Biểu mẫu

Quần thể sinh vật là gì?

Quần thể sinh vật là gì trong sinh học? Quần thể người khác quần thể sinh vật ở điểm nào? Những kiến thức sinh học này sẽ được thuvienhoidap.net giải thích chi tiết trong bài viết này.

Khái niệm quần thể sinh vật là gì?

a – Khái niệm 

  • Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.
  • Các cá thể không thể tồn tại một cách độc lập mà sống quần tụ với nhau trong một tổ chức xác định tạo thuận lợi cho sự sinh sản, chống kẻ thù và khai thác tốt nhất nguồn thức ăn từ môi trường.
  • Mỗi quần thể có vốn gen riêng, trong đó các cá thể có kiểu gen giống hoặc khác nhau và giao phối tự do sinh ra con hữu thụ. Vốn gen của quần thể có liên quan trực tiếp tới đặc tính sinh thái của quần thể.

Ví dụ quần thể sinh vật

Bạn đang xem bài: Quần thể sinh vật là gì?

  • Quần thể kangaroo chỉ sống duy nhất ở châu Úc.
  • Quần thể Voọc chà vá chân xám ở Việt Nam.

b – Các giai đoạn hình thành quần thể sinh vật.

  • Đầu tiên một cá thể cùng loài phát tán tới một môi trường sống mới.
  • Những cá thể không thích nghi được với điều kiện sống mới của môi trường sẽ bị tiêu diệt hoặc phải di cư đến nơi khác. Hay nói cách khác thì cá thể nào không vượt qua được giới hạn sinh thái sẽ bị đào thải.
  • Các cá thể thích nghi được với môi trường sống mới sẽ dần dần phát triển thành một quần thể mới.
  • Giữa các cá thể cùng loài gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua các mối quan hệ sinh thái và dần dần hình thành quần thể ổn định, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh.
  • Nơi sinh sống của quần thể là quần thể phân bố trong một phạm quy nhất định.

Mối quan hệ giữa cá thể và quần thể sinh vật

Trong một quần thể, các cá thể luôn gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua hai mối quan hệ chính là cạnh tranh hoặc hỗ trợ, cụ thể là:

a – Mối quan hệ hỗ trợ trong quần thể sinh vật 

Quan hệ hỗ trợ trong quần thể là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như kiếm thức ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản… đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện của môi trường và khai thác được nhiều nguồn sống.

Những đặc điểm chính của quan hệ hỗ trợ trong quần thể

  • Đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định và khai thác được tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.
  • Mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể được thể hiện qua hiệu quả nhóm.
  • Ở thực vật, những cây sống theo nhóm chịu đựng gió bão và hạn chế sự thoát hơi nước tốt hơn những cây sống riêng rẽ.
  • Ở một số cây sống gần nhau có hiện tượng liền rễ. Vì thế, nước và muối khoáng do rễ của cây này hút vào có khả năng dẫn truyền sang cây khác thông qua phần rễ liền nhau.

b – Mối quan hệ cạnh tranh trong quần thể

Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể xuất hiện khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể. 

Các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống như thức ăn, nơi ở, ánh sáng…hoặc nhiều con đực cạnh tranh nhau tranh giành một con cái.

Mối quan hệ cạnh tranh giữa cá thể trong quần thể gọi là mối quan hệ đối kháng. Cạnh tranh là động lực phát triển của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển.

Ví dụ mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong một quần thể

  • Ví dụ 1: Cạnh tranh nhau giành ánh sáng, chất dinh dưỡng ở thực vật. Những cá thể cạnh tranh yếu sẽ bị đào thải, kết quả dẫn tới mật độ phân bố của thực vật giảm.
  • Ví dụ 2: Do thiếu thức ăn, nơi ở, nhiều cá thể trong quần thể cá, chim, thú… đánh lẫn nhau, dọa nạt nhau bằng tiếng hú hoặc động tác nhằm bảo vệ nơi sống, nhất là vào mùa sinh sản. Kết quả dẫn tới mỗi nhóm cá thể bảo vệ một khu vực sống riêng, một số cá thể buộc phải tách ra khỏi đàn.

c – Các kiểu quan hệ khác giữa cá thể trong quần thể

  • Kí sinh cùng loài: Sống ở biển sâu, do nguồn thức ăn hạn hẹp, không thể nuôi nổi một quần thể đông với cả 2 giới tính có số lượng như nhau, do vậy quần thể cá sống sâu có con đực rất nhỏ, biến đổi về hình thái cấu tạo, sống kí sinh vào con cái chỉ để thụ tinh cho con cái trong mùa sinh sản.
  • Ăn thịt đồng loại: Một số loài động vật còn ăn thịt lẫn nhau, ở một số loài cá khi nguồn thức ăn bị suy kiệt, cá chuyển sang ăn thịt con mình để tồn tại và khi nguồn thức ăn được cải thiện, cá nhanh chóng khôi phục số lượng.

Quần thể người khác quần thể sinh vật ở điểm nào?

Điểm giống nhau:

  • Đều có những đặc trưng cơ bản như sinh sản, giới tính, độ tuổi…
  • Đều là sinh vật sống thành quần thể.
  • Đều có cơ chế cân bằng giới tính dựa vào tỉ lệ sinh sản và tử vong.

Điểm khác nhau

  • Ở người, nhờ có bộ não phát triển và dựa trên những kinh nghiệm đúc kết được trong cuộc sống nên tổ chức xã hội mềm dẻo và linh hoạt, thích nghi rất cao với mọi tình huống xảy ra trong môi trường.
  • Ở người có những đặc trưng như văn hóa, giáo dục, thương mại, quân sự, kinh tế, pháp luật…
  • Con người có thể thích nghi với điều kiện môi trường, thiên nhiên thay đổi và tồn tại được.
  • Còn ở động vật không có các đặc trưng về văn hóa, xã hội như quần thể con người.

Kết luận: Đây là đáp án cho câu hỏi quần thể sinh vật là gì chi tiết và đầy đủ nhất.

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Biểu mẫu

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button