Giáo dục

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Phi-líp

Đề bài: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Phi-líp

viet doan van neu cam nhan cua em ve nhan vat phi lip

Bạn đang xem bài: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Phi-líp

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Phi-líp

I. Dàn ý Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Phi-líp (Chuẩn)

1. Mở đoạn

Giới thiệu tác giả Guy đơ Mô-pa-xăng, đoạn trích truyện Bố của Xi-mông, nhân vật Phi-líp.

2. Thân đoạn

a. Ngoại hình:

– Là người thợ rèn khỏe mạnh với đôi tay chắc nịch.
– Dáng người cao lớn, râu tóc đen quăn, vẻ mặt nhân hậu.

b. Thái độ, lời nói, hành động:

– Khi gặp Xi-mông ngoài bờ sông: ân cần hỏi han, an ủi, động viên, tay đặt lên vai em, mỉm cười, nhìn em với vẻ nhân hậu.
– Trên đường đưa Xi-mông về nhà: Vỗ về, khuyên Xi-mông về nhà, dắt tay Xi-mông cùng đi.
– Khi gặp chị Blăng-sốt: xúc động trước hoàn cảnh của hai mẹ con Xi-mông.
– Lúc đối đáp với Xi-mông: chấp nhận làm bố của Xi-mông, nói tên với Xi-mông, nhấc bổng Xi-mông lên và hôn vào hai má sau đó rời đi.

c. Đánh giá:

Qua thái độ, lời nói, hành động, nhân vật Phi-líp là người nhân hậu, giàu lòng thương người.

3. Kết đoạn

Khẳng định lại vẻ đẹp phẩm chất nhân vật, giá trị của tác phẩm.

II. Bài văn mẫu Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Phi-líp

1. Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Phi-líp, mẫu 1 (Chuẩn)

Bên cạnh một cậu bé Xi-mông đáng thương với một tâm hồn nhạy cảm, trong truyện ngắn “Bố của Xi-mông”, nhà văn Guy đơ Mô-pa-xăng còn xây dựng thành công nhân vật Phi-líp, người đã cứu và mang đến cho Xi-mông một người bố. Dù không miêu tả tập trung nhưng qua vài nét phác họa, nhà văn đã dựng lên bức chân dung sống động về nhân vật Phi-líp. Đó là một người công nhân cao lớn, râu tóc đều đen và quăn, đẹp nhất ở người công nhân này chính là tấm lòng nhân hậu, thương người. Khi thấy cậu bé Xi-mông đang khóc nức nở bên bờ sông, Phi-líp dường như cảm nhận rõ nỗi buồn phiền và tuyệt vọng của cậu bé. Phi-líp không làm ngơ bỏ mặc Xi-mông ở đó mà tiến đến hỏi thăm, an ủi. Thông qua hành động đặt tay lên vai và lời hỏi thăm ân cần: “Có điều gì làm cháu buồn phiền đến thế, cháu ơi ?” ta đã thấy được sự đồng cảm, sẻ chia, là tình thương với những người bất hạnh của Phi-líp. Khi biết được lí do Xi-mông khóc vì không có bố, Phi-líp ân cần động viên, an ủi, khuyên nhủ em về nhà. Trên đường đưa Xi-mông về, Phi-líp tỏ rõ sự chu đáo, quan tâm, dắt tay đứa bé, thi thoảng lại mỉm cười, thậm chí trong đầu bác khi ấy thoáng có ý nghĩ đùa cợt với chị Blăng-sốt “nghe đồn chị là một trong những cô gái đẹp nhất vùng” tiếp đó còn “tự nhủ thầm rằng một tuổi xuân đã lầm lỡ, rất có thể lầm lỡ lần nữa”. Nhưng ngay khi đến trước cổng nhà Xi-mông, gặp được chị Blăng-sốt ý nghĩ đó của Phi-líp đã không còn nữa. Phi-líp hiểu và nhận ra rằng chị Blăng-sốt là người đứng đắn, nghiêm túc, không thể đùa bỡn. Cuối cùng, trong màn đối thoại với Xi-mông ngay trước cửa nhà, bác thợ rèn Phi-líp đã nhận lời làm bố của Xi-mông, việc nhận làm bố Xi-mông chính là Phi-líp đang giúp đỡ những con người bất hạnh, đau khổ có niềm tin vào cuộc sống và sự tươi đẹp của tương lai phía trước. Nhân vật Phi-líp trong đoạn trích là hiện thân của cao đẹp của tình thương, người đã mang đến niềm tin và hy vọng sống cho cậu bé Xi-mông, đây cũng là nhân vật khơi dậy ngọn lửa yêu thương trong trái tim mỗi người đọc.

2. Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Phi-líp, mẫu 2 (Chuẩn)

Phi-líp – một trái tim nhân hậu đã sưởi ấm trái tim bơ vơ không có bố của Xi-mông, tình cảm chân thành và sự cảm thông sâu sắc của Phi-líp đã cứu vớt tâm hồn cậu bé Xi-mông vượt qua nỗi đau bất hạnh. Giống như ngoại hình cao lớn, lực lưỡng và khuôn mặt hiền từ, tính cách của Phi-líp vô cùng ấm áp, tấm lòng thương người cao cả. Trong truyện ta thấy, chi tiết Xi-mông ngồi khóc bên bờ sông, Phi-líp nhìn thấy cậu bé, không chỉ dừng lại để an ủi, động viên cậu bé, xoa dịu tâm trạng giúp cậu bé ổn định tâm lí mà còn chu đáo đưa cậu bé về nhà. Trước khi gặp mẹ của Xi-mông là chị Blăng-sốt, Phi-líp từng có những suy nghĩ thiếu thiện cảm về người đàn bà từng một lần lầm lỡ này, tuy nhiên sau khi gặp chị Blăng-sốt, Phi-líp đã tắt hẳn suy nghĩ ấy, tự kiểm điểm mình và nhắc nhở bản thân không thể đùa cợt với người phụ nữ đứng đắn, đức hạnh này. Câu hỏi của Xi-mông: “Bác có muốn làm bố cháu không ?” Phi-líp cảm thấy bất ngờ, tâm trạng rất phức tạp, cười đáp coi như chuyện đùa “Có chứ, bác muốn chứ”. Tưởng như đó cũng chỉ là ý nghĩ vu vơ, thoáng qua của Phi-líp nhưng không, từ sâu trong nhân cách con người Phi-líp không cho phép bản thân lừa dối một cậu bé. Phi-líp đồng ý làm bố của Xi-mông vì thương cho cho hoàn cảnh của cậu bé, cảm mến Blăng-sốt và muốn làm gì đó cho hai mẹ con, Phi-líp sẵn sàng hy sinh cuộc đời mình, chấp nhận làm bố của đứa trẻ không phải con mình để mang lại niềm hạnh phúc lớn hơn, cho nhiều người hơn. Nhân vật Phi-líp hiện lên trên trang sách với những trạng thái tâm lí và những suy nghĩ phức tạp, thế nhưng ấn tượng cuối cùng đọng lại trong trái tim người đọc chính là lòng nhân hậu, là tình thương cao thượng dành cho những người bất hạnh.

3. Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Phi-líp, mẫu 3 (Chuẩn)

Nhân vật Phi-líp trong truyện ngắn “Bố của Xi-mông” là hiện thân cho tấm lòng nhân hậu, sự công bằng và lòng nhân ái, vì người khác mà quên đi bản thân mình. Phi-líp được giới thiệu là một người công nhân vóc dáng cao lớn, đôi bàn tay rắn chắc, râu tóc đen quăn khỏe khoắn và ánh nhìn hiền từ, nhân hậu. Sự xuất hiện kịp thời của Phi-líp đã giúp cậu bé Xi-mông vượt qua nỗi đau đớn đang giày vò, giúp em quên đi ý định nhảy sông tự tử. Phi-líp đến và vỗ vai em hỏi han, an ủi, giống như một người thân, bác càng thương Xi-mông hơn khi biết được hoàn cảnh đáng thương của em. Phi-líp đã đưa Xi-mông về nhà. Khi nhìn thấy ngôi nhà nhỏ quét vôi trắng hết sức sạch sẽ, gặp Blăng-sốt – cô gái cao lớn, xanh sao, nghiêm nghị, Phi-líp chợt hiểu ra rằng mình đã có ý nghĩ sai về chị, chị tuy đã lầm lỡ nhưng đó là bị lừa dối chứ thực ra một người mẹ như Blăng-sốt hoàn toàn đứng đắn và đức hạnh. Nhìn cách Blăng-sốt ôm con trong tê tái, nước mắt lã chã rơi, Phi-líp xúc động đến mức đứng yên bất động, bỏ đi không đành mà ở lại không được. Nghe Xi-mông ngỏ ý muốn mình làm bố của cậu bé, Phi-líp đã vui vẻ đồng ý. Phi-líp là người đàn ông ấm áp, chân thật và nhân hậu.

——————-HẾT——————-

Đối với các bài văn cảm nhận về nhân vật trong tác phẩm, quan trọng nhất là các em phải nắm vững hoàn cảnh cũng như diễn biến tâm trạng của nhân vật, từ đó mới có thể cảm nhận rõ nét nhất. Các em có thể đọc tham khảo một số bài sau: Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật Xi-mông, Cảm nhận về diễn biến tâm trạng của Xi-mông trong đoạn trích Bố của Xi-mông, Tưởng tượng mình là Xi-mông rồi kể lại câu chuyện Bố của Xi-mông, Phân tích truyện Bố của Xi-mông.

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Giáo dục

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button