng băn khoăn vừa luống cuống tiếc rẻ, bâng khuâng. Thế đấy, không thể “buộc gió”, không thể “tắt nắng”, cũng không thể cầm giữ được thời gian, thì chỉ có cách thực tế nhất là chạy đua với thời gian, là phải tranh thủ sống . Xưa kia, Nguyễn Trãi viết trong chùm “Thơ tiếc cảnh”:

“Xuân xanh chưa dễ hai phen lại
Thấy cảnh càng thêm tiếc thiếu niên”.

Những vần thơ của Nguyễn Trãi giúp ta cảm nhận sắc điệu trữ tình trong “Vội vàng” về màu thời gian, về sắc thời gian, về tuổi trẻ. Cũng qua đó để hiểu thêm về lòng ham sống đến nhiệt cuồng của nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”.

Cách cảm nhận về thời gian như vậy xét đến cùng là xuất phát từ ý thức sâu xa về giá trị của sự sống cá thể. Mỗi khoảnh khắc trong đời mỗi người đều vô cùng quý giá, chính vì một khi đã mất đi là vĩnh viễn mất đi! Quan niệm ấy khiến cho con người biết quý từng giây phút của đời mình. Và người ta biết làm cho mỗi khoảnh khắc của đời mình cần phải tràn đầy ý nghĩa. Có như thế mới là biết sống. Đây là cơ sở sâu xa của thái độ sống “Vội Vàng”.

Rõ ràng toàn bộ quan niệm, thái độ về “thời gian tuyến tính” phải sống “Vội Vàng” cho cuộc đời tuy ngắn ngủi nhưng tràn đầy ý nghĩa, đã thể hiện rất tích cực, rất đáng trân trọng của tư tưởng Xuân Diệu.

Sử dụng phép điệp ngữ, điệp cấu trúc; giọng điệu thơ sôi nổi nhưng không tạo được niềm vui vì không che giấu sự nuối tiếc, xót xa, hờn dỗi (nói làm chi, nếu, tiếc…); Hệ thống từ ngữ, hình ảnh được đặt trong thế tương phản đối lập cao độ. Tất cả đã tạo nên một đoạn thơ hay và giàu ý nghĩa mang đậm dấu ấn Xuân Diệu.

Tóm lại, đoạn thơ thể hiện tâm trạng nuối tiếc thời gian và cuộc đời của một nhà thơ vốn khao khát sống, sống mãnh liệt hết mình. Qua đoạn thơ, người đọc thêm trân trọng quan niệm nhân sinh mới mẻ, tích cực, cảm xúc chân thành của một tâm hồn nghệ sĩ luôn cháy bỏng niềm yêu cuộc sống. Nói như Giáo Sư Nguyễn Đăng Mạnh: “Đây là tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt. Nhưng đằng sau những tình cảm ấy, có một quan niệm nhân sinh mới mẻ chưa thấy trong thơ ca truyền thống”.

Phân tích đoạn 2 bài thơ Vội vàng – mẫu 10

Nền văn học Việt Nam với điểm nhấn của trào lưu Thơ Mới luôn để lại dấu ấn với nhiều tuyệt tác đặc biệt. Trong số những đóng góp của các nhà thơ thì Xuân Diệu được xem là một cây đại thụ lão làng với bao tập thơ về tình yêu khiến độc giả say đắm, mê mẫn. Vội vàng là tác phẩm điển hình viết về nét đẹp nhân sinh, quan niệm sống tích cực từ thi nhân. Ta sẽ thấy rõ nét hơn về điều này ngay khi đến với khổ thứ hai của bài thơ.

Nếu như ở khổ thơ thứ nhất nhà thơ vì yêu cái đẹp của thiên nhiên mà muốn đoạt quyền tạo hóa “tắt nắng”, “buộc gió” thì quan niệm vô cùng tích cực của thi nhân, sự lí giải đầy sâu sắc được trình bày ở khổ thơ thứ hai. Mở đầu cho khổ thứ hai của bài là hai câu thơ đọc vào như khiến ta vỡ lẽ khi thời gian cứ ngày một trôi qua nhanh chóng bởi cách ngắt nhịp 3/5.

“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”

Người ta như chìm đắm vào trong từng vần thơ bởi cách tả vô cùng tinh tế, táo bạo khi đọc thơ của Xuân Diệu. Sự trôi nhanh vội vã của thời gian để rồi tiếc nuối, lo sợ được nhà thơ phát hiện. “Đương tới” – “đương qua”, “còn non – sẽ già” là lúc nhà thơ gọi tên các trạng thái đối lập của thời gian. Trở về với những vần thơ trung đại thì sẽ thấy thời gian qua cách kể của các thi nhân xưa nhận ra sự nhỏ bé, chóng qua của thời gian nhưng người đọc sẽ hiếm hoi nhận thấy được lời than thở, buồn đau trong những câu thơ này. Tuy nhiên trong Thơ Mới cái nhìn có sự thay đổi hơn, trước sự ngắn ngủi của đời người, không còn là vô tận mà tuyến tính con người tỏ ra hoảng sợ, ý thức rõ ràng về điều này. Minh chứng trong câu thơ của Mãn Giác Thiền trong Cáo tật thị chúng:

“Xuân khứ bách hoa lạc

Xuân đào bách hoa khai”

Trước không gian mênh mông, con người dường như thu mình lại khi thời gian chảy trôi nhanh, thấy bản thân trở nên bé nhỏ. Mùa xuân hôm nay đẹp lung linh nhưng rồi mai đây nó cũng đến lúc phai tàn, già cỗi đi cùng thời gian là điều không ai níu giữ lại được.

“Thời gian qua kẽ tay

Làm khô những chiếc lá

Kỷ niệm trong tôi

Rơi như tiếng sỏi trong lòng giếng cạn”

Khi xuân đi qua thì tuổi xuân của con người cũng trôi theo trong tiếc nuối. Ở đây nhà thơ cảm thấy chẳng còn gì, chẳng thể níu kéo mọi thứ khi thời gian rồi cũng mai một tất cả, kể cả tuổi thanh xuân:

“Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất

Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…”

Nhà thơ muốn nhấn mạnh về tầm quan trọng của mùa xuân, tuổi trẻ rồi sẽ chảy trôi cùng thời gian thấy được qua danh từ “xuân” gợi nhắc đi lại nhiều trong đoạn thơ, . Khi tuổi trẻ đi qua thì “tôi” rồi cũng trở nên vô nghĩa, trống rỗng, bởi lúc này tình yêu đã không còn. “Lòng tôi” và “lượng trời” là sự tương phản của hai thế cực bật lên sự hữu hạn, vô hạn giữa đời người và đất trời. Từ đó để thấy rằng vòng xoáy của thời gian tiếp nối trong sự vận động không ngừng của thời gian thì vạn vật, con người rồi sẽ phải thay đổi. Sinh lão bệnh tử là lẽ thường tình, là vòng tròn tuần hoàn lặp lại không ngừng. Niềm tiếc nuối của tác giả trước sự chảy trôi của thời gian tuyến tính một đi không trở lại được thấy rõ hơn trong lời thơ. Bước đi của mùa xuân cũng là bước đi của thời gian, của đời người. Nhìn mọi thứ đều nhuốm màu của lo âu, hốt hoảng nên thi sĩ muốn níu giữ tuổi trẻ. Do đó mà ta nhận thấy có sự thay đổi, có sự đa dạng trong cách diễn đạt từ câu định nghĩa, khẳng định về mùa xuân và tuổi trẻ, tinh tế một chút sẽ thấy được đó là lời cảm nhận về sự có mặt, hiện hữu rồi tàn phải của tuổi xuân, tiếng than đầy nuối tiếc từ đó lại cất lên da diết. Tuy nhiên ở đây có một điều rất hay khi tinh tế nhận thấy trong lời thơ của Xuân Diệu đó là tuổi xuân, tuổi trẻ trôi qua ông không nuối tiếc bằng việc không thể được tận hưởng mọi hương sắc của đất trời.

Vài dòng thơ ngắn ngủi nhưng đầy triết lý đã cho thấy một tâm hồn thơ lãng mạn, cá tính của Xuân Diệu. Vội vàng là tác phẩm tuyệt đỉnh đi theo cùng năm tháng.

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Văn mẫu lớp 11

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button