Biểu mẫu

Đại từ là gì? Phân loại, ví dụ chi tiết

Trong tiếng Việt, đại từ là gì? nó là thành phần phụ gì trong câu, có tác dụng gì? Những kiến thức này sẽ được Cmm.edu.vngiải thích chi tiết trong bài viết thuộc chủ đề ngữ văn này.

Video có mấy loại đại từ ?

Bạn đang xem bài: Đại từ là gì? Phân loại, ví dụ chi tiết

Hãy tham khảo đại từ sao thế nào là đại từ dùng làm gì ? bên dưới nhé !

Khái niệm đại từ là gì?

a – Khái niệm thế nào là đại từ ?

Đại từ là những từ dùng để xưng hô, gọi đáp, thay thế các thành phần phụ khác trong câu như danh từ, động từ, tính từ, cụm danh từ… Với mục đích chính là tránh lặp lại nhiều từ, sử dụng nhiều từ giống nhau trong câu.

b – Tác dụng của đại từ trong câu

Đại từ có thể thay thế vai trò của chủ ngữ, vị ngữ trong câu. Hoặc làm phụ ngữ cho tính từ, bổ ngữ cho động từ, danh từ với mục đích là thay thế, làm đa dạng vốn từ trong giao tiếp.

c- Ví dụ về đại từ 

  • Ví dụ 1: Bọn nó ngày nào cũng đi làm thêm. 
  • Ví dụ 2: Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo.
  • Ví dụ 3: Cái gì đang phát ra âm thanh vậy?

Ôn tập phần tiếng Việt - Ngữ văn 7

Các loại đại từ trong tiếng Việt

Trong tiếng Việt, đại từ được chia thành nhiều loại tùy thuộc vào cách sử dụng và vị trí của đại từ trong câu. Cụ thể gồm những dạng đại từ sau:

a – Đại từ để trỏ

Là loại đại từ dùng để thay thế cho chủ ngữ, vị ngữ dùng để trỏ người, sự vật, sự việc, hiện tượng, số lượng, hoạt động, tính chất. Có tác dụng giúp ngôn ngữ tự nhiên hơn, gần gũi và thân quen với người nghe, người đọc.

Đại từ để trỏ được chia làm 3 loại nhỏ gồm:

Đại từ trỏ người, sự vật

Gồm các ĐT như “ tôi, tao, tớ, cậu, mày, chúng tôi, chúng nó, thằng, con, hắn, chúng tôi, chúng mày…”  Đây đều là các từ thường sử dụng trong trò chuyện và thường ít xuất hiện trong thơ ca.

Ví dụ về đại từ trỏ người sự vật

  • Ví dụ 1: Tao thích Lan từ lần đầu gặp mặt à.
  • Ví dụ 2: Chúng tôi là những người bạn thân từ nhỏ.
  • Ví dụ 3: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Đại từ trỏ số lượng

Gồm các từ như “ bao nhiêu, bấy nhiêu, bấy, bao…” để hỏi số lượng, cân nặng, giá trị của sự vật, sự việc.

Ví dụ về đại từ để trỏ số lượng

  • Ví dụ 1: Còn có bấy nhiêu gạo đây làm sao đủ ăn tới cuối tháng.
  • Ví dụ 2: Chúng nó có tất cả bao nhiêu đứa?
  • Ví dụ 3: Bao giờ cho tới tháng mười?

Đại từ trỏ hoạt động, tính chất, sự việc

Gồm các từ như “ vậy, sao vậy, như thế nào, thế nào…” dùng để đặt các câu hỏi liên quan đến tính chất, nguyên nhân của sự việc nào đó.

Ví dụ đại từ trỏ hoạt động:

  • Ví dụ 1: Chuyện là như vậy đó anh hiểu không?
  • Ví dụ 2: Tôi đi ra ngoài. Thấy vậy thằng bé cũng chạy theo sau.

b – Đại từ để hỏi

Là loại đại từ dùng để đặt các câu hỏi về những sự vật, sự việc, hiện tượng cho người khác hoặc cho chính mình.

Loại đại từ này cũng được chia thành các dạng nhỏ như:

Đại từ để hỏi sự vật, sự việc, hỏi người: Gồm các từ như “ ai, cái gì, gì, sao, nào…” thường đứng ở đầu hoặc cuối câu.

  • Ví dụ 1 : Nước nào không có biển?
  • Ví dụ 2: Con gì to nhất thế giới?
  • Ví dụ 3: Cầu vồng có màu gì?

Đại từ để hỏi số lượng: Gồm các từ như “ bấy nhiêu, bao nhiêu, mấy… “ 

  • Ví dụ 1: Bài kiểm tra toán Mai được bao nhiêu điểm?
  • Ví dụ 2: Cả ngày mà làm được có bấy nhiêu việc à?

Đại từ để hỏi hoạt động, tính chất sự việc: Gồm các từ “ sao, thế nào…” 

Ví dụ: Tình hình sức khỏe của Lan thế nào rồi?

c – Đại từ nhân xưng

Là loại đại từ để thay thế cho danh từ, động từ, tính từ hay còn gọi là đại từ chỉ ngôi, gồm có 3 loại chính là:

  • Ngôi thứ nhất dùng để chỉ người nói nào đó, không chỉ chính xác đính danh cụ thể. Gồm các từ như “ tôi, họ, ta, tớ…” Ví dụ: Mỗi người họ đều có một khả năng đặc biệt. 
  • Ngôi thứ hai dùng để chỉ người nghe, gồm các từ “ cậu, bạn, mày…. Ví dụ: Tôi đã nói nhiều lần mà cậu có bao giờ nghe đâu.
  • Ngôi thứ 3 thường được xem là đại từ bị động, thường được người thứ nhất và người thứ hai nói đến, gồm các từ như “ bọn họ, tụi nó, chúng nó…”. Ví dụ: Hai anh em tôi không đánh lại được chúng nó đâu.

d – Đại từ xưng hô, gọi đáp 

Loại đại từ này thường được sử dụng để phân biệt cấp bậc, địa vị, vai vế trong giao tiếp xã hội. Gồm các từ như “ ông, bà, cháu, con, giám đốc, thủ trưởng, sếp, trưởng phòng, lính, nhân viên…”

  • Ví dụ 1: Nam có đến 3 đứa cháu ngoại.
  • Ví dụ 2: Trong công ty, trưởng phòng là người có quyền lực nhất.

Kết luận: Đây là câu trả lời cho câu hỏi đại từ là gì? Phân loại và những cách sử dụng đại từ chi tiết nhất.

Từ khóa tìm kiếm : đại từ hỏi về người, sự vật,vd về đại từ,đại từ trỏ hoạt động tính chất,đại từ là gì có mấy loại đại từ,ví dụ của đại từ,đại từ để hỏi về người sự vật,có mấy đại từ,thế nào là đại từ cho ví dụ,đại từ sao thế nào dùng để làm gì,đại từ dùng để trỏ,trỏ người sự vật,đại từ là gì ví dụ,đại từ gồm mấy loại,đại từ chia làm mấy loại,ví dụ về đại từ trỏ người, sự vật,dđại từ là j,ví dụ đại từ để trỏ,lấy ví dụ về đại từ,đại từ “sao, thế nào” là đại từ dùng để làm gì?,đại từ là như thế nào,đại từ hỏi về số lượng,đại từ ai dùng để làm gì,đại từ dùng để trỏ người sự vật,đặc điểm của đại từ,đại từ được chia làm mấy loại,đại từ sau thế nào dùng để làm gì,đại từ dùng để trỏ số lượng,đài từ là gì định nghĩa,tác dụng đại từ,có bao nhiêu loại đại từ,hỏi về người sự vật

Đánh Giá

9.8

100

Hướng dân oke ạ !

User Rating: 4.7 ( 1 votes)

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Biểu mẫu

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button