Có rất nhiều biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu ca dao, tục ngữ, trong các bài thơ, tác phẩm văn học. Một trong những biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất là phép tu từ ẩn dụ. Vậy ẩn dụ là gì? Phân loại, ví dụ ẩn dụ và bài tập minh họa chi tiết sẽ được thư viện hỏi đáp giải thích trong bài viết này với Cmm.edu.vnngay nhé !
Video hình ảnh ẩn dụ chi tiết
Bạn đang xem bài: Ẩn dụ là gì? Phân loại, ví dụ chi tiết
Định nghĩa phép tu từ ẩn dụ là gì?
Dưới đây là hướng dẫn giải thích thế nào là ẩn dụ ? khái niệm ẩn dụ mới nhất hãy theo dõi :
a – Định nghĩa ẩn dụ là gì? biện pháp ẩn dụ là gì ?
- Biện pháp tu từ ẩn dụ là phép tu từ gọi tên hiện tượng, sự vật này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có những nét tương đồng nhau nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt. Đây là giải thích cho câu hỏi thế nào là biện pháp tu từ ẩn dụ.
- Ẩn dụ cũng là một biện pháp so sánh dựa trên sự giống nhau về hình dáng, màu sắc, tính chất, chức năng của hai đối tượng tương đồng nhau.
b – Tác dụng của ẩn dụ
Biện pháp tu từ ẩn dụ có tác dụng tăng tính gợi hình, gợi cảm cho câu thơ, đoạn văn thêm sinh động, cuốn hút người đọc, người nghe.
c – Ví dụ về ẩn dụ
Dưới đây là cho 10 ví dụ về ẩn dụ :
Ví dụ phép ẩn dụ trong ca dao – tục ngữ
Ví dụ 1:
Gặp đây mận mới hỏi đào,
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
Mận hỏi thì đào xin thưa,
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào!
Phép ẩn dụ trong câu ca dao trên là đôi nam nữ tỏ tình nhau nhưng lại không nói tên thật mà mượn 2 cái tên là “mận, đào” để hỏi về “vườn hồng” có nghĩa là hỏi cô gái đã có người yêu chưa.
Ví dụ 2:
Thuyền về có nhớ bến chăng.
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
Phép ẩn dụ sử dụng 2 từ “ thuyền, bến” để bày tỏ nỗi niềm của cô gái luôn đợi chờ người yêu của mình.
Ví dụ 3:
Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác, xuống ghềnh bấy nay.
Phép ẩn dụ để ví thân cò như người nông dân cả ngày lao động vất vả kiếm miếng ăn.
Ví dụ ẩn dụ trong thơ văn
Ví dụ 1:
Tiếc thay một đóa trà mi.
Con ong đã tỏ đường đi lối về.
Sử dụng đóa hoa trà mi để so sánh với thân phận nàng Kiều.
Ví dụ 2:
Ơi con chim chiền chiện.
Hót chi mà vang trời.
Từng giọt long lanh rơi.
Tôi đưa tay tôi hứng.
Phép ẩn dụ trong bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải là sử dụng con chim chiền chiện để nhắc về mùa xuân đã đến.
Cách nhận biết biện pháp tu từ ẩn dụ
Khác với biện pháp so sánh, ẩn dụ thường so sánh ngầm định các sự vật, sự việc nên chúng ta cần đọc kỹ và hiểu rõ nội dung đoạn thơ, câu văn mới phát hiện được đâu là phép tu từ ẩn dụ, so sánh hay hoán dụ.
- Ẩn dụ cũng là một biện pháp so sánh dựa trên sự giống nhau về hình dáng, màu sắc, tính chất, chức năng của hai đối tượng tương đồng nhau.
- Ẩn dụ được xem là cách thức chuyển đổi tên gọi của sự vật, sự việc bằng cách so sánh ngầm giữa hai sự vật hoặc sự việc có những điểm tương đồng hay giống nhau.
- Phép ẩn dụ thường sử dụng những từ ẩn ý nên chúng ta không dễ để pháp hiện đối tượng, ẩn dụ thường có tính phiếm chỉ hoặc ám chỉ. Vì vậy, những từ ngữ có nghĩa bóng, nghĩa ẩn ý thường là phép tu từ ẩn dụ.
- Đặc điểm chung của phép ẩn dụ là sử dụng cái cụ thể để so sánh với cái trừu tượng.
Phân loại các kiểu ẩn dụ
Ẩn dụ có mấy loại : Tùy vào hình ảnh, âm thanh, sự việc, sự vật được sử dụng mà phép ẩn dụ được chia thành 4 loại gồm:
a – Ẩn dụ hình thức: Là phép ẩn dụ dựa trên những điểm giống nhau về hình thức giữa các sự vật đó.
Ví dụ: Về thăm quê Bác làng Sen.
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.
b – Ẩn dụ cách thức: Là phép ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về cách thức thực hiện giữa hai hành động, hiện tượng đó.
Ví dụ: Ngày xuân con én đưa thoi.
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
c – Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: là phép ẩn dụ chuyển đổi tính chất của sự vật này sang sự vật hoặc hiện tượng khác. Đây là câu trả lời cho câu hỏi ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là gì ?
Ví dụ về ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Giấy đỏ buồn không thắm.
Mực đọng trong nghiên sầu.
d – Ẩn dụ phẩm chất: Dựa vào sự tương đồng phẩm chất giữa các sự vật, hiện tượng đó.
Các loại ẩn dụ khác
Ngoài ra có các phép tu từ ẩn dụ khác các bạn có thể tham khảo thêm gồm:
1 – Ẩn dụ chức năng: Dựa vào sự giống nhau giữa chức năng của các sự vật, hiện tượng đó.
2- Ẩn dụ kết quả: Là phép ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về tác động của các sự vật đối với con người.
Ví dụ: Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông.
Đây là phép ẩn dụ kết quả tương đồng về màu sắc.
3 – Ẩn dụ chuyển tên con vật thành con người: Là cách lấy tên con vật để so sánh ngầm định với con người.
Ví dụ: Gấu yêu của anh => Gấu là tên con vật nhưng có nghĩa bóng là nói đến người yêu.
Phân biệt giữa ẩn dụ và hoán dụ, ẩn dụ và so sánh
Có nhiều bạn không thể phân biệt đâu là biện pháp ẩn dụ, hoán dụ và so sánh. Thư viện hỏi đáp sẽ giải thích điểm giống và khác giữa 3 phép tu từ này.
Phân biệt giữa ẩn dụ và so sánh
Điểm giống nhau giữa so sánh và ẩn dụ:
Điểm giống nhau là cùng dựa phép liên tưởng để so sánh điểm giống nhau, gần nhau giữa hai sự vật nhằm miêu tả sự vật muốn nói đến.
Điểm khác nhau:
Biện pháp so sánh: là cách so sánh trực tiếp để làm rõ những đặc điểm, thuộc tính, tính chất của đối tượng này khác nhau như thế nào với những đặc điểm, thuộc tính, tính chất của đối tượng kia.
Biện pháp ẩn dụ: là cách so sánh ngầm định, không nói trực tiếp đến sự vật, sự việc đó. Phép ẩn dụ có tính hình tượng, tinh tế hơn và có quan hệ với ý thức bằng một sự đồng dạng, một sự giống nhau và có sự so sánh ngầm.
Phân biệt giữa ẩn dụ và hoán dụ
Điểm giống nhau: Đều sử dụng phép liên tưởng để nói về sự vật, sự việc.
Điểm khác nhau
Hoán dụ: Là cách sử dụng đối tượng này để gọi tên cho một đối tượng khác dựa vào sự liên tưởng có tính logic với nhau. Đó là mối quan hệ có thực giữa hai đối tượng mà đối tượng cần đề cập đến được khắc họa rõ nét.
Ẩn dụ: Là sự chuyển đổi sự vật sự việc giữa một sự vật hiện hữu trong thế giới khách quan với một sự vật tồn tại trong ký ức con người bằng cách liên tưởng so sánh tương đồng.
Giải bài tập ẩn dụ SKG ngữ văn 6
Đề bài tập 1: Tìm các ẩn dụ trong các ví dụ dưới đây, nêu lên nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh ngầm với nhau.
a – Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
b – Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
c – Thuyền về có nhớ bến chăng? Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
Đáp án bài tập 1
Câu a: Các từ ẩn dụ và nét tương đồng gồm
- Ăn quả: Sự hưởng thụ thành quả lao động của người khác => Ẩn dụ cách thức
- Kẻ trồng cây: Là người tạo ra thành quả đó, người đã trồng và chăm sóc cây => Ẩn dụ phẩm chất.
Câu b:
- Mực, đen: Cái xấu.
- Đèn, sáng: Cái tốt, cái hay, cái tiến bộ.
= > Ẩn dụ phẩm chất.
Câu c:
- Thuyền: Người đi xa.
- Bến: Người ở lại
=> Ẩn dụ phẩm chất.
Đề bài tập 2: Tìm những ẩn dụ chuyển đổi cảm giác và nêu tác dụng?
Đáp án bài tập 2
Ví dụ 1: Buổi sáng, mọi người đổ ra đường. Ai cũng muốn ngẩng lên cho thấy mùi hồi chín chảy qua mặt.
- Mùi: Chỉ khứu giác
- Chảy: Chỉ xúc giác.
= > Tác dụng diễn tả tâm trạng thích thú, yêu quý cảnh vật, hương vị của quê hương.
Ví dụ 2: Cha lại dắt con đi trên cát mịn. Ánh nắng chảy đầy vai.
- Ánh nắng: Thị giác
- Chảy: Xúc giác, thị giác
= > Làm nổi bật không gian rực rỡ và tình cha con thắm thiết, ấm áp.
Ví dụ 3: Ngoài thềm rơi chiếc lá đa. Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
Tiếng: Thính giác.
Mỏng: Thị giác.
= > Gợi tả không gian tĩnh lặng.
Kết luận: Đây là câu trả lời cho câu hỏi biện pháp tu từ ẩn dụ là gì? Phân loại, tác dụng, ví dụ minh họa chi tiết nhất.
Từ kháo tìm kiếm : ẩn dụ trong ca dao tục ngữ việt nam,ví dụ về ẩn dụ cách thức,ẩn dụ có nghĩa là gì,an du la gi,ẩn dụ khái niệm,vií dụ về ẩn dụ,phương pháp ẩn dụ,khái niệm của biện pháp tu từ ẩn dụ,ví dụ về câu ẩn dụ,ẩn dụ phẩm chất là gì,các biện pháp ẩn dụ,có bao nhiêu kiểu ẩn dụ,ví dụ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác,aẩn dụ là gì,ví dụ về an dụ trong thơ,aẩn dụ,ẩn dụ tu từ là gì,thế nào là biện pháp ẩn dụ,khái niệm về biện pháp tu từ ẩn dụ,định nghĩa của ẩn dụ,câu ẩn dụ là gì,ví dụ biện pháp ẩn dụ,các ví dụ về ẩn dụ,ví dụ biện pháp tu từ ẩn dụ,ví dụ ẩn dụ hình thức,ẩn dụ dựa trên mối quan hệ nào,ý nghĩa của ẩn dụ,ẩn dụ cách thức ví dụ,các câu ẩn dụ
Đánh Giá
9.5
100
Hướng dẫn oke ạ !
User Rating: 4.23 ( 2 votes)
Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Biểu mẫu