Tổng hợp

Tìm hiểu đặc trưng lễ hội và văn hóa ẩm thực của Myanmar

Dù chỉ là một đất nước nhỏ bé nhưng vài năm gần đây, Myanmar trở thành một điểm du lịch lý tưởng dành cho du khách thập phương. Nơi đây thu hút du khách bởi vẻ đẹp mang nét cổ xưa, huyền bí và những nét đẹp độc đáo trong văn hóa và phong tục tập quán. Cùng Trung cấp nghề nấu ăn tìm hiểu những đặc trưng lễ hội và văn hóa ẩm thực của Myanmar làm nên nét đẹp riêng cho đất nước này nhé!

Đặc trưng văn hóa lễ hội của Myanmar

Myanmar là một quốc gia có nhiều lễ hội nhất và vào loại đặc sắc bậc nhất thế giới. Lễ hội của người Myanmar tổ chức quanh năm, nhưng chủ yếu tập trung vào tháng 3, tháng 4 là thời kì nông nhàn. Sự độc đáo của các lễ hội thu hút đông đảo người địa phương cũng như du khách khắp nơi hào hứng tham gia. Sau đây là 5 lễ hội đặc sắc hàng đầu của Myanmar mà du khách không nên bỏ qua khi đi du lịch Myanmar.

Bạn đang xem bài: Tìm hiểu đặc trưng lễ hội và văn hóa ẩm thực của Myanmar


Lễ hội té nước mừng năm mới (Thingyan)

lễ hội té nước

Thingyan – lễ hội té nước xả xui mừng năm mới của người Myanmar.
(Ảnh: Internet)

Lễ hội Thingyan diễn ra từ ngày 13 đến 17 tháng 4 hàng năm, là một trong những lễ hội quan trọng nhất của người Myanmar. Giống như các nước láng giềng Đông Nam Á như Lào, Campuchia Thái Lan, người Myanmar tin rằng nước sẽ gột rửa những điều không may của năm trước, vì vậy, trong ngày đầu năm, người dân sẽ té nước vào nhau.

Những sân khấu bằng tre được dựng lên và nhiều người dùng ống nước xả vào người đi đường. Trẻ em chơi đùa vui vẻ với những trận chiến súng nước. Bên cạnh đó, âm nhạc cũng là một điểm nhấn thú vị trong lễ hội nước Thingyan.

Lễ hội ánh sáng Thadingyut

lễ hội ánh sáng

Người Myanmar chào đón lễ hội ánh sáng trong chùa.
(Ảnh: Internet)

Lễ hội Thadingyut diễn ra vào khoảng giữa tháng 10 (tháng trăng tròn theo lịch Thadingyut) và kéo dài 3 ngày, kỷ niệm sự kiện Đức Phật trở lại sau 3 tháng Ngài rời bỏ nhân gian đi giảng đạo. Đây là lễ hội mang tính tôn giáo thu hút nhiều du khách tại Myanmar.

Trong lễ hội Thadingyut, người dân trang hoàng nhà cửa và ánh sáng ngập tràn khắp nơi. Họ sẽ tổ chức nhiều hoạt động với mục đích kêu gọi quyên góp cho các tổ chức từ thiện. Trong khi đó, các ban nhạc nghiệp dư hay đoàn nghệ thuật sẽ biểu diễn suốt ngày đêm trên đường phố. Đặc biệt, trẻ em sẽ chuẩn bị những món quà nhỏ hoặc nến dành tặng cho người cao tuổi nhằm thể hiện lòng kính trọng.

Lễ hội trăng tròn Waso

Đây là lễ hội thiêng liêng của Phật giáo, bắt đầu vào ngày trăng tròn tháng 4 theo lịch Myanmar (tháng 7), diễn ra trong 15 ngày. Thời gian này được biết đến như lần đầu tiên Đức Phật rao giảng bài Pháp luân sau khi giác ngộ, cũng là thời điểm bắt đầu tháng ăn chay của Phật tử. Vào thời gian này, Các nhà sư không được phép rời khỏi tu viện vào ban đêm, nhưng vẫn đi khất thực vào ban ngày trong mùa mưa. Đồng thời, trong thời gian diễn ra lễ hội Waso, tín đồ Phật tử sẽ dâng cúng các bộ áo choàng cho nhà sư để họ dùng trong mùa mưa và tháng ăn chay.

Lễ hội chùa Ananda

lễ hội chùa ananda

Lễ hội chùa Ananda là một trong những lễ hội lớn nhất của người Myanmar.
(Ảnh: Internet)

Lễ hội chùa Ananda diễn ra trong khoảng 15 ngày của tháng Pyatho (khoảng tháng 1 dương lịch), tại cố đô Bagan, Myanmar. Đây là một trong những lễ hội chùa nổi tiếng nhất của quốc gia này. Người dân từ khắp nơi kéo về chùa Ananda bằng xe bò truyền thống và dựng trại ở lại suốt thời gian diễn ra lễ hội. Các đoàn kịch địa phương cũng đến tham dự, đem đến các tiết mục giải trí hấp dẫn cho khán giả. Ngoài ra, trong lễ hội có rất nhiều các gian hàng bán nhiều sản phẩm từ thực phẩm cho đến dụng cụ nông nghiệp để phục vụ cho người dân.

Lễ hội nấu cơm nếp Htamane

Lễ Htamane diễn ra trong ngày trăng tròn tháng 11 theo lịch Myanmar (tháng 2). Vào lễ hội, người Myanmar nấu những chảo cơm nếp lớn với gừng, dừa, đậu, mè; cơm sẽ được gói trong lá chuối. Công đoạn nấu cơm nếp khá phức tạp và công phu, vì thế nó sẽ được thực hiện bởi những người đàn ông khỏe mạnh. Cơm nếp sẽ được nấu trong các tu viện hoặc các cửa hàng đặc biệt, đem dâng cúng lên Đức Phật, sau đó chia cho người thân và hàng xóm như một món quà của lễ hội.

Đặc trưng ẩm thực Myanmar

Được mệnh danh là “ngôi sao đang lên” của khu vực châu Á, không chỉ cảnh đẹp và con người Myanmar thu hút khách du lịch mà nền ẩm thực của quốc gia này cũng được nhiều người quan tâm. Ẩm thực Myanmar nhìn chung bị ảnh hưởng nhiều từ các nước bạn: ẩm thực Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan và các dân tộc thiểu số, song các món ăn của đất nước này vẫn mang nhiều nét đặc trưng riêng. Sau đây là những đặc sản mà bạn đừng nên bỏ qua khi ghé thăm Myanmar.

Salad lá trà lên men

Một trong những đặc sản nổi tiếng nhất của người Myanmar phải kể đến là lephet – lá trà lên men. Những lá trà này sẽ được chế biến thành món salad lá trà và được dùng như món khai vị, ăn vặt hay dùng với cơm. Những lá trà lên men chua được trộn với hơi đắng, bắp cải thái sợi, cà chua lát, các loại đậu, dầu tỏi, tỏi thái lát và ớt cay nồng để tạo nên món salad đặc biệt của người Myanmar.

salad lá trà

Salad lá trà một trong những món ngon đặc sắc của người Myanmar.
(Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, người Myanmar cảnh báo thực khách rằng món salad lá trà được xem như là một chất kích thích, bạn không nên ăn quá nhiều, vì có thể bị mất ngủ giống như uống nhiều nước trà vậy.


Cơm cá người Shan

Món ăn này còn được biết tới với cái tên khác là Nga Htamin – cơm cá, cơm của người Shan (một tộc người ở Myanmar) và đang trở thành một trong những sự lựa chọn hoàn hảo của du khách khi tới Myanmar.

Người Myanmar tạo ra món cơm này bằng cách nấu những hạt cơm dẻo với nước nghệ vàng ươm và ăn kết hợp với một khúc cá nước ngọt phết dầu tỏi thơm lừng. Cơm còn dùng kèm các gia vị như tỏi, ớt, tiêu, cơm cá của người Shan nên đây được là món ăn khoái khẩu dành cho những tín đồ ăn cay.

Cà ri Myanmar

cà ri myanmar

Cà ri Myanmar là một điều mà bạn không nên bỏ qua khi ghé thăm đất nước này.
(Ảnh: Internet)

Nếu có dịp ghé vào những nhà hàng ở Myanmar, bạn đừng bỏ qua cơ hội trải nghiệm ẩm thực truyền thống, đặc biệt là món cà ri Myanmar đã trở thành một nét đặc trưng của ẩm thực Myanmar. Đúng như tên gọi của món ăn này, cà ri là thành phần nguyên liệu chủ yếu nhưng bạn có thể chọn ăn kèm thịt lợn, thịt bò, thịt cừu hay hải sản tùy theo sở thích.

Nếu là nhà hàng dành cho người theo đạo Hồi, cà ri Myanmar sẽ được ăn cùng với salad, rau xanh, các loại đậu… Một điều thú vị khi thưởng thức cà ri Myanmar chính là bạn sẽ được dùng thêm món tráng miệng truyền thống của Myanmar – những lá trà ngâm và các loại hạt đựng trong một khay sơn mài.

Trà bánh Myanmar

Uống trà và thưởng thức cùng bánh là một nét ẩm thực đặc sắc trong văn hoá ẩm thực của người Myanmar. Các quán trà là địa điểm tuyệt vời để khách du lịch tìm hiểu và trải nghiệm nền ẩm thực truyền thống của người Myanmar. Những quán trà này thường phục vụ đủ loại bánh từ ngọt đến mặn để thực khách nhâm nhi cùng tách trà nóng.

Trong khi các quán trà của người Ấn Độ hay người đạo Hồi thường phục vụ loại bánh chiên mặn, bánh mì ăn kèm khoai tây, bánh mì nướng… thì các quán trà có chủ là người Trung Quốc lại có bao nhân thịt hay các loại bánh nướng ngọt để du khách nhâm nhi cùng trà.

Bún cá Mohinga

bún ca mohinga

Bún cá Mohinga là món ăn quốc dân nổi tiếng của người Myanmar.
(Ảnh: Internet)

Đây là một loại bún nấu trong nước lèo vị cá, được nhiều người xem là món ăn dân tộc của người Myanmar. Món ăn này phổ biến tại rất nhiều vùng miền của đất nước và được bán cả ngày ở nhiều thị trấn và thành phố. Những người bán hàng rong và các quán nhỏ ven đường có thể bán được tới hàng trăm tô bún cá Mohinga mỗi ngày cho người dân địa phương và khách đi đường. Bún cá Mohinga có thể xem món ăn đường phố tuyệt ngon mà du khách không nên bỏ qua khi đi du lịch Myanmar.

Mỳ Shan đậu phụ

Ẩm thực của người Shan – một nhóm dân tộc thiểu số sống ở phía Bắc Myanmar – không chỉ được người dân nước này ưa thích mà cũng khiến không ít khách du lịch mê mẩn khi nếm thử.

Đậu phụ của người Shan đặc biệt ở chỗ không lên men từ đậu nành như thông thường mà được chế biến từ đậu lăng vàng và đậu xanh. Những quầy hàng của nhóm người này thường nổi bật với những tảng đậu phụ lớn. Người dân Myanmar sẽ ăn kèm đậu phụ này với mì vàng, ăn nóng trong bát súp hoặc ăn lạnh với nộm.

Mỳ Nan Gyi Thohk

Nan Gyi Thohk là một món ăn mang đậm dấu ấn ẩm thực Myanmar gồm có bánh phở gạo được trộn với một loại cà ri gà đặc biệt và ăn kèm với nước dùng. Người ăn có thể vắt thêm chanh để thêm vị chua. Nan Gyi Thohk được ví như mì spaghetti phiên bản Myanmar.

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button