Văn mẫu lớp 6

2 bài văn mẫu Kể về người mẹ của em hay nhất

2 bài văn mẫu Kể về người mẹ của em hay nhất

2 bài văn mẫu Kể về người mẹ của em hay nhất

Đề bài: Kể về người mẹ của em

Bạn đang xem bài: 2 bài văn mẫu Kể về người mẹ của em hay nhất

Bài văn mẫu 1

Năm học vừa qua, do đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc nên em được đi nghỉ mát ở Nha Trang bốn ngày. Từ sáng sớm cho đến chiều tối, em cùng các bạn tắm biển, leo núi, ngồi trên ca-nô lướt sóng tới thăm các đảo. Cuộc du ngoạn rất vui vẻ và thú vị. Tối đến, lúc mọi người ngủ say thì em lại thao thức nhớ mẹ – người mẹ hiền từ và yêu quý. Mỗi lần nhớ mẹ, kỉ niệm về một cơn mưa lại hiện lên trong kí ức của em …

Dạo ấy, ba em đi công tác xa nhà nên ngày ngày mẹ phải đến trường đón em sau giờ tan học. Một buổi trưa, trời bỗng đổ mưa to và kéo dài hàng tiếng đồng hồ. Từ cơ quan, mẹ hối hả đạp xe tới trường. Thấy em đang đứng nép dưới cổng, mẹ vội cởi áo mưa trùm cho em và bảo:

– Con khoác áo vào đi cho khỏi ướt.

Nhận ra vẻ băn khoăn của em, mẹ an ủi:

– Đừng lo con ạ! Mưa chắc cũng sắp tạnh rồi! Mẹ khỏe hơn con, có ướt một chút cũng chẳng sao.

Mưa vẫn nặng hạt, nước chảy tràn trên mặt đường, tuôn ồ ồ xuống các miệng cống. Trên đường vắng xe cộ và người qua lại. Trong các hiên nhà, người trú mưa chen chúc. Mẹ em vẫn gò lưng đạp xe trong mưa. Em thương mẹ quá mà chẳng biết làm sao.

Về đến nhà, mẹ vội thay quần áo rồi lo nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa. Em cũng giúp mẹ một tay. Đến bữa, mẹ có vẻ mệt mỏi, ăn không ngon miệng. Em động viên:

– Mẹ cố ăn bát cơm cho khỏe!

Mẹ gượng cười:

– Chắc không sao đâu con! Mẹ chỉ thấy khó chịu một chút thôi.

Rồi mẹ uống một viên thuốc cảm và đi nghỉ. Đến chiều, mẹ vẫn đi làm như thường lệ.

Đêm ấy, mẹ lên cơn sốt. Em bối rối chẳng biết phải làm thế nào nên chạy sang nhờ bác An hàng xóm đưa mẹ đi bệnh viện. Bác sĩ khám bệnh rồi nói rằng mẹ bị viêm phổi cấp tính do bị cảm lạnh. Em đặt tay lên trán mẹ, trán mẹ nóng như lửa. Đôi môi mẹ khô se, hơi thở mệt nhọc, khó khăn. Em thương mẹ quá, nước mắt cứ rưng rưng. Bác An lấy chiếc khăn lạnh đặt lên trán mẹ. Hai bác cháu cùng cô y tá trực thức bên mẹ suốt đêm. Mẹ được tiêm mấy mũi thuốc, đến gần sáng, cơn sốt hạ dần.

Mẹ vẫy em lại gần rồi ra hiệu bảo mở cửa sổ. Những tia nắng sớm rọi vào làm sáng cả căn phòng. Nét mặt mẹ tươi trở lại.

Lần ấy, mẹ phải nằm viện mất năm hôm. Ngày ngày, bác An thay mẹ đến trường đón em. Chiều nào em cũng vào bệnh viện thăm mẹ. Hai mẹ con ngồi trên chiếc ghế đá kê dưới gốc cây bàng, nhỏ to tâm sự. Mẹ vuốt tóc em và khuyên:

– Đừng vì mẹ bệnh mà xao nhãng việc học hành, con nhé! Ngày mai, mẹ sẽ về với con.

Em ngả đầu vào vai mẹ như ngày còn thơ bé …

Hôm mẹ về nhà, thấy nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ, mẹ vui lòng lắm. Mẹ khen em:

– Con gái mẹ giỏi quá! Em thầm mong mai sau sẽ trở thành một người phụ nữ hiền dịu, đảm đang như mẹ.

Từ độ ấy, em càng cố gắng chăm ngoan, học giỏi để đền đáp phần nào công ơn của mẹ. Mẹ ơi! Đúng như lời một bài hát: Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào. Tình mẹ tha thiết như dòng suối nguồn ngọt ngào … Lời hát nặng ân tình ấy sẽ theo con suốt cuộc đời mẹ ạ!

Bài văn mẫu 2

Trước kia, em từng là một cô bé bướng bỉnh, cứng đầu, chính vì sự bướng bỉnh của mình em đã khiến cho mẹ buồn rất nhiều. Kỉ niệm ngày hôm ấy em không thể nào quên.

Gia đình em sống ở vùng ngoại thành, cả bố và mẹ em đều ở nhà trồng rau và chăn nuôi. Gia đình em tuy không khó khăn về tài chính những còn phải thường xuyên chu cấp cho hai chị gái đi học ở thành phố nên cũng không khá giả. Năm em học lớp bốn, em luôn ao ước có một chiếc xe đạp để đi học. Nhưng vì nhà em cách trường không xa nên mẹ nói rằng chưa thực sự cần thiết nên không mua cho em. Đến khi lên lớp năm, các bạn trong xóm đều đã có xe để đi học, em nhìn các bạn có xe mới để đi mà thấy khao khát lắm. Có lần em đã nói lại với mẹ về vấn đề mua xe nhưng mẹ vẫn không đồng ý. Hôm nào em cũng đi bộ một mình đến trường, có khi đi nhờ được xe các bạn. Nhưng em thực sự muốn có một chiếc xe cho riêng mình.

Một buổi trưa khi em đi học về, vừa đến cổng đã thấy mặt mẹ vui tươi, mẹ nói với em:

– Con có xe đạp rồi nhé, bố con để ở trong nhà ấy, con vào trong đấy mà ngắm xe đi!

Lúc đó em reo lên vui mừng thích thú, thật không ngờ mẹ nói không mua nhưng lại lén đi mua để tạo bất ngờ cho mình đây. Em chạy vội vào trong nhà để xem chiếc xe mới yêu quý của mình. Nhưng khi nhìn thấy xe em thất vọng vô cùng. Trước mặt em là một chiếc xe đạp mi ni màu xanh đã cũ, thậm chí lớp sơn còn bị bong tróc, trông thật xấu xí. Em nhận ra đấy chính là chiếc xe đạp của chị Quỳnh con nhà bác Hoa. Lúc thấy em về, bố cũng vui vẻ khoe:

– Con gái có thích xe này không? Nghe bố kể là con thích có xe đạp nên bác Hoa đã tặng lại con đấy, bác nói giờ chị Quỳnh đi học đại học rồi nên không dùng đến nữa. Bố cũng sửa lại cả buổi sáng nay đấy, xe đi êm lắm con ạ!

Lúc đó, em cứ đứng im, mặt thẫn thờ nhìn chiếc xe đạp cũ. Thứ em muốn là một chiếc xe mới, em không thích chiếc xe này chút nào. Vừa lúc đó mẹ bước vào. Chắc bố mẹ đã nhận ra được nét mặt em nên mẹ hỏi lại:

– Sao đấy con? Con không thích à?

Trong lúc ấm ức vì không có xe mới em đã ngồi thụp xuống gào lên khóc. Em vừa khóc vừa nói:

– Bố mẹ chẳng thương con gì cả. Con chỉ muốn có xe đạp mới thôi. Con không muốn dùng đồ cũ của chị Quỳnh đâu!

Nghe vậy mẹ đã ngồi xuống dỗ dành:

– Thôi nào con, giờ bố mẹ vẫn chưa có tiền mua xe cho con, tháng này cả hai chị phải đóng học phí nên bố mẹ cũng chưa để dành được. Con đi tạm xe này, đến bao giờ có tiền mẹ mua xe mới cho. Đây này, con xem xe đi êm lắm nhé!

Em không quan tâm những lí do mẹ nói, em vùng vằng bỏ đi, vừa khóc vừa chạy ra ngoài ngõ. Trong lúc chạy em vẫn nghe thấy tiếng gọi với cua bố mẹ nhưng em vẫn chạy một mạch ra ngồi ở bờ đê. Em ngồi khóc ầm lên ở đó, trưa em cũng không về nhà ăn cơm. Em ngồi ở đó và tiếng đồng hồ, nhưng khi suy nghĩ lại em thấy mình đã đòi hỏi quá nhiều, bố mẹ đã vất vả nuôi mấy đứa ăn học mà giờ em lại có thái độ như vậy. Em nghĩ mình sẽ về xin lỗi bố mẹ và đi chiếc xe đạp cũ đó. Đến chiều tối em mới về đến nhà, mâm cơm vẫn còn đậy sẵn ở đó. Mẹ từ trong nhà bước ra với thái độ bình thường, mẹ không quát mắng gì em. Mẹ nói:

– Về rồi hả con, chắc đói lắm đúng không? Mẹ vẫn phần cơm cho con ở trên bàn đấy, con vào mà ăn.

Lúc ấy em không đủ can đảm nói lời xin lỗi, chỉ gật đầu lẳng lặng ra phía bàn ăn ngồi ăn cơm. Em vừa ăn cơm vừa sụt sùi nước mắt. Mẹ thấy vậy liền ra ôm em vào lòng, mẹ nói trong nghẹ ngào:

– Mẹ xin lỗi vì không thể mua cho con một chiếc xe đạp mới. Con đã rất ngoan, học rất chăm chỉ vậy mà bố mẹ không thưởng được gì cho con. Mẹ hứa khi nào có tiền mẹ mua xe mới cho nhá!

Lúc ấy em mới thực sự òa khóc, em ôm lấy mẹ chặt hơn, em nói với mẹ:

– Mẹ ơi, con mới là người cần xin lỗi. Bố mẹ đã vất vả nuôi mấy chị em ăn học vậy mà con không hiểu cho bố mẹ. Con không cần mua xe mới nữa, con đi xe chị Quỳnh cũng được!

Cứ như vậy, hai mẹ con ôm nhau khóc. Lúc sau mẹ an ủi em, nhắc em ăn cơm kẻo đói. Ăn xong em đã mang chiếc xe ra ngoài sân thử đi. Quả nhiên như lời bố nói, xe cũ nhưng đi êm thật. Em vừa nhìn ra phía mẹ vẫy tay, em thấy được nụ cười hạnh phúc trên môi mẹ. Vậy mà chỉ vì sự bướng bỉnh của mình mà trưa nay em đã khiến mẹ buồn.

Em trân trọng chiếc xe đạp ấy lắm – chiếc xe chứa đựng bao tình thương yêu, quan tâm của bố mẹ dành cho em. Từ lần đó em luôn tự nhủ không bao giờ được phép làm cho bố mẹ buồn lòng nữa.

Xem thêm các bài Văn mẫu cảm nghĩ, kể chuyện, tả cảnh, tả người, miêu tả lớp 6 hay khác:

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Văn mẫu lớp 6

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button