Văn mẫu lớp 9

Giới thiệu về Cao Bá Quát

Giới thiệu về Cao Bá Quát

Đề bài: Giới thiệu một vài nét về Cao Bá Quát

Bạn đang xem bài: Giới thiệu về Cao Bá Quát

Bài văn mẫu

Cao Bá Quát (1808 – 1855) hiệu là Chu Thần, quê ở làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Thông minh, dĩnh ngộ, 9, 10 tuổi đã giỏi thi phú từ chương, được người đời ca ngợi là “Thánh Quát”. Sau khi đỗ Cử nhân, ông được làm một chức quan ở bộ Lễ. Lận đận tròng chốn quan trường, về sau làm Giáo thụ phủ Quốc Oai tỉnh Sơn Tây.

Là một danh sĩ giàu lòng thương dân lo đời, ghét cường quyền và sự thối nát của bọn vua quan triều Nguyễn, năm 1854 Cao Bá Quát tham gia cuộc khởi nghĩa nông dân Mĩ Lương do Lê Duy Cự cầm đầu. Năm 1855, ông bị chết trận trong tư thế lẫm liệt bất khuất hiên ngang.

Cao Bá Quát là nhà thơ lỗi lạc trên thi đàn dân tộc trong thế kỉ 19. Ông để lại trên một nghìn bài thơ chữ Hán và vài chục bài thơ Nôm, và kiệt tác “Tài tử đa cùng phú”.

Thơ văn Cao Bá Quát thấm đượm tình yêu nước, niềm tự hào dân tộc, man mác tình gia đình, tình bằng hữu, tình quê hương. Ngôn ngữ thơ hàm súc, giọng thơ thiết tha trầm hùng. “Vịnh Đổng Thiên Vương”, “Chiêm bao thấy con gái đã mất , “Sắp đến quê nhà”, “Giữa đường gặp người đói”, “Bài ca trăng thu sông Trà’, … là những bài thơ nổi tiếng của ông được nhiều người yêu thích.

Ca ngợi tâm hồn và khí phách Cao Bá Quát, nhà thơ Sóng Hồng đã viết:

"  Dấu xưa nay biết đâu tìm?
Thương ai bảy nổi ba chìm nước non.
   Trăng kia khi khuyết khi tròn,
Tinh thần phản kháng vẫn còn sáng soi ..."

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Văn mẫu lớp 9

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button