Tổng hợp

“Rượu Vang Thở” – Độc Đáo Phong Cách Uống Rượu Chuyên Nghiệp

Với dân “sành uống” hay dân pha chế, khái niệm “rượu vang thở” có lẽ đã quá quen thuộc. Tuy nhiên, không ít người khi nghe đến cụm từ này cũng đã thắc mắc. Nếu bạn là một trong số đó thì cùng Trung cấp nghề nấu ăn tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

“Rượu vang thở” là gì?

rượu vang thở

Bạn đang xem bài: “Rượu Vang Thở” – Độc Đáo Phong Cách Uống Rượu Chuyên Nghiệp

“Rượu vang thở” là khái niệm quen thuộc của những người “sành” uống và dân pha chế. Ảnh: Internet

Rượu vang thở là khái niệm chỉ sự chuyển hóa và thay đổi về hương và vị diễn ra liên tục kể tự khi mở nút chai rượu vang. Lúc này, rượu sẽ diễn ra quá trình hấp thụ oxy và từ từ giải phóng các phân tử rượu.

Tại sao lại cho rượu vang thở?

Quá trình rượu vang “thở” thường diễn ra từ 30 phút đến 6 hoặc 7 tiếng, tùy loại. Nhờ đó mà rượu vang tỏa hương thơm mạnh mẽ hơn,vị chát của rượu đằm xuống và dịu đi. Nhờ nhiều hợp chất mới được tạo ra mà ly rượu vang trở nên đậm đà, thơm ngon hơn.

Cách thực hiện cho rượu vang thở

Người ta không cho rượu vang thở bằng cách mở nút chai rồi để đó. Vì như vậy rượu không thể hấp thụ được nhiều oxy do mặt thoáng qua cổ chai quá bé.

Để rượu vang thở đúng mức nhất, phải rót rượu vào một bình hứng (Decanter) hay còn gọi là bình thở, bình đựng rượu và được làm chủ yếu từ thủy tinh hoặc pha lê, có mặt thoáng khá rộng ở bên trong. Bình này giúp rượu tiếp xúc được thật nhiều với không khí, để oxygen tác động vào rượu dễ dàng và giúp rượu “thở” nhanh hơn. Không chỉ làm vang ngon hơn mà cách làm này còn làm tăng tính thẩm mỹ bởi màu rượu kết hợp với dòng chảy lưu chuyển trong Decanter khiến màu sắc vang trở nên bắt mắt.

bình decanter giúp rượu thở tốt hơn

Dùng bình Decanter giúp rượu “thở” tốt hơn. Ảnh: Internet

Nếu không có bình Decanter, bạn có thể rót rượu thẳng vào ly cỡ lớn, có hình dáng phình ra ở giữa và rót rượu lên tới phía dưới chỗ phình to nhất. Thi thoảng khuấy ly rượu vài vòng cho oxygen dễ xâm nhập vào rượu.

Những loại rượu cần được “thở”

Sở dĩ có công đoạn cho rượu “thở” vì có nhiều loại rượu cần trải qua công đoạn này thì hương vị mới nở rộ và thơm ngon nhất. Tiêu biểu phải kể đến các loại rượu như:

  • Các loại rượu vang đỏ và loại rượu vang trắng như: Premier Grands Crus của vùng Bourgogne. Những loại này có nhiều mùi vị phức tạp nên cần được tiếp xúc với oxygen lâu hơn để tỏa hương.
  • Các loại rượu mới, còn trẻ nhưng đậm đà, chứa nhiều tannin như: Carbernet Saugvigon của Mỹ; một số lớn rượu Pháp của vùng Cootes-du-Rhôn như: Chaateauneuf-du-Pa; rượu Ý như: Brunello, Barolo, Barbaresco…

Những loại rượu cần được “thở”

Quá trình “thở” giúp hương vị rượu nở rộ và thơm ngon nhất. Ảnh: Internet

Ngược lại, một số loại rượu sau đây không nên cho thở lâu hoặc không cần cho thở:

  • Đa phần các loại rượu trắng có thể uống ngay sau khi rót lúc đang lạnh, trừ một vài loại đặc biệt như ở trên.
  • Rượu đỏ có vị nhẹ hoặc thanh, chứa ít tannin như: Pinot Noir của Mỹ, Pháp; Dolcetto hay Barbera của Ý.
  • Các loại rượu cũ đã để khoảng 30 năm trở lên. Lý do là vì các hợp chất phenolic trong rượu có thể đã tan rã do thời gian quá lâu và phai nhạt đi. Do đó nên uống ngay khi vừa rót ra, để cảm nhận được hương vị trọn vẹn của rượu.
  • Các loại rượu thông thường và có giá thành thấp vì chúng thường có hương vị đơn thuần.

Thời gian cho rượu thở

– Rượu vang trẻ có giá thành rẻ thường chưa có độ sâu lắng cần thiết nên chỉ cần tiếp xúc với không khí một thời gian ngắn là lượng oxy đã có thể khuấy động rượu, giúp phá vớ những cấu trúc phức tạp và tăng mùi thơm mới lạ cho vang. Thời gian để vang thở từ 20 – 30 phút.

– Với những dòng rượu vang đỏ đậm đà, mạnh mẽ và sâu lắng thì cần thời gian lên đến 1 – 3 giờ để trong bình decanter trước khi uống.

thời gian cho rượu vang thử

Các loại rượu vang đỏ đậm đà cần 1 – 3 giờ để “thở” trước khi uống. Ảnh: Internet

Một số lưu ý khi cho rượu vang “thở”

  • Các loại vang càng trẻ và có nhiều tannin, thời gian thở càng lâu.
  • Có thể rót rượu vang vào bình thở rồi đổ ngược vào chai và đổ lại vào bình thở, việc này giúp vang thở nhanh hơn, đặc biệt với các dòng vang khó thanh thoát (closed wine).
  • Nên lắc mạnh bình một cái sau khi rót rượu vang vào bình sẽ giúp vang tiếp nhận nhiều không khí, giải thoát nhanh các mùi hương gần như bị dồn nén từ lâu.
  • Đa phần vang trắng không cần thở.
  • Các dòng vang của nho Pinot Noir, hiện diện đa phần trong các Appellation thuộc vùng Bourgogne (Burgundy), Hautes cotes de Nuits hầu như không cần thiết phải thở, vì chúng có khả năng chịu đựng oxy hóa tương đối kém.
  • Hầu hết vang đỏ chỉ có thể giữ nguyên trạng thái tốt sau khi được thở từ 6 – 12 tiếng. Sau thời gian này, chất lượng vang chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Chính vì thế, tốt nhất nếu bạn đã cho rượu vang thở thì nên uống hết phần rượu đó. Không nên để lại đến hôm sau bởi chất lượng đã bị biến đổi và giảm đi rất nhiều.

Với những người được xem là “sành uống”, chắc chắn họ sẽ luôn uống rượu vang thở. Nhờ quá trình “thở” mà người uống có thể thưởng thức được một ly rượu có mùi vị hoàn hảo nhất. Đặc biệt, với những chai vang đắt tiền, “thở” là một quá trình quan trọng không thể bỏ qua trước khi uống.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu thế nào là “rượu vang thở” và có thêm nhiều thông tin thú vị, hữu ích về khái niệm này. Để tìm hiểu thêm nhiều thông tin thú vị khác, đừng quên thường xuyên cập nhật website cet.edu.vn nhé!

Có thể bạn quan tâm

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button