Văn mẫu lớp 11

[Năm 2022] Suy nghĩ về bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay xem nhiều nhất

[Năm 2022] Suy nghĩ về bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay xem nhiều nhất

[Năm 2022] Suy nghĩ về bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay xem nhiều nhất

Bài văn Suy nghĩ về bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay gồm dàn ý phân tích chi tiết, sơ đồ tư duy và 10 bài văn phân tích mẫu hay nhất, ngắn gọn được tổng hợp và chọn lọc từ những bài văn hay đạt điểm cao của học sinh lớp 11. Hi vọng với
10 bài Suy nghĩ về bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay này các bạn sẽ yêu thích và viết văn hay hơn.

Đề bài: Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về “bệnh vô cảm” trong xã hội hiện nay.

Bạn đang xem bài: [Năm 2022] Suy nghĩ về bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay xem nhiều nhất

Dàn ý Suy nghĩ về bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay

1. Mở bài

– Đại văn hào Nga Maxim Gorky đã từng quan niệm: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương”. Tình thương chính là cái quý giá của con người; “nó làm cho người gần người hơn”; sưởi ấm những cuộc đời bất hạnh và làm cho cuộc đời thêm phần ý nghĩa. Thế nhưng, có một mặt trái đáng buồn trong xã hội chúng ta hiện nay là con người đang dần mất đi tình thương ấy để sống với lòng ích kỉ, bằng trái tim lạnh giá, chỉ nghĩ cho bản thân, lạnh lùng, thậm chí là thờ ơ với mọi thứ xung quanh. Đó chính là thái độ sống vô cảm mà mọi người cho đó là “căn bệnh lâm sàng”.

2. Thân bài

a. Khái quát (Dẫn dắt vào bài)

– “Bệnh vô cảm” đã và đang trở thành một vấn đề xã hội mà mọi người quan tâm và suy nghĩ. Nó dường như trở nên phổ biến và càng nhanh chóng phát triển. Vậy, chúng ta hiểu gì về “ bệnh vô cảm”?

b. Giải thích: “Bệnh vô cảm” là gì?

– “Bệnh vô cảm” là căn bệnh tâm hồn của những người có trái tim lạnh giá, không xúc động, sống ích kỷ, lạnh lùng. Họ thờ ơ, làm ngơ trước những điều xấu xa, hoặc nỗi bất hạnh, không may của những người sống xung quanh mình.

c. Thực trạng, biểu hiện:

– Bệnh vô cảm có những biểu hiện:

+ Thờ ơ với buồn vui, sướng khổ, với những số phận của những người xung quanh mình. Đi đường gặp những người bị tai nạn, gãy tay, gãy chân hoặc nằm bất tỉnh, những kẻ vô cảm chẳng có phản ứng nào mà chỉ biết dửng dưng chứng kiến với thái độ “Thờ ơ con mắt lạnh. Nhìn chúng có hề chi!” (Tố Hữu).

+ Thờ ơ với những vấn đề xã hội dù lớn, dù nhỏ, các phong trào, các sự kiện. Hằng năm, mọi người đều hưởng ứng sự kiện Giờ Trái đất. Khi mà toàn thể xã hội tham gia sự kiện một cách tích cực và hào hứng, nhất là thế hệ trẻ thì bên cạnh đó vẫn có những con người thản nhiên bật nhạc, bật đèn, bật tivi. Rõ ràng, đây là một cách thể hiện sự vô cảm, anh ta thờ ơ với những vấn đề lớn lao nhất, hoặc thậm chí là những vấn đề rất bình dị nhưng mà thật có ý nghĩa trong cuộc sống. Những phong trào hiến máu, tình nguyện, giúp đỡ đồng bào bị bão lụt, những vấn đề lớn lao của xã hội… thờ ơ, coi như đó không phải là chuyện của mình.

+ Thờ ơ trước những vẻ đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống, của con người. Một tấm gương học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, cố gắng vươn lên học giỏi, nhưng anh ta sẵn sàng bỏ qua, không để tâm đến, không biết ngưỡng mộ, và cảm phục. Trước một cảnh đẹp của thiên nhiên khiến mọi người phải xúc động, phải xao xuyến thì lại thờ ơ, coi như không có chuyện gì.

+ Thơ ơ với cái xấu, cái ác. Lên xe ô tô, thấy kẻ gian móc túi hoặc bọn côn đồ hành hung hành khách, họ cũng chỉ lờ đi xem như đấy không phải chuyện của mình. Sống trong cơ quan trường học, chứng kiến bao chuyện ngang trái như cấp trên hối lộ, thầy giáo ngang nhiên bạo hành học sinh, còn học sinh thì quay cóp gian lận trong thi cử, họ cũng không mở miệng mà ngoảnh mặt làm ngơ. Hoặc trông thấy bạn bè đồng trang lứa bị bạo hành ngay trước cổng trường nhưng họ còn đứng xem rồi quay clip tung lên mạng coi như không phải chuyện của mình.

+ Thờ ơ với chính cuộc sống, tương lai của mình, “nước chảy bèo trôi”, đến đâu hay đến đó.

– Sự vô cảm là một căn bệnh đang có chiều hướng lan rộng trong xã hội ta, nó đang len lỏi khắp mọi nơi. Nó không chỉ diễn ra ngoài xã hội mà còn xâm nhập vào trong các gia đình, những người thân ruột thịt. Tôi đã chứng kiến cảnh có nhà cha mẹ bị ốm nặng nằm liệt giường mà con cái không đoái hoài gì đến, có khi tống khứ vào viện dưỡng lão. Khi bố mẹ qua đời thì giành nhau đưa xác về nhà mình để nhận tiền phúng điếu. Tôi thấy đau lòng và xót xa khi đọc được một bài báo trên mạng có đưa tin về vụ một bé gái 2 tuổi bị xe tải cán và sau đó bị những người đi ngang qua bỏ mặc ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Thiên thần bé nhỏ này đã bị xã hội bỏ rơi và qua đời bởi chính sự thờ ơ, vô cảm của những con người không có tình thương và đạo đức.

d. Nguyên nhân:

– Do cách sống vị kỷ của mỗi con người, thờ ơ với tất cả mọi thứ xung quanh.

– Do nhịp sống, guồng quay hối hả, đầy tốc độ của xã hội thời hiện đại. Mọi người cứ bị cuốn vào guồng quay với học tập, với phấn đấu, với lao động, với sự nghiệp mà nhiều khi chúng ta quên đi tất cả mọi điều xung quanh. Bởi vì nhiều khi không đủ thời gian, không đủ sức lực và tâm huyết để mình chú ý đến những vấn đề khác ngoài công việc.

– Tính chất của cuộc sống mang tính chất “đô thị hóa”, văn hóa làng xã ngày một mai một dần, cái khái niệm gọi là “tắt lửa tối đèn” cũng mất dần đi.

– Một bộ phận thế hệ trẻ được gia đình, bố mẹ chiều chuộng, thậm chí là lập trình sẵn cho cuộc đời, cho tương lai, cho từng đường đi nước bước. Cho nên không cần phải phấn đấu, không cần phải bận tâm, mọi thứ đều đã được bố mẹ lo, cho nên anh ta thờ ơ với cuộc sống, tương lai của mình.

e. Tác hại, hậu quả:

– Bệnh vô cảm có những tác hại thật ghê gớm đối với mỗi cá nhân và xã hội. Vì vô cảm, mà con người trở thành thơ ơ, lạnh lùng đánh mất đi cái lương tâm, cái phẩm chất đạo đức. Vì vô cảm, các quan chức nhà nước sẵn sàng giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ, tư túi, tham ô tiền, đã gián tiếp đẩy đất nước đến bờ vực của suy vong, chẳng còn ai lo cho lợi ích chung của cộng đồng dân tộc. Vì vô cảm, mà các thầy cô giáo – “kỹ sư tâm hồn” của học sinh sẽ đào tạo ra thế hệ học trò thiếu tri thức, trình độ và thậm chí cũng vô cảm giống như họ. Như thế, các chủ nhân tương lai của đất nước sẽ đi về đâu? Rường cột nước nhà sẽ ra sao, nếu không nói là đã mục nát ngay từ trong trứng nước? Quả thật, đó là một mối họa vô cùng lớn cho xã hội!

f. Ý kiến đánh giá, bình luận:

– Căn bệnh vô cảm là căn bệnh của những người sẵn sàng quay lưng lại với những nỗi đau khổ, bất hạnh của đồng loại, sẵn sàng làm ngơ trước cái xấu, cái ác, nên làm cho cái xấu, cái ác có mảnh đất màu mỡ để sinh sôi nảy nở như “cỏ mọc hoang” và đang đầu độc, chế ngự cuộc sống tốt đẹp của con người trong xã hội mới của chúng ta hôm nay.

– Căn bệnh vô cảm là căn bệnh của phường ích kỷ luôn luôn nhìn đời bằng cặp mắt ráo hoảnh. Nó đang làm mất đi một điều vô cùng thiêng liêng và quý giá. Đó là tình thương giữa con người với con người. Mà tình thương theo Nam Cao, nó là tiêu chuẩn quan trọng nhất để xác định tư cách con người “Không có tình thương, con người chỉ là một con vật bị sai khiến bởi lòng ích kỷ” (Đời thừa – Nam Cao). Bệnh vô cảm đang làm “nhiễm mặn”, vẩn đục và xói mòn dần truyền thống đạo lý đẹp nhất của con người Việt Nam: “Thương người như thể thương thân”. Và khi căn bệnh này ngự trị, thì con người sống với con người trong mối quan hệ hết sức lỏng lẻo. Ở đó thiếu hơi ấm của tình thương, của niềm cảm thông, của sự cưu mang, đùm bọc, sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau. Một cuộc sống như thế là cuộc sống của “Một sa mạc đời đìu hiu lạnh giá”. Thật buồn đau và thất vọng biết bao!

g. Bài học nhận thức và hành động:

– Học tập lối sống lành mạnh, biết yêu thương sẻ chia đồng cảm với những người xung quanh. Tham gia các hoạt động xã hội có tính nhân văn cao như phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong trào thanh niên lập nghiệp… Xã hội cần lên án mạnh mẽ bệnh vô cảm, coi đó như là một cuộc chiến đấu để loại bỏ căn bệnh này ra khỏi xã hội ta.

3. Kết bài:

– Tình thương là cái quý giá của con người; bệnh vô cảm đã làm mất phẩm chất ấy, không khác gì biến dòng máu hồng hào trở thành máu trắng. Trái tim mỗi con người cần được thắp sáng ước mơ, khát vọng, ý chí và sự sáng tạo gắn bó với cộng đồng. Điều đó sẽ chống được bệnh vô cảm và làm cho cuộc đời của con người có ý nghĩa.

[Năm 2022] Suy nghĩ về bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay xem nhiều nhất

Bài văn nghị luận: Bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay – mẫu 1

Trong đời sống đang phát triển mạnh mẽ về công nghệ, máy móc, con người có thể kiếm được nhiều tiền hơn, giàu có hơn, nhưng có một thứ dường như có biểu hiện vơi đi, đó là sự quan tâm giữa người với người? Cuộc sống công nghiệp với những tất bật và tốc độ vận động quá nhanh khiến người ta hẫng hụt đến mức ít quan tâm đến nhau hơn. Phải chăng những tất bật ấy là nguyên nhân khiến “bệnh vô cảm” có cơ hội lan rộng?

Vô cảm là một căn bệnh hiện không có trong danh sách của ngành y học, nhưng nó đã ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống con người. Vậy “bệnh vô cảm” là gì? Vô là không, cảm là tình cảm, cảm xúc. Vô cảm là trạng thái con người không có tình cảm. Sống khép mình lại, thờ ơ lạnh nhạt với tất cả mọi việc xung quanh. Trong nhịp sốhg hiện đại ngày nay, một sô’ người chỉ lo vun vén cho đời sống cá nhân và quay lưng lại với cộng đồng xã hội. Một số người tự làm mình trở nên xa lánh, không quan tâm đến ai, không biết đến niềm vui nỗi buồn của người khác. Đó là “bệnh vô cảm”. Chỉ lo chạy theo giá trị vật chất, đôi khi con người ta đã vô tình đánh mất đi vẻ đẹp đích thực của tâm hồn. Cuộc sống dù có sung túc hơn, giàu sang hơn, nhưng khi con người không biết quan tâm yêu thương nhau, thì đó vẫn không được xem là cuộc sống trọn vẹn được. Ngại giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn, cuộc sống của chúng ta dần đi ngược lại với truyền thống đạo đức tốt đẹp của nhân dân từ xưa “Lá lành đùm lá rách”.

Ngày nay, một số người chỉ biết sống và nghĩ cho riêng mình. Như khi thấy bao người hành khất bên đường, họ không giúp đỡ, thậm chí còn khinh miệt, dè bỉu chế nhạo trước nỗi bất hạnh của những mảnh đời đáng thương đó. Và cũng như bao tệ nạn, mọi việc xấu xa cướp giật giữa đời thường vẫn xảy ra hằng ngày đấy thôi, nhưng không ai dám can ngăn. Vì sao? Vì sao con người lại vô cảm như vậy? Phải chăng cũng vì họ sợ, sợ sẽ gặp rắc rối liên lụy, cho nên không dại gì lo nghĩ đến chuyện của người khác. Nhưng đc không là “chuyện của người khác”, đó chính là những vấn đề chung của xã hội. Sao con người lại có thể quay lưng lại với chính cộng đồng mình đang sống được kia chứ! Và không chỉ dừng lại ở một vài cá nhân, bộ phận nhà nước cũng có lối sống ích kỉ như vậy. Một vài cơ quan giàu sang luôn tìm cách bóc lột người dân, như về việc chiếm đất đai, tài sản… Rồi sau đó, hc ngoảnh mặt đi một cách lạnh lùng, bỏ lại sau lưng những mảnh đời khốn khổ khi cùng bao giọt nước mắt hờn trách cuộc đời không thể sẻ chia cùng ai. Đó không phải là biểu hiện của “bệnh vô cảm” hay sao!

Nếu cứ mãi tiếp tục như vậy, cuộc sống này sẽ mất hết tình thương, mất hết niềm cảm thông san sẻ, mất đi cả truyền thống đạo đức quý báu ngày xưa. Sẽ không còn là “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ nữa”, mà chỉ còn lại sự lạnh nhạt, sự thờ ơ vô cảm. “Tình thương là hạnh phúc của con người”, liệu cuộc sống này có còn ý nghĩa nữa hay không nếu con người cứ tự khép mình lại và chỉ biết sống cho bản thân? Liệu bạn có cảm thấy hạnh phúc nếu xung quanh mình chỉ toàn là giọt nước mắt cùng với nỗi bất hạnh của bao người? Thomas Merton đã từng nói: “Nếu chúng ta chỉ biết tìm hạnh phúc cho riêng mình thì có thể chúng ta sẽ chẳng bao giờ tìm thấy. Hạnh phúc đích thực là biết sống vì người khác”. Bạn giàu sang u? Bạn thành công ư? Nhưng khi đã trở nên vô cảm, bạn chỉ thấy mỗi bản thân mình mà thôi. Sự giàu sang, sự thành công như vậy có mang lại hạnh phúc cho bạn không khi bạn chỉ sống một mình, hay đúng hơn là bạn tự tách mình ra khỏi cộng đồng, sống không sẻ chia.

Sống đôi khi đơn giản là học cách yêu thương. Hãy thử một lần trải lòng mình ra dù chỉ là chút ít ỏi. Bởi vì, khổ đau được san sẻ sẽ vơi đi một nửa, còn hạnh phúc được san sẻ sẽ nhân đôi. Hãy thử nghĩ xem, cụ già trên đường kia sẽ có thể qua đường nếu bạn chịu bỏ chút ít thời gian dừng xe lại và dắt cụ qua. Em bé sẽ không lạc giữa chợ nô’u bạn chịu bỏ chút ít thời gian đưa em về phường công an tìm mẹ… Mỗi ngày đến trường, bạn có thể dành dụm một chút ít tiền cho quỹ “Vì người nghèo”. Nhiều, rất nhiều những việc bạn có thể làm nếu bạn chịu bỏ “chút ít”. Những đóng góp của bạn đôi khi rất nhỏ nhặt nhưng quan trọng hơn hết, đó là tình thương, là sự quan tâm chia sẻ, là cả một tấm lòng. Hãy làm những gì có thể để giúp cho nỗi đau của bao người được vơi đi. Sự trao đi yêu thương đôi khi cũng là điều mang lại hạnh phúc. Phải nói rằng, xã hội càng văn minh, thì con người đối xử với nhau nhân ái hơn, văn minh hơn. Tuy nhiên, vẫn tồn tại đâu đó lối sống thực dụng, ích kỉ đã làm tổn thương đến truyền thông “nhiễu điều phủ lấy giá gương” của dân tộc ta. Vì vậy, chúng ta không nên nói đời sống công nghiệp đã làm nảy sinh “bệnh vô cảm”, mà căn bệnh ấy xuất phát từ việc giáo dục con em và công dân chúng ta chưa thật nghiêm túc. Thật khó tìm nguyên nhân đầy đủ, nên xin trao câu hỏi này cho các nhà giáo dục và xã hội học, tâm lí học,.

Trong ca khúc “Mưa hồng”, cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng viết: “Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ”. Vâng, đừng sống quá vội vã! Đừng để dòng đời hối hả có thể cuốn bạn đi! Đừng quay lưng lại với tất cả! Đừng để dòng màu đỏ chảy trong con người bạn trở nên lạnh đen. Đừng để một khi nào đó dừng lại, bạn chợt nhận ra mình đã vô tình đánh mất quá nhiều thứ! Hãy nuôi dưỡng lòng nhân ái, tình thương của mình cùng mọi người đẩy lùi “căn bệnh vô cảm” kia. Và cũng bởi vì ngày mai có thể sẽ không bao giờ đến nên hãy cho và nhận những gì bạn có trong ngày hôm nay.

Bài văn nghị luận: Bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay – mẫu 2

Con người trong xã hội hiện đại đang đứng trước nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm có khả năng lấy đi mạng sống của chính họ bởi những thực phẩm bẩn được bày bán tràn lan hay sự ăn uống chưa đúng cách, con người đầu độc chính đồng loại của mình. Thế nhưng ở xã hội ấy còn xuất hiện một căn bệnh đáng báo động, dù không trực tiếp gây nên mối nguy hại nhưng lại gián tiếp đẩy cả xã hội vào tình trạng thụt lùi đến mức báo động. Đó chính là bệnh vô cảm.

Bệnh vô cảm trước hết không phải là một căn bệnh nan y mà có thể dùng thuốc để chữa như những căn bệnh trên cơ thể khác. Nó là một bệnh xuất phát từ bên trong, từ những tâm lí thờ ơ đến vô cảm của con người trước những sự vật, những sự việc xảy ra trong cuộc sống. Và từ đó bộc lộ ra bên ngoài thông qua thái độ, cách cư xử của con người đối với các sự vật, hiện tượng khác. Vậy vô cảm là gì? Vô có nghĩa là không, cảm là cảm xúc, tình cảm. Ta suy ra được rằng vô cảm chính là việc không có cảm xúc, thờ ơ, lạnh lùng. Nó không những là một bệnh đáng lên án mà còn là thứ cần loại bỏ để xã hội phát triển hơn, để con người gắn kết với nhau hơn. Nếu như các bệnh khác cần phải dùng thuốc, vật lí trị liệu hay phẫu thuật để điều trị thì muốn chữa được bệnh vô cảm phải xuất phát từ chính ý nghĩ và đi từ sự nhận thức cần phải thay đổi của mỗi cá nhân.

Con người ta thường nói rất nhiều về sự vô cảm, ấy thế nhưng họ cũng chẳng biết vô cảm xuất phát từ đâu? Tại sao con người lại mắc phải bệnh này? Có phải một đứa trẻ ngay từ khi sinh ra đã mắc bệnh vô cảm hay không? Thật vậy, vô cảm có lẽ xuất phát từ việc xã hội phát triển, con người ngày càng bận rộn để kiếm tiền, để chăm lo cho cuộc sống mà không để ý, bận tâm đến những điều khác xảy ra xung quanh. Nghe có vẻ rất vô lí nhưng lại vô cùng hợp lí. Bởi lẽ, khi xã hội phát triển thì cũng đồng nghĩa với việc các thiết bị hiện đại được sản xuất ra nhiều hơn. Điện thoại, máy tính bảng hay những thiết bị điện tử khác lấy đi sự tập trung của con người. Nhiều người cắm mặt vào chiếc điện thoại và nhâm nhi cốc trà đá là hiện tượng chúng ta có thể thấy mỗi ngày ở ngoài đường. Nhiều người bố, người mẹ cả ngày đi làm mệt mỏi, đến khi về không còn muốn nói chuyện hay hỏi han con cái của mình.

Tuy vô cảm là một căn bệnh xuất phát từ chính sự phát triển của xã hội nhưng không phải ai cũng mắc căn bệnh này. Còn rất nhiều người có thái độ văn minh, đi lên và tỉ lệ thuận với sự phát triển ấy.

Bài văn nghị luận: Bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay – mẫu 3

Xã hội ngày càng phát triển thì càng có nhiều vấn nạn xảy ra, xuất hiện những căn bệnh xã hội, một trong số đó là căn bệnh vô cảm. Bệnh vô cảm ngày càng lớn mạnh và trở thành nỗi lo lắng cho xã hội ngày nay.

Bệnh vô cảm là một căn bệnh sinh ra trong nhận thức mỗi con người. Đó là sự thờ ơ với mọi việc, hiện tượng trong đời sống. Những con người có trái tim lạnh lùng với tất cả nỗi đau, sự bất hạnh khó khăn của người khác. Có thể lí giải căn bệnh vô cảm sinh ra do xã hội phát triển ngày càng nhanh, con người lao vào guồng quay kiếm tiền, lo cho cuộc sống gia đình, bản thân mà quên đi các sự vật sự việc đang diễn ra xung quanh. Họ bận lo lắng cho mình mà quên đi việc phải giúp đỡ những con người đang gặp khó khăn cần họ giúp đỡ, hoặc làm ngơ hay im lặng trước cái xấu mà đáng ra mình phải lên tiếng. Nhưng nguyên nhân của sự vô cảm không thể không nhắc đến những con người có sẵn bản tính ích kỉ, không muốn giúp đỡ người khác hay xã hội trở nên tốt hơn.

Bệnh vô cảm có nhiều biểu hiện dễ nhận thấy trong cuộc sống. Bệnh vô cảm im lặng và làm ngơ với những khó khăn của người bên cạnh mình, thậm chí là người thân. Ví dụ như họ dửng dưng với việc phải giúp bố mẹ làm việc nhà, để cho cụ già phải đứng trên xe buýt trong khi mình được ngồi. Họ im lặng đi qua những tai nạn cần giúp đỡ trên đường, vội vàng tránh né vì sợ liên lụy đến bản thân và tốn thời gian của mình. Hay vô cảm do sự ích kỉ của bản thân, sự thù hằn hay lòng ghen ghét. Thậm chí vô cảm là ánh mắt lạnh lùng có phần khinh bỉ với những con người có khiếm khuyết trên cơ thể, mắc những căn bệnh khó chữa hay những hoàn cảnh đáng thương. Những người có trái tim vô cảm thường có hiểu biết hẹp hòi hay thường không có lòng nhân ái, họ ích kỷ cùng trái tim cằn cỗi.

Có thể lấy hàng trăm nghìn ví dụ về bệnh vô cảm trong đời sống mà con người ta phải cảnh tỉnh trên báo chí. Ví dụ như chiều ngày 13/3/2015, tại một khu đất trống ở Thành phố Hồ Chí Minh bỗng xảy ra một vụ nổ lớn khiến anh Nguyễn Hữu Đức bị bỏng nặng. Người dân xung quanh đưa anh tới bệnh viện nhưng không một con taxi nào chịu chở anh. Clip được quay lại và phát trên mạng làm cho mọi người rùng mình về nỗi đau của người khác. Hay gần đây là vụ nữ sinh 12 bị bỏng bị lên án vì sự thờ ơ của các giáo viên hay sự vô cảm của một phần cộng đồng mạng khi mắng nhiếc nữ sinh ấy làm quá mọi việc lên….

Ngày xưa có câu:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước thì thương nhau cùng.
Lá lành đùm lá rách”

Câu đó ám chỉ một dân tộc có truyền thống tương thân tương ái từ xa xưa, nhưng tiếc thay khi xã hội càng phát triển truyền thống tốt đẹp ấy dần bị mai một bởi một bộ phận không ít người càng ngày trở nên vô cảm. Đó là một căn bệnh lây lan và để lại những hậu quả xấu cho đất nước. Con người trở thành kẻ vô trách nhiệm thậm chí vô lương tâm, nặng hơn nữa là có tội. Bác sĩ mà vô cảm sẽ để cho nhiều bệnh nhân nặng bệnh mà càng thêm nặng .Cũng vì vô cảm dân cư mạng không đặt hoàn cảnh bản thân vào người khác mà bình luận những câu phiến diện mà cho người trong cuộc trở nên càng tồi tệ, không thiếu những vụ tự tử vì bị giễu cợt hay bịa chuyện. Căn bệnh vô cảm sẽ như thế nào nếu ai cũng mắc? Tất cả mọi người sẽ quay lưng lại với những nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác, làm ngơ trước cái xấu. Từ đó cái xấu sẽ thống trị cho sự tốt đẹp lâu nay đang tồn tại của xã hội. Nó đang làm mất đi tình thương giữa con người với con người. Nếu không ngăn lại nó sẽ thành sự hiển nhiên được xã hội chấp nhận và lan rộng mãi như một bệnh dịch nguy hiểm.

Mọi người cần có phương pháp ngăn chặn căn bệnh nguy hiểm này. Cần trích dẫn những hiện tượng vô cảm lên các phương tiện truyền thông như báo chí, các trang mạng xã hội như một lời cảnh tỉnh răn đe với những con người mang trong mình trái tim vô cảm. Giới trẻ cần được dạy biết yêu thương khi được sinh ra, khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Bố mẹ cũng đừng vô tâm trước con cái để trẻ em không làm theo bởi Khổng Tử đã nói rằng trẻ em sinh ra tờ giấy trắng. Chúng ta nên đẩy mạnh các hoạt động thiện nguyện, vừa có ích cho xã hội vừa đánh thức trái tim yêu thương trong mỗi con người.

Trái đất, xã hội sẽ trở nên đẹp biết bao nếu con người cởi mở với nhau hơn, quan tâm yêu thương nhau. Chúng ta luôn cố gắng cho bản thân mình trở nên tốt đẹp, có lẽ gì mà chúng ta không nỗ lực để cho xã hội để càng trở nên tươi đẹp hơn.

Bài văn nghị luận: Bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay – mẫu 4

Cuộc sống ngày càng phát triển đi kèm với nó là sự nâng cao không ngừng của chất lượng sống và công nghệ thông tin. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực thì cũng còn đó những vấn đề vô cùng nhức nhối. Sự phát triển quá đà của công nghệ là nguyên nhân khiến cho con người ngày càng kéo giãn khoảng cách với nhau. Và bệnh vô cảm chính là căn bệnh vô cùng đáng sợ khiến cả xã hội phải trăn trở.

Vậy thì bệnh vô cảm mà mọi người vẫn nói là gì? Vô tức là không, cảm ở đây có nghĩa là cảm xúc. Vô cảm chính là việc con người sống không có cảm xúc không có tình cảm và thờ ơ, bàng quan trước những gì đang xảy ra xung quanh mình. Nó thực sự là một trong những vấn nạn vô cùng đáng sợ. Tuy không phải thuật ngữ y học xong nó đang diễn tiến với tốc độ khá nhanh và nguy hiểm. Thậm chí nó còn có nguy cơ “lây lan” đến một cộng đồng lớn trong xã hội.

Thật vậy cuộc sống ngày càng hiện đại, con người ngày càng cuốn theo guồng quay của công việc của đồng tiền mà trở nên thờ ơ với gia đình xã hội. Họ tự tạo cho mình một thế giới riêng mà trong thế giới đó không có sự tồn tại của những người bên ngoài. Với họ niềm vui chính là được sống vì mình, sống cho mình. Cuộc sống ngày càng giàu sang hơn, vật chất ngày càng đầy đủ hơn cũng là lúc họ càng đánh mất đi tính “đồng cảm” trong mình. Thế nhưng hãy thử tưởng tượng đến một ngày, bạn có tất cả tiền bạc, danh vọng, địa vị nhưng ngoảnh lại chẳng còn ai bên cạnh? Cuộc sống bạn sẽ trở nên thế nào?

Có một thi nhân nào đó đã từng nói “tình thương sự đồng cảm chính là sợi dây kết nối mọi người” quả thực điều đó không sai. Từ xa xưa nhân dân ta đã có một truyền thống đạo đức vô cùng tốt đẹp đó là truyền thống tương thân tương ái, một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. Và tình yêu thương sự đồng cảm đó chính là động lực để làm nên hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ vĩ đại khiến cả thế giới phải nghiêng mình kính nể. Dọc chiều dài lịch sử mấy ngàn năm của đất nước truyền thống đó chưa bao giờ bị mất đi thậm chí nó lại còn nở rộ khi đất nước gặp nguy nan. Thế nhưng dường như tinh thần đó giữa cuộc sống hiện đại này càng bị “mai một” và “phai tàn” . Bằng chứng là những tệ nạn cướp giật, đụng độ giữa đời thường mà chẳng ai thèm can ngăn. Phải chăng họ đang sợ gặp rắc rối, sợ gặp tai họa cho mình? Họ bàng quan trước những đau khổ mà người khác phải gánh chịu và chẳng thèm “ôm rơm nặng bụng”. Thế nhưng họ đâu có biết rằng chính sự ngụy biện một cách vô lí đó đã vô tình khiến cho xã hội mất đi sự nhân văn vốn có và khiến cho con người trở nên ích kỉ với nhau hơn?

Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:

“Đã là con chim chiếc lá
Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả?
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình?”

Cuộc sống con người không phải chỉ có suy nghĩ cho mình là đủ. Nó chỉ thực sự trở nên trọn vẹn khi con người biết sống vì nhau và sống cho nhau. Nhiệm vụ của chiếc lá không chỉ là xanh, con chim không chỉ là tiếng hót mà nó còn phải góp phần làm đẹp cho đời tô điểm cho cuộc sống những sắc màu vui tươi và ý nghĩa hơn nữa. Cũng như con người chúng ta không thể sống một mình mà còn phải có đồng loại có tập thể. Nếu chúng ta cứ sống thờ ơ vô cảm trước mọi người mọi việc thì sẽ có một ngày chính chúng ta sẽ là nạn nhân của căn bệnh đáng sợ này. Cuộc sống không chỉ có tiền bạc, vật chất là thước đo của thành công mà nó còn được đo bằng nhân cách sống, bằng đạo đức của mỗi người. Chính vì thế ngay từ bây giờ chúng ta hãy tập sống mở lòng với mọi người. Học cách yêu thương và chia sẻ. Bởi lẽ chỉ có tình yêu, sự đồng cảm mới nhân lên mạnh mẽ trở thành chân lí sống của xã hội còn sự vô cảm lạnh nhạt sẽ khiến con người chết dần chết mòn trong cô đơn.

Mỗi học sinh chúng ta còn đang ngồi trên ghế nhà trường hãy thể hiện sự yêu thương đồng cảm của mình bằng việc tích cực giúp đỡ những mảnh đời khốn khổ, biết ủng hộ đồng cảm trước nỗi đau của đồng bào nhân dân cả nước trong những trận lũ quét lịch sử. Một cuốn vở một chiếc bút tuy nhỏ bé về vật chất nhưng lại chứa đựng trong đó một giá trị tinh thần lớn lao thể hiện cả truyền thống tư tưởng tốt đẹp của dân tộc. Tình yêu thương chính là sự cứu cánh cho những mảnh đời bất hạnh, là chiếc phao cứu sinh con người giữa biển cả của đau khổ.

Xã hội ngày càng văn minh cũng là lúc con người ngày càng tất bật với guồng quay của công việc của mối quan hệ. Tuy nhiên không vì thế mà bạn đánh mất đi tình yêu thương, sự đồng cảm với xã hội. Hãy mở rộng tấm lòng mình với mọi người bằng cách trao đi tình thương để góp phần làm cho xã hội ngày càng giàu đẹp và văn minh hơn.

Bài văn nghị luận: Bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay – mẫu 5

Nếu sống không có tình cảm thì khác nào tự huỷ hoại hai tiếng “con người”. Truyền thống người Việt từ xưa “thương người như thể thương thân”. Đó là truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời mà dân ta giữ gìn. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển, lại xuất hiện những con người có lối sống gặm nhấm dần mòn những truyền thống tốt đẹp ấy. Đó là những con người mang trong mình căn bệnh vô cảm – một căn bệnh cực kì nguy hiểm.

Bệnh vô cảm không hề có trong danh sách bệnh của y học. Vậy nhưng điều đáng nói là những điều đó gây ra lại khiến con người ta phải xót xa, đau đớn thay. Có thể những căn bệnh hiểm nghèo, bệnh thế kỉ AIDS là sự quan tâm hàng đầu của y học hiện nay bởi sự nguy hiểm chết người của chúng. Tuy nhiên nó vẫn chỉ là căn bệnh và với sự tiến bộ y học vẫn hy vọng có thể được chữa khỏi. Còn bệnh vô cảm? không đơn giản là sự sống còn của một ai đó mà nó là cả một vấn đề của xã hội – vấn đề nhân đạo.

Những “biểu hiện lâm sàng” của căn bệnh này rất dễ nhận biết. Ngày qua ngày biết bao nhiêu những ứng xử vô cảm diễn ra mà đôi khi người ta coi chúng như những việc bình thường. Người ta thấy việc làm cần không ngăn, thấy người yếu bị ức hiếp cũng không bênh vực. Những lí do “đó là việc của kẻ khác, hơi đâu quan tâm..” càng tiếp tay cho những kẻ xấu, việc xấu lấn tới. Cụ thể, thấy người bị nạn lại bỏ đi, đưa những ánh nhìn lạnh lùng, vô cảm, thậm chí có kẻ lợi dụng cơ hội để ăn cắp, lấy tài sản của họ. Đó là những kẻ không biết động lòng trước nỗi đau của người khác, không biết phẫn nộ, bất bình trước cái xấu. Những cách sống khô khan nghèo nàn và khan hiếm tình cảm như vậy thật đáng buồn. Càng đáng buồn hơn nữa khi nó tồn tại ở mọi tầng lớp, lứa tuổi từ trẻ nhỏ đến người lớn. Một đứa trẻ có thể bắt con chuồn chuồn và vặt cánh, ngắt đuôi nó, lấy đó xem như một thú vui. Chúng không hề biết nghĩ hay thất sợ sệt mà ngần ngại. Nhiều bậc cha mẹ cũng nghĩ chuyện bình thường, nó chỉ biết chơi với con vật vậy thôi. Nhưng chắc chắn một điều rằng, vô tình đã gieo vào mình ít nhiều mầm mống bệnh vô cảm. Chẳng hạn những cử động, thoát khỏi bàn tay đứa trẻ của con chuồn chuồn một cách bất lực không làm cho đứa trẻ động lòng thương. Liệu có chắc rằng sau này nó không hành động với con người như vậy. Nói một cách khác có thể bạn cho hơi quá nhưng không hề vô lí, nó có thể đối xử với người ta như đã từng đối xử với con chuồn chuồn khi nó lớn lên ai biết được?

Nhiều khi người ta nghĩ rằng giới trẻ là những người văn minh nhất vì họ có tri thức. Nhưng điều đó là chưa hẳn. Người ta chỉ dạy cho họ những tri thức khoa học, mấy khi họ được học những điều về cách sống tình cảm, cách đối nhân xử thế. Có chăng cũng những câu lí thuyết nhàm chán, dần ra cũng chẳng còn tác dụng. Họ chỉ biết sống tốt hơn nếu họ được sống trong môi trường ứng xử tình cảm giữa mọi người. Vậy nên những cảnh xua đuổi người hành khất, bố thí với ánh mắt dè bỉu, khinh thường của các bạn trẻ cũng không hiếm khi ta bắt gặp. Họ sẵn sàng bỏ ra hàng trăm thậm chí hàng triệu để tiêu xài vào những thứ vô bổ mà không dám bỏ ra vài nghìn để mua một tờ báo hay một tờ vé số mà các em nhỏ đang nài nỉ khàn cả cổ…Ai dám bảo văn minh là thế?

Những người dân thường đã thế, nếu những người nằm trong đội ngũ lãnh đạo cũng có những người vô cảm, những người thờ ơ trước nỗi khổ dân nghèo, những con người làm các ngành nghề lương tâm như bác sĩ, giáo viên mà vô cảm thì thế nào? Cuộc sống ngày càng xô bồ, hối hả. Mọi người cứ chạy theo cái vòng quay của cuộc sống. Người ta mưu sinh chạy theo đồng tiền mà nhiều khi lại bị chính nó điều khiển. Những bản chất truyền thống tốt đẹp của con người bị đồng tiền che lấp. Người ta chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân mà quên đi người khác. Dần ra, họ sống cuộc sống vô cảm, thậm chí vô nhân đạo, không biết quan tâm, chia sẻ với mọi người. Một người sống trong môi trường không có sự quan tâm chia sẻ giữa mọi người lẫn nhau thì càng có nguy cơ mắc bệnh vô cảm. Không có gì nguy hiểm hơn là một xã hội toàn những người vô cảm.

Ta vẫn thường nghe đâu đó có câu: “Người với người sống để yêu nhau” không có tình yêu của con người với nhau thì đâu thể gọi là xã hội loài người. Vậy nên phải tao ra môi trường sống đầy tình yêu, sự quan tâm, san sẻ với nhau, có như thế căn bệnh vô cảm mới có thể được chữa.

Bài văn nghị luận: Bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay – mẫu 6

Nếu như ngày nay HIV/AIDS đã được các nhà khoa học tìm ra xu hướng điều trị mới nhằm hướng tới mục tiêu cuối cùng quét sạch toàn bộ HIV ra khỏi danh sách những căn bệnh không có thuốc chữa thì vô cảm_căn bệnh tinh thần của con người vẫn chưa tìm ra vắc xin. Bệnh vô cảm là một thái độ sống chưa tốt, có nhiều biểu hiện tiêu cực đáng báo động trong xã hội. Điều đó khiến cho mỗi con người cần phải suy ngẫm, trăn trở với mong muốn tìm ra giải pháp trị liệu hiệu quả.

Vậy bệnh vô cảm là căn bệnh như thế nào? Vô là không, cảm là cảm xúc. Vô cảm chính là không có cảm xúc. Nó đã trở thành “bệnh” nhiễm sâu vào trong suy nghĩ và hành động của mỗi người. Bệnh vô cảm là thái độ sống thờ ơ, dửng dưng, không quan tâm đến con người và sự vật, sự việc diễn ra xung quanh trong cuộc sống. Căn bệnh vô cảm khiến cho con người ta sống một “trái tim không có tình người”. Mà như Nam Cao đã nói “không có tình thương, con người chỉ là một con vật bị sai khiến bởi lòng ích kỉ” (Đời thừa).

Chắc hẳn ngay từ khi còn thơ bé chúng ta đã được đọc truyện cổ tích. Nếu ai đã từng đọc “Cô bé bán diêm”ắ t hẳn sẽ không thể quên được cái đêm hôm ấy- đêm Giáng sinh “Trời lạnh mọi người quây quần bên chiếc lò sưởi để đón Giáng sinh…. Trên khắp phố phường một số người hối hả trở về nhà dường như không có ai để ý đến cô bé”. Mặc dù đôi mắt ngây thơ ấy nửa van xin nửa ngại ngùng, chẳng hiểu sao cô vẫn bán như mọi ngày nhưng hôm nay tuyệt nhiên không một ai hỏi đến phải chăng vì họ vô tâm hay họ quá vội vã? Chính thái độ thờ ơ đó đã để em chết vì cái đói, cái giá lạnh trong đêm Giáng sinh hạnh phúc của bao người. Cái chết ám ảnh của cô bé đã khiến cho người đọc xót xa mà day dứt sao đêm ấy mọi người lại bỏ mặc em đến vậy. Tác giả ắt hẳn rất đau lòng khi đã để em chết trong hiện thực nghiệt ngã, đau lòng khi thấy giá trị đạo đức đang đi xuống nhưng cũng là để nhắn nhủ với bạn đọc hãy biết sống có tình người, yêu thương lẫn nhau.

Bước ra từ trang sách những con người vô cảm trong đêm Giáng sinh vẫn hiện hữu ở khắp mọi nơi trong cuộc sống. Bệnh vô cảm có ở trong mọi lứa tuổi, nghề nghiệp căn bệnh ấy đã “lây nhiễm” trong toàn xã hội. Ngay một số quan chức cấp cao_ những người mà theo Hồ Chí Minh nhận định: “Mỗi người Đảng viên, mỗi người cán bộ từ trên xuống dưới đều phải hiểu rằng mình vào Đảng là để làm đầy tớ cho nhân dân… làm đầy tớ cho nhân dân chứ không phải làm quan nhân dân… và phải làm cho tốt”. Những con người ấy phải phục vụ cho lợi ích của quần chúng nhưng một số chính quyền địa phương lại có thái độ dửng dưng, không quan tâm. Vụ án gần đây của Đặng Văn Hiến (Đăk Nông) vụ việc tranh chấp đất đai giữa dân làng và người của công ty Long Sơn. Trong tình thế nguy kịch giữa một bên là đất đai bị cướp, vợ con bị đe dọa và thái độ hung hăng của chúng đã buộc Hiến phải nổ súng. Tiếng súng ấy không phải của một tội phạm khát máu. Tiếng súng thức tỉnh lương tri. Tiếng súng gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự vô cảm của chính quyền địa phương. Nếu có sự can thiệp của cơ quan chức năng thì có lẽ người dân lương thiện không phải dùng đến bạo lực để giải quyết để bây giờ phải lãnh án giết người.

Ngay cả trong môi trường giáo dục_nơi ươm mầm tri thức cho đất nước nhưng căn bệnh vô cảm vẫn có mặt. Bạo lực học đường là vấn đề nổi trội lên hiện nay. Các em học sinh thấy bạn bè đánh nhau không can ngăn mà cổ súy, dửng dưng quay clip cho lên mạng xã hội. Thầy cô giáo thấy hành vi sai trái của học sinh thì lờ đi như không biết. Con người ta thật bình tâm trước cái xấu.

Bệnh vô cảm biểu hiện ngay trong những hành động ta vô tình bắt gặp ngoài đường. Là thấy kẻ gian móc túi mà không dám lên tiếng, là thấy những số phận bất hạnh nghèo khổ ta thờ ơ ngang qua. Là những vụ tai nạn giao thông nạn nhân đang giành giật giữa sự sống và cái chết ngay trước mặt nhưng họ vẫn làm ngơ, họ bàn tán, xì xào mà sao không một ai gọi cấp cứu.

Vô cảm không chỉ đối với mọi người mà còn đối với chính bản thân, người thân yêu nhất của mình. Hội thánh đức chúa trời đang hoạt động mạnh mẽ ở nước ta. Đây là một tà đạo hủy hoại nếp sống văn minh của con người. Những hội viên “ngây thơ” đa phần là sinh viên chính vì thờ ơ, không quan tâm theo dõi tin tức nên để mình bị lôi kéo, dụ dỗ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Biểu hiện của bệnh vô cảm vô cùng đa dạng, đối tượng phong phú, nó lây nhiễm như một dịch bệnh có ở mọi ngóc ngách trong cuộc sống. Vậy nguyên nhân nào khiến cho căn bệnh ấy ngày càng trầm trọng? Cuộc sống ngày càng phát triển con người càng phải guồng quay hối hả chạy theo vật chất mà quên mất rằng thế giới tinh thần rất quan trọng. Vô cảm xuất phát từ tâm lí đám đông họ sợ gặp rắc rối, sợ “mua dây buộc mình”. Vô cảm bởi lối sống ích kỉ chưa được giáo dục đúng đắn…

Chính căn bệnh ấy đã gây ra hậu quả nghiêm trọng, nó làm cho con người từ “nhân chi sơ tính bản thiện” trở thành người vô tâm, vô tình. Vô cảm làm mất đi truyền thống tốt đẹp của dân tộc với tinh thần tương thân, tương ái “lá lành đùm lá rách”. Nó làm cho văn hóa “tắt lửa tối đèn có nhau” dần mất đi trong cuộc sống nhộn nhịp nơi phố phường, khiến con người sống chạm mặt mà cách lòng…

Tuy nhiên không phải ai cũng mắc phải căn bệnh ấy, trong xã hội còn rất nhiều người tốt dám hi sinh xả thân cứu người, nhiều hành động đẹp để ta học tập. Để đẩy lùi được căn bệnh ấy cần phải xây dựng được một lối sống văn minh, một xã hội đồng cảm, sẻ chia. Cần khơi dậy lòng nhân ái và dung khí trong mỗi con người. Cần xây dựng nền tảng đạo đức tốt đẹp, gìn giữ truyền thống nhân đạo của dân tộc.

Là một người trẻ em nhận thức được sự nguy hiểm của bệnh vô cảm. Đây là một căn bệnh cần được điều trị kịp thời. Mỗi người chúng ta hãy cùng nhau chung tay đẩy lùi “dịch bệnh” để cuộc sống này biết yêu thương, vui buồn trước nỗi đau của mỗi con người, để xã hội này là xã hội của tình thương yêu. Một nhà văn Nga đã từng nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình thương” chính là vậy.

Bài văn nghị luận: Bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay – mẫu 7

Ngày nay con người phải đối mặt với rất nhiều loại bệnh tật khác nhau, những căn bệnh về thể xác, nhưng nguy hiểm hơn đó là những căn bệnh về tâm hồn. Những căn bệnh ấy ngấm ngầm phá hủy tinh thần, nhân tính trong mỗi chúng ta mà ta không hề hay biết. Đến một ngày chợt nhận ra thì mọi thứ đã trở nên quá muộn màng. Và một trong những căn bệnh nguy hiểm đó chính là căn bệnh vô cảm.

Vô cảm là gì? Nếu triết tự “vô” tức là không, “cảm” là thế giới tình cảm, cảm xúc của con người. Vô cảm là căn bệnh con người không có tình cảm, cảm xúc trước những sự việc diễn ra trong cuộc sống. Họ sống cuộc đời thờ ơ, ích kỉ, làm ngơ trước cái xấu, để cho cái ác hoành hành. Đó là những con người không có trái tim.

Căn bệnh này tồn tại dưới rất nhiều dạng khác nhau. Trước hết nó là sự thờ ơ trước những đau thương, mất mát của những người xung quanh. Niềm vui cũng không khiến họ cười, không làm trái tim họ hạnh phúc; mất mát khổ đau không làm họ nhỏ một giọt nước mắt tiếc thương. Mọi việc trước mắt họ đều trở nên “bình thường”. Trong thời gian gần đây, ta đã đọc rất nhiều bài báo phản ánh về tình trạng móc túi trên xe buýt, nhưng không một ai lên tiếng. Họ sợ hãi sẽ mang vạ vào mình, họ sợ bị trả thù, bởi vậy họ mặc kệ người bị hại.

Họ không quan tâm đến những vấn đề lớn hay nhỏ của xã hội, của những người xung quanh. Những trận lũ lụt lớn xảy ra, khiến biết bao người lâm vào cảnh màn trời chiếu đất, những có một bộ phận chẳng hề mảy may quan tâm đến những cuộc vận động lớn nhỏ để giúp đỡ những gia đình gặp nạn. Họ thờ ơ, họ không chú ý hay để tâm đến. Họ luôn chỉ nghĩ cho mình, vì mình, họ sợ hãi khi phải hi sinh cho người khác, họ né tránh sự giúp đỡ. Đối với họ sống trong cái vỏ ốc họ gia công bao giờ cũng mang đến hạnh phúc hơn hết cả. Họ mặc kệ cuộc sống xung quanh diễn ra như thế nào, trước một phong cảnh đẹp, trước một bông hoa thơm họ không mảy may rung động hay thích thú, dường như trái tim họ đã chết. Và họ thờ ơ với cả tương lai chính mình, để mặc cuộc đời xô đẩy, không nỗ lực, không phấn đấu, không có chí tiến thủ. Đây quả là một căn bệnh ô cùng nguy hiểm, ngày càng lan rộng với tốc độ chóng mặt

Căn bệnh này gây ra những hậu quả vô cùng xã hội. Hãy thử tưởng tượng một xã hội là tập hợp những con người vô cảm thì cuộc sống này sẽ ra sao và sẽ đi về đâu. Vô cảm cũng giúp cho cái ác, cái xấu hoành hành, lên ngôi, bởi họ đâu quan tâm đến những người xung quanh, nên dù tên trộm kia có móc túi, người kia có bị bạo hành đó cũng không phải là việc của họ. Vô cảm khiến cho tâm hồn chai sạn, tha hóa về nhân cách và đạo đức.

Tình trạng vô cảm trong xã hội hiện đại ngày càng lan rộng và thực sự ở mức báo động đỏ. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng vô cảm lây lan mạnh mẽ đến vậy. Trước hết, do cuộc sống khoa học hiện đại, khiến con người luôn khép mình trong những gian phòng kín, họ tiếp xúc, trò chuyện với nhau qua màn hình máy tính, qua thế giới ảo. Sự tương tác thực tế ngày càng ít đi, khiến cho tâm hồn con người ngày trở nên chai sạn. Do bố mẹ quay cuồng trong guồng quay kiếm tiền, không quan tâm đến con cái. Họ tưởng rằng có thể dùng tiền đó làm cho con hạnh phúc, nhưng nào biết rằng chính nó lại là nguồn cội của sự bất hạnh, khiến đứa trẻ trở nên vô cảm. Nhưng quan trọng nhất, dẫn đến sự vô cảm của thế hệ trẻ chính là lối sống vị kỉ, chỉ quan tâm đến lợi ích bản thân. Họ sống thiếu tình thương, trách nhiệm thiếu sự quan tâm lẫn nhau. Chính những nguyên nhân trên đã khiến căn bệnh vô cảm có cơ hội bùng phát mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Căn bệnh này lây lan với tốc độ nhanh chóng, nhưng nếu có những hành động kịp thời ta vẫn có thể ngăn chặn căn bệnh này bùng phát thành đại dịch. Để ngăn chặn bệnh vô cảm mỗi người hãy bước ra khỏi thế giới ảo, bước ra khỏi bốn bức tường để cảm nhận cuộc sống quanh, để thấy cuộc đời chân thật muôn màu, muôn vẻ ngay trước mắt. Hãy dũng cảm, mạnh mẽ trước cái ác, cái xấu, dám lên án phê phán sự thờ ơ. Sống bằng trái tim yêu chân thành, nhiệt huyết, luôn quan tâm và giúp đỡ những người xung quanh. Sống là cho đi đâu chỉ nhận lại riêng mình. Thay vì ngồi trước màn hình máy tính hãy trau dồi, làm đẹp tâm hồn bằng những cuốn sách giàu giá trị nhân văn, giúp chúng ta hướng đến cái đích chân thiện mĩ.

Bên cạnh một bộ phận có lối sống thờ ơ, vô cảm thì vẫn có những con người sống tràn đầy nhiệt huyết và sẵn sàng xả thân vì những người xung quanh. Có lẽ ta vẫn chưa quên những hiệp sĩ Sài Gòn đã hi sinh thân mình để bảo vệ người bị hại. Hay một bạn học sinh ở Nghệ An đã sẵn sàng lao xuống dòng nước lũ để cứu những người khác mà cuối cùng cậu đã anh dũng hi sinh. Những tấm gương ấy sẽ mãi mãi được mọi người ghi nhớ. Nó cũng là nguồn động lực tiếp cho ta thêm sức mạnh, niềm tin vào lối sống yêu thương, quan tâm giúp đỡ người khác. Hình ảnh của họ, tình yêu thương, sự hi sinh họ dành cho những người xung quanh sẽ lan tỏa lối sống yêu thương tình nghĩa đến toàn thể xã hội, đẩy lùi căn bệnh vô cảm.

Căn bệnh vô cảm là căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại, với tốc độ lây lan nhanh và vô cùng nguy hiểm. Nhưng nó vẫn có thể khống chế và xóa bỏ khi tôi, bạn, tất cả chúng ta chung tay, sống một cuộc sống khác, cuộc sống của tình yêu thương, quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau.

Bài văn nghị luận: Bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay – mẫu 8

Cuộc sống hiện đại, con người ngày càng gắn bó, phụ thuộc với thiết bị điện tử, công việc hiện đại khiến con người dường như không còn thời gian giao tiếp với nhau, các mối quan hệ sẽ giảm đi. Lúc này căn bệnh vô cảm xuất hiện rất nhiều và để lại những hậu quả đau lòng.

Bệnh vô cảm là gì ? “Bệnh vô cảm” căn bệnh khiến những người gặp phải không có cảm xúc, không xúc động, sống ích kỷ, lạnh lùng, thờ ơ với mọi việc, khi họ gặp những điều xấu xa, bất hạnh, khó khăn của người khác đều không cảm xúc, không giúp đó cũng không có bất kì hành động nào.

Căn bệnh vô cảm nó xuất phát từ tâm hồn, trái tim con người làm họ thiếu đi cảm xúc,tình cảm ở trong cuộc sống. Những người bị vô cảm thờ ơ trước sự giúp đỡ hay giao tiếp từ người khác. Nguyên nhân có rất nhiều khiến bệnh vô cảm lây lan trong toàn xã hội khiến họ không dám đứng lên bảo vệ cái tốt, nhìn thấy một tên trộm đang thực hiện hành vi móc túi cũng không quan tâm, thờ ơ hoặc để mặc vì đó không phải là của mình và cho qua.

Truyền thống tốt đẹp trong xã hội ta như“ bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” “tương thân tương ái” đã không còn nhiều nữa mà thay vào đó là sự vô cảm trước mọi vấn đề xảy ra trong xã hội đang xảy ra. Hiện nay các vấn đề đang nóng như ô nhiễm môi trường, an toàn giao thông hay an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng họ lại an nhiên coi như đó là chuyện xa vời và chẳng liên quan. Đất nước hứng chịu nhiều thiên tai, bà con gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn cần sự giúp đỡ nhưng họ lại cho rằng những điều đó không cần thiết, không ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.

Căn bệnh vô cảm không chỉ thể hiện qua tình cảm con người mà nó còn thể hiện trong công việc tập thể, công việc chung chỉ cần thực hiện là xong không cần quan tâm đến kết quả đó là sự thờ ơ, vô cảm trước công việc.

Mỗi người chúng ta hãy bỏ ra chút thời gian để cứu giúp, hỗ trợ người già neo đơn,khó khăn hay những trẻ em nghèo miền núi thì cuộc sống trở nên tốt đẹp, cuộc sống ý nghĩa. Mỗi người hãy cùng nhau loại bỏ căn bệnh vô cảm, thể hiện được sự quan tâm yêu thương giữa con người, hay từ những việc hàng ngày cho thiên nhiên, cây cỏ, động vật. Cùng nhau chung sức đồng lòng loại bỏ đi sự ích kỉ của bản thân để xã hội tiến bộ và căn bệnh vô cảm không còn là căn bệnh của cuộc sống hiện đại.

Bài văn nghị luận: Bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay – mẫu 9

Xã hội hiện nay đang trên đà phát triển, tồn tại song song với những thời cơ là những khó khăn, thách thức và một trong những khó khăn nhất định trong phát triển đất nước đó là bệnh tật. Ngoài những căn bệnh liên quan đến sức khỏe và tính mạng con người như bệnh tim, bệnh lao phổi, bệnh ung thư…, phải kể đến những bệnh về tinh thần và lối sống của con người như bệnh ích kỷ, bệnh vô cảm. Trong đó, bệnh vô cảm thực sự là một căn bệnh rất nguy hiểm và đáng quan ngại, gây ảnh hưởng xấu đến cá nhân con người và cả xã hội, cần phải ngăn chặn và chữa trị kịp thời.

Để tìm hiểu về căn bệnh vô cảm, trước hết chúng ta phải hiểu vô cảm là gì. “Vô” là không, “cảm” là tình cảm, cảm xúc, cảm nhận, rung cảm của con người, “vô cảm” chính là không có cảm xúc, cảm nhận, không bị rung động trước tình cảm con người. Bệnh vô cảm là thái độ sống thờ ơ, vô tâm, lạnh nhạt với những người xung quanh, không chia sẻ và quan tâm đến người khác, luôn mang trong mình suy nghĩ ích kỷ, nhỏ nhen. Nguyên nhân của căn bệnh này đến từ nhiều hướng, thứ nhất là do bản tính sẵn có của con người, vốn có tính ích kỷ, thờ ơ và xa lánh với mọi người xung quanh; thứ hai là do tác động của môi trường sống, khi sống ở môi trường con người ít giao tiếp với nhau, chỉ mải miết quay cuồng trong học tập, công việc, tranh đua sẽ không có cơ hội để con người để ý đến những người khác, việc khác, ít có thời gian tiếp xúc và bày tỏ cảm xúc với nhau, dần dần sẽ trở nên vô cảm; thứ ba là do sự phát triển của xã hội, của khoa học công nghệ và quá trình đô thị hóa, xã hội phát triển con người ta chỉ mải lo làm ăn, quan trọng vật chất hơn tình cảm, thời buổi công nghệ khiến con người ta ham mê đắm chìm trong công nghệ, ít dành thời gian trò chuyện và quan tâm lẫn nhau; cuối cùng vô cảm cũng chính do cách giáo dục của gia đình, bố mẹ mải làm không quan tâm con cái hay ép buộc, áp đặt con cái theo suy nghĩ của mình sẽ khiến các con trở nên vô cảm, bất mãn.

Biểu hiện của căn bệnh vô cảm rất dễ nhận ra, đó là sự thờ ơ trước nỗi đau thương, mất mát của người khác, gặp người tai nạn giao thông cũng chỉ đứng nhìn dửng dưng không hề có ý định giúp đỡ. Thờ ơ trước những vấn đề của cộng đồng và xã hội, trong khi cộng đồng đang phát động chiến dịch dọn rác thì vẫn có những con người xả rác bừa bãi ra môi trường. Trước những chương trình từ thiện xã hội, tình nghĩa và ủng hộ như hiến máu cứu người, ủng hộ đồng bào lũ lụt, vẫn có những người không tham gia, coi đó không phải chuyện của mình. Tuy nhiên những biểu hiện vô cảm trên chưa đáng lo ngại bằng việc vô cảm trước những cái xấu, cái ác trong xã hội. Ở nơi công cộng nhìn thấy kẻ gian lấy trộm đồ nhưng không lên tiếng mà lẳng lặng bỏ đi, nhìn thấy người khác đánh rơi đồ nhưng không nhắc mà mặc kệ, khi lên xe thấy người trẻ không nhường chỗ cho người già nhưng không ý kiến. Hay trong môi trường học tập, nhìn thấy bạn gian lận trong thi cử, quay cóp và sử dụng tài liệu nhưng lại không tố cáo với giáo viên, chứng kiến bạn bè bị bạo hành ngay trong lớp học nhưng không gọi bảo vệ hay giáo viên tới mà còn cổ vũ, dùng điện thoại quay rồi tung lên mạng xã hội. Có thể thấy, bệnh vô cảm đã xâm nhập sâu trong cuộc sống của chúng ta, ngày càng hoành hành quái ác, gây ra những tác hại nghiêm trọng đến cá nhân và cộng đồng. Bệnh vô cảm khiến cho con người mất đi tính nhân đạo, không có lương tâm, càng nhiều người vô cảm sẽ hình thành nên một xã hội vô cảm. Vì vô cảm mà con người ngày càng xa lánh nhau, thờ ơ và lạnh lùng với nhau, mất đi tính cộng đồng và sự kết nối giữa người với người. Một dân tộc không có sự gắn kết, đoàn kết giữa người dân với nhau sẽ là mục tiêu của kẻ thù xâm lược, không có sức mạnh nào lớn hơn đoàn kết, để có đoàn kết phải bài diệt trừ căn bệnh vô cảm.

Mỗi chúng ta phải nhận thức được mối nguy hại mà căn bệnh vô cảm gây ra để từ đó tránh xa căn bệnh này. Bằng cách thực hành lối sống tích cực giúp đỡ mọi người, luôn củng cố tình yêu thương và sự quan tâm đối với mọi người, mọi vấn đề xung quanh. Tham gia nhiều hơn nữa các chương trình xã hội mang tính nhân văn cao như ủng hộ, từ thiện, bảo vệ môi trường, đền ơn đáp nghĩa. Hãy chung tay đẩy lùi căn bệnh vô cảm trong xã hội của chúng ta.

Bài văn nghị luận: Bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay – mẫu 10

“Vô cảm” là không có cảm giác, không có tình cảm, không xúc động trước một sự vật, hiện tượng, một vấn đề gì đó trong đời sống. Bệnh vô cảm là căn bệnh của những người không có tình yêu thương, sống dửng dưng trước nỗi đau của con người, xã hội, nhân loại…

Trải qua các cuộc chiến tranh chống quân xâm lược, những cuộc đọ sức với thiên tai khắc nghiệt, nhân dân ta đã có truyền thống đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Dường như càng qua gian khổ, đau thương, mất mát con người lại sống gần nhau, quan tâm, giúp đỡ nhau nhiều hơn. Tình làng nghĩa xóm, thương người như thể thương thân đã trở thành một đạo lí của dân tộc: “Bán anh em xa mua láng giềng gần”.

Hiện nay, trong cuộc sống vật chất ngày càng được cải thiện hơn, đầy đủ hơn, người ta dễ có xu hướng lo vun vén cho bản thân và gia đình mình, ít quan tâm đến những vấn đề xã hội. Trước kia, ông cha ta đã phê phán lối sống chỉ biết vun vén cho riêng mình. Cuộc sống quanh ta hiện nay không thiếu những người như thế. Họ sống thờ ơ với mọi việc đang diễn ra, nhà nào nào đóng cửa biết nhà nấy. Nhà hàng xóm có hoạn nạn, có con cái bị rơi vào cạm bẫy của các tệ nạn xã hội họ cũng bàng quan như không biết. Đi đường gặp người bị tai nạn, họ cũng bỏ qua như không nhìn thấy. Thấy lũ trẻ cãi nhau thậm chí đánh nhau họ cũng làm ngơ. Trước cảnh khổ đau của những người tàn tật, bất hạnh, họ cũng không mảy may xúc động…Bệnh vô cảm đã làm cho con người như vô tri, vô giác, không thể hòa nhập với cộng đồng.

Trong công việc, bệnh vô cảm làm cho con người chẳng khác nào một cái máy. Họ làm việc một cách đơn điệu, tẻ nhạt. Con người mắc bệnh vô cảm trong công việc, chắc chắn hiệu quả công việc sẽ không thể nào cao, thậm chí còn làm trì trệ, ảnh hưởng nghiêm trọng.

Là cán bộ, công chức của Nhà nước, mắc bệnh vô cảm sẽ dẫn đến xa rời nhân dân, tắc trách trong công việc. Một bác sĩ vô cảm không thể có tình thương người bệnh, nhất là những người bệnh nghèo. Không thiếu những trường hợp vì vô cảm mà người bệnh không được chăm sóc chu đáo, dẫn đến những cái chết đáng tiếc. Một kĩ sư vô cảm có thể dửng dưng trước những sinh mạng con người do công trình không đạt chất lượng của mình gây ra. Một tài xế vô cảm sẵn sàng xem thường tính mạng của người khác khi phóng nhanh vượt ẩu. Một thầy giáo vô cảm chỉ nghĩ bài giảng cho xong chuyện, còn nói gì đến tình nghĩa thầy trò, tận tâm dạy bảo, nhất là những học trò còn học kém, gia đình khó khăn. Cán bộ vô cảm sẽ không thể nhìn thấy hoàn cảnh của mỗi người dân, không thấy những nỗi bức xúc của nhân dân, giúp đỡ nhân dân tận tâm, tận tình.

Gần đây thôi, nếu bạn có tình cờ xem qua các trang báo sẽ ngỡ ngàng vô cùng với “sự nhẫn tâm” đến đáng sợ của con người: Một thanh niên gào khóc thảm thiết trên chuyến xe buýt khi kẻ gian lấy mất chiếc bóp của anh ấy nhưng đáp lại là sự im lặng đến xót xa. Và đau lòng hơn nữa khi xem cảnh bao người đi “hôi bia” khi chuyến xe định mệnh của người tài xế đáng thương lật trên đường. Đáp lại cho tiếng khóc của anh là tiếng cười hả hê của những người đi nhặt của “trên trời rơi xuống”. Viết đến đây tôi lạnh cả người và tự hỏi lòng trắc ẩn, tình thương của con người hiện đại có còn hay không? Phải chăng khi xã hội phát triển con người lại đánh mất tình yêu thương?

Là bản thân học sinh chúng ta hãy ra sức chống bệnh vô cảm trong việc làm, học tập hằng ngày của mình. Hãy quan tâm giúp đỡ bạn bè. Hãy chia sẻ những gì mình có thể cho những cuộc đời bất hạnh quanh ta. Đừng để một ngày nào đó khi nhìn thấy bà lão ăn xin, một đứa bé côi cút bơ vơ, một người khách lỡ đường mà trái tim bạn không lên tiếng. Hãy thắp sáng, hãy gieo mầm cho những yêu thương trong trái tim bạn, trái tim tôi, trái tim tất cả chúng ta.

Tình thương là cái quí giá của con người; bệnh vô cảm đã làm mất phẩm chất ấy, không khác gì biến dòng máu hồng hào trở thành màu xanh. Trái tim mỗi người cần thắp sáng ước mơ, khát vọng, ý chí và sự sáng tạo gắn bó với cộng đồng. Điều đó sẽ chống được bệnh vô cảm và làm cho cuộc đời của con người.

Xem thêm các bài văn mẫu lớp 11 được xem nhiều nhất chọn lọc hay khác:

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Văn mẫu lớp 11

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button