Tổng hợp

Những “mặt trái” của ngành Nhà hàng khách sạn có thể bạn chưa biết

Bất cứ công việc, ngành nghề nào cũng vậy, song song với những thuận lợi, vinh quang, hào nhoáng sẽ luôn có những khó khăn, những “mảng màu tối” mà nếu không làm trong nghề thì không phải ai cũng biết được. Vậy với ngành Quản trị Nhà hàng – Khách sạn (Hospitality Industry) thì sao? Bài viết này Trung cấp nghề nấu ăn sẽ giúp bạn hiểu hơn về những “mặt trái nghề NHKS” của người làm nghề.

Không thể phủ nhận rằng, ngành Nhà hàng – Khách sạn là một trong những ngành dịch vụ luôn có tốc độ phát triển nhanh và bền vững. Cùng với đó, những lợi thế về môi trường làm việc, thu nhập, cơ hội thăng tiến, giao lưu với mọi tầng lớp trong xã hội… cũng rất hấp dẫn, thu hút nhiều người yêu thích theo đuổi.

Bạn đang xem bài: Những “mặt trái” của ngành Nhà hàng khách sạn có thể bạn chưa biết

mặt trái ngành nhà hàng khách sạn

Ngành quản trị NHKS dù có nhiều khó khăn, thách thức nhưng vẫn thu hút nhiều người theo đuổi.

Thế nhưng, nếu lựa chọn theo đuổi các công việc trong ngành NHKS, bạn cần hiểu sâu xa hơn về bản chất của nghề, về những thuận lợi và khó khăn, về cái được và cái mất. Đúng hơn, là bạn hãy chuẩn bị sẵn sàng một tâm thế và hiểu rõ rằng, để có được thành công, để đặt chân đến đỉnh cao sự nghiệp trong ngành NHKS, bạn cần đối mặt với những thử thách nào? Có như vậy, bạn mới không bị hụt hẫng, bất ngờ hay hối tiếc khi bước chân vào nghề và luôn có cái nhìn tích cực nhất khi gặp khó khăn, thách thức. Vậy những khó khăn của ngành quản trị khách sạn có những gì?

Tìm hiểu thêm: Con gái có nên học ngành quản lý khách sạn?

Thời gian làm việc

Công việc ngành NHKS không cố định theo giờ hành chính từ 9h sáng – 5h chiều, thay vào đó là làm việc theo ca: sáng, chiều, tối… Mặc dù sự linh hoạt này có thể giúp bạn dễ dàng bố trí được thời gian làm việc sao cho phù hợp với cuộc sống, nhưng cũng có những khó khăn nhất định. Chẳng hạn bạn phải làm việc liên tục trong một ca, không có nhiều thời gian nghỉ giải lao; làm ca đêm sẽ trái với “đồng hồ sinh học” của cơ thể mà nếu là nữ giới sẽ khó có thể thích ứng được nhiều… Hơn nữa, để  làm hài lòng khách hàng, đôi khi nhân viên NHKS còn phải tăng ca bất cứ lúc nào cần.

thời gian làm việc

Ngành NHKS làm việc theo ca, có tính liên tục với tốc độ nhanh

Cảm xúc trong công việc

Là ngành dịch vụ luôn đặt khách hàng làm trọng tâm, yếu tố con người luôn được đặt lên hàng đầu. Vì thế, thái độ phụ vụ của người làm ngành NHKS rất quan trọng. Bên cạnh đó, công việc ngành NHKS có tốc độ nhanh và phải phục vụ, giao tiếp với các nhân viên, quản lí và khách hàng rất thường xuyên. Do đó, bạn luôn cần phải giữ được cảm xúc cân bằng để khiến khách hàng hài lòng với dịch vụ cung cấp và sẵn sàng quay lại nhà hàng, khách sạn. Điều này sẽ rất khó nếu như bạn là người không kiềm chế được cảm xúc tốt hoặc thiếu bình tĩnh…

Cảm xúc trong công việc

Cân bằng cảm xúc trong mọi tình huống là điều người làm ngành NHKS phải ghi nhớ.

Lộ trình nghề nghiệp

Không phải cứ học xong đi làm là bạn sẽ trở thành những quản lý, giám đốc điều hành NHKS. Những người thành công và bước được đến đỉnh cao sự nghiệp trong lĩnh vực quản lý NHKS đều phải trải qua thời gian dài tôi luyện và bắt đầu từ những vị trí thấp nhất trong nhà hàng như: bồi bàn, phụ bếp, tiếp tân, phụ bar, hỗ trợ vệ sinh phòng… Thực tế cho thấy, chỉ có kinh nghiệm thực tiễn dày dặn và thâm niên trong nghề mới giúp bạn tích lũy đủ kiến thức chuyên môn và năng lực quản lý để thăng tiến và thành công.

Tìm hiểu thêm: 5 lợi ích bất ngờ mà một nhân viên nhà hàng – khách sạn

Quản lý và những áp lực công việc

Đừng nghĩ làm quản lý NHKS sẽ nhàn hạ và không phải vất vả nhiều, không cần phải giỏi về các chuyên môn liên quan, chỉ cần biết là đủ… Thực tế không phải vậy. Càng là vị trí quản lý, áp lực công việc sẽ càng tăng cao. Quản lý nhà hàng – khách sạn phải làm nhiều công việc quan trọng như: lên kế hoạch, lập các báo cáo kết quả tài chính, các bản thu – chi; quản lý tỷ lệ phòng bán ra và phòng còn trống, quản lý việc chế biến thực phẩm; lập các quy tắc trong việc quản lý nhân sự; tham mưu cho cấp trên để các công tác chuẩn bị và phục vụ đảm bảo đúng tiến độ…

Thông thường, quản lý nhà hàng phải làm việc căng thẳng trong khoảng 50-80 giờ/tuần. Với khối lượng công việc khổng lồ và thời gian làm việc gấp đôi người bình thường, họ phải thường xuyên đối mặt với áp lực về tâm lý và rủi ro về sức khỏe. Khi các doanh nghiệp nghỉ trưa hoặc tan ca về ăn tối thì cũng là lúc các nhà hàng phải hoạt động với công suất tối đa.

áp lực công việc

Quản lý NHKS có nhiều áp lực công việc hơn bạn nghĩ.

Yêu cầu khắt khe về kỹ năng ngoại ngữ

Môi trường làm việc ngành NHKS là môi trường quốc tế nên bạn phải tiếp xúc thường xuyên với khách hàng nước ngoài. Do đó các NHKS luôn có tiêu chí tuyển dụng ứng viên có khả năng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành NHKS tốt để có thể giao tiếp và chăm sóc khách hàng tốt nhất. Nếu kỹ năng tiếng Anh không tốt, bạn sẽ gặp nhiều trở ngại trong công việc lẫn con đường thăng tiến ủa mình.

Nguy cơ đào thải

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, trí tuệ nhân tạo, robot… đang là những thách thức với nhân sự ngành NHKS. Do đó, nếu không thường xuyên học hỏi, trau dồi kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, bạn sẽ có nguy cơ bị đào thải hoặc tự đào thải. Hầu hết các doanh nghiệp, NHKS hiện nay luôn rất cần những lao động thực sự giỏi kiến thức, kỹ năng chuyên môn để có thể làm việc tốt nhất trong môi trường quốc tế.

Tìm hiểu thêm: Lương khởi điểm của quản trị khách sạn

nguy cơ đào thải

Nếu không thường xuyên trau dồi kỹ năng, kiến thức, nhân sự ngành NHKS sẽ có nguy cơ đào thải.

Trên đây là một số sự thật về ngành quản trị khách sạn nhà hàng hay chính là những khó khăn, thách thức mà bất cứ ai theo ngành này cũng có thể gặp phải. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu sâu sắc hơn về ngành NHKS để đưa ra cho mình những định hướng, lựa chọn phù hợp với bản thân.

Nếu bạn yêu thích và muốn theo đuổi các công việc quản lý chuyên nghiệp, hãy đăng ký ngay khóa học quản trị nhà hàng khách sạn uy tín, chất lượng để trau dồi kiến thức, kỹ năng cần có vững chắc nhất.

Để lại thông tin tại form đăng ký hoặc gọi về tổng đài 1800 6552 (miễn phí cước gọi) để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết nhé!

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button