Biểu mẫu

Biện pháp chơi chữ là gì?

Biện pháp tu từ chơi chữ là gì? Phân loại các kiểu chơi chữ trong ca dao, tục ngữ, ví dụ phép chơi chữ sẽ được thư viện hỏi đáp giải thích trong bài viết này với Cmm.edu.vnnhé !

Video hướng dẫn các lối chơi chữ thường gặp

Bạn đang xem bài: Biện pháp chơi chữ là gì?

Khái niệm chơi chữ là gì?

a – Khái niệm thế nào là chơi chữ ?

  • Chơi chữ là lợi dụng những đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, châm biếm… làm câu văn thêm phần hấp dẫn và thú vị hơn.

b – Ví dụ chơi chữ trong ca dao – tục ngữ

  • Dưới đây là một vài VD chơi chữ để cho các bạn hiểu hơn :

Ví dụ 1:

  • Anh về câu rạo anh đi.
  • Mai sau trải lẻ, ta thì kết đôi.

Các từ chơi chữ gồm: câu rạo – > Cạo râu, trải lẻ – > trẻ lại.

Ví dụ 2: 

  • Con cá đối bỏ trong cối đá.
  • Con mèo cái nằm trên mái kèo.

Chơi Chữ Là Gì? Chơi Chữ Trong Văn Học Và Trong Giao Tiếp

Ví dụ 3:

  • Mênh mông muôn mẫu một màu mưa.
  • Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ.

Phân loại các biện pháp chơi chữ

Dưới đây là lối chơi chữ nào được sử dụng trong câu :

Có mấy lối chơi chữ : Có 5 lối chơi chữ chính gồm chơi chữ dùng từ đồng âm, từ gần âm, dùng điệp âm, chơi chữ nói lái và dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa. 

Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các lối chơi chữ này nha.

a – Cách chơi chữ bằng từ đồng âm

Là cách chơi chữ sử dụng nhiều từ đồng âm giống nhau nhưng nghĩa lại khác nhau.

Dưới đây là ví dụ về chơi chữ :

Ví dụ chơi chữ đồng âm

Mồm bò (1) không phải mồm bò (2) mà lại là mồm bò (3)

3 từ “ bò” có nghĩa khác nhau gồm:

  • Bò (1) động từ là mồm của con vật đó đang bò
  • Bò (2) Danh từ có nghĩa là không phải là mồm của con bò
  • Bò (3) Động từ, có nghĩa là nó bò trên mặt đất.

= > ta có thể suy ra đây là con ốc sên.

b – Cách chơi chữ dùng từ gần âm

Là lối chơi chữ sử dụng các từ gần giống nhau, chỉ khác nhau về dấu câu, nhưng ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. 

Ví dụ chơi chữ gần âm

Có tài mà cậy chi tài.

Chữ tài liền với chữ tai một vần

Hai từ gần âm là “ tài, tai”, cách chơi chữ này có tác dụng là những người có tài sắc vẹn toàn thường gắn với những tai ương, những gian truân vất vả trong cuộc đời. Có một câu tục ngữ cũng có nghĩa tương tự là “ Hồng nhan bạc mệnh”.

c – Lối chơi chữ sử dụng điệp âm

Là lối chơi chữ dân gian, thường được sử dụng trong đời sống hằng ngày, trong các bài hát, tục ngữ có tác dụng tạo tính hài hước. Hoặc cách chơi chữ điệp ngữ âm còn được sử dụng trong các câu đối.

Ví dụ chơi chữ điệp âm

Ví dụ 1: Bà ba béo, bán bánh bèo, bên bờ biển, bị beo bắt ba bốn bận…

Ví dụ 2: Tết tới túng tiền tiêu, tính toán toan tìm tay tử tế 

d – Cách chơi chữ dùng từ nói lái

Nói lái có nghĩa là nói ngược, là cách chơi chữ được sử dụng rất nhiều trong giới trẻ hiện nay. Các từ thường nói lái trong giao tiếp như: Bí mật – > bật mí, hiện đại – > hại điện, đầu tiên – > tiền đâu…

Ví dụ cách chơi chữ nói lái

Khi đi cưa ngọn, khi về cũng cưa ngọn.

Cưa ngọn có nghĩa là con ngựa.

e – Chơi chữ dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa

Ví dụ 1: Cách chơi chữ sử dụng 2 từ trái nghĩa

Trăng bao nhiêu tuổi trăng già

Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non.

2 từ trái nghĩa là già >< non.

Ví dụ 2: Cách chơi chữ sử dụng 2 từ gần nghĩa

Nửa đêm giờ tý canh ba.

Vợ tôi con gái, đàn bà nữ nhi.

2 từ gần nghĩa là con gái, nữ nhi, vợ, đàn bà.

Ví dụ 3: Cách chơi chữ dùng từ đồng nghĩa

Đi tu phật bắt ăn chay

Thịt chó ăn được, thịt cầy thì không.

2 từ đồng nghĩa là chó và cầy.

Các lối chơi chữ khác 

Ngoài 5 cách chơi chữ phổ biến chúng ta thường sử dụng thì các lối chữ chữ sau các em cũng cần ghi nhớ gồm:

Lối chơi chữ bằng cách dùng các từ cùng trường nghĩa

Ví dụ: Kiến đậu cành cam bò quấn quýt. Ngựa về làng Bưởi chạy lanh chanh.

Cách chơi chữ dùng các từ có cùng trường nghĩa gồm: Cam, quýt, bưởi chanh là các loài quả cùng họ với nhau.

Lối chơi chữ dùng từ nhiều nghĩa 

Ví dụ:

Còn trời còn nước còn non

Còn cô bán rượu anh còn say sưa.

Cách chơi chữ ở câu ca dao trên là từ “ say sưa”, chúng ta có thể hiểu là chàng trai say sưa yêu thích cảnh đẹp thiên nhiên như trời, non, nước nhưng cũng có thể hiểu chàng trai cũng say mê sắc đẹp, vẻ duyên dáng của cô nàng hàng rượu.

Tác dụng của chơi chữ

  • Mục đích của chơi chữ trong lời nói hàng ngày là tạo ra những tiếng cười, thêm màu sắc cho cuộc sống.

Kết luận: Đây là câu trả lời cho câu hỏi biện pháp tu từ chơi chữ là gì? Phân loại 5 lối chơi chữ và ví dụ minh họa chi tiết.

Từ khóa tìm kiếm : thế nào là chơi chữ,lối chơi chữ nào được sử dụng trong câu,ví dụ về chơi chữ,tác dụng của chơi chữ,trại âm là gì,các lối chơi chữ thường gặp?,chơi chữ là j,choi chu,vd chơi chữ,có mấy lối chơi chữ,các câu chơi chữ,nêu các lối chơi chữ thường gặp,câu chơi chữ,có mấy lối chơi chữ thường gặp,vd về chơi chữ,chơi chữ hiện đại,câu ca dao sau sử dụng lối chơi chữ nào,chơi chữ ví dụ,cho ví dụ về chơi chữ,các lối chơi chữ thường gặp là,lối nói trại âm là gì,thế nào là chơi chữ?,ví dụ về chơi chữ đồng âm,thế nào là chơi chữ cho ví dụ

Đánh Giá

9.9

100

Hướng dẫn oke ạ !

User Rating: Be the first one !

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Biểu mẫu

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button