Tổng hợp

4 x 4 MIMO là gì? Điện thoại của bạn có cần không?

MIMO là viết tắt của “Multiple Input, Multiple Output”. Thiết bị 4×4 MIMO có 4 ăng-ten cho 4 dòng dữ liệu đồng thời, còn 2×2 MIMO thì chỉ có 2 ăng-ten. iPhone XR là thiết bị 2×2 MIMO còn iPhone XS và XS Max là máy 4×4 MIMO.

MIMO là gì?

MIMO là một phần của công nghệ giao tiếp không dây, dù là WiFi 802.11ac hay 4G LTE. Thông thường một thiết bị sẽ có một ăng-ten trong đó, gọi là 1×1 MIMO và chỉ hỗ trợ một dòng dữ liệu tại một thời điểm.

Bạn đang xem bài: 4 x 4 MIMO là gì? Điện thoại của bạn có cần không?

Các thiết bị có số ăng-ten nhiều hơn hỗ trợ nhiều dòng dữ liệu hơn, như 2×2 MIMO hỗ trợ 2 dòng, 3×3 MIMO hỗ trợ 3 dòng…

Càng nhiều MIMO, tốc độ càng nhanh

Mỗi ăng-ten được dùng để nhận và gửi dữ liệu. Càng nhiều ăng-ten thì tại một thời điểm, dữ liệu càng được truyền tải nhiều nghĩa là việc tải lên, tải xuống qua mạng không dây sẽ nhanh hơn. Bạn cứ tưởng tượng nó như đường cao tốc, càng nhiều làn xe thì càng nhiều xe đi qua được tại một thời điểm.

Từ 1×1 MIMO tới 4×4 MIMO nghĩa là gấp 4 lần tốc độ truyền tải dữ liệu tối đa theo lý thuyết. Đó là vì mỗi ăng-ten hỗ trợ truyền tải một dòng dữ liệu với tốc độ tối đa theo lý thuyết. Con số chính xác còn phụ thuộc vào mạng mà bạn dùng.

Muốn tốc độ nhanh thì bạn phải kết nối tới mạng hỗ trợ 4×4 MIMO, không phải nhà mạng nào cũng có nhưng đang dần được sử dụng nhiều hơn, gần như trên khắp nước Mỹ được vài năm rồi.

Nhiều MIMO hơn nghĩa là tín hiệu khỏe hơn

Những thử nghiệm mới đây cũng cho thấy từ 2×2 MIMO tới 4×4 MIMO có cải thiện về tín hiệu không dây. PC Magazine thực hiện thử nghiệm so sánh iPhone XR và iPhone XS, 2 máy có cùng modem không dây nên khác biệt chỉ nằm ở số ăng tên, trên XR là 2 còn trên XS là 4.

Hai máy đều kết nối mạng LTE 4×4 MIMO, nhưng tốc độ tải về của XS là 400 Mbps còn của XR chỉ là dưới 200 Mbps.

Đó là kết quả về tốc độ truyền tải dữ liệu. Bài kiểm tra cũng cho thấy XS có tín hiệu khỏe hơn XR trên mạng 4×4 MIMO, và thậm chí ngay cả khi dùng mạng 2×2 MIMO. Việc này không quan trọng lắm khi mạng ổn định. Nhưng khi mạng yếu thì ăng-ten có thêm trên máy 4×4 MIMO sẽ giúp sóng khỏe hơn.

mimo iphone
iPhone XR là trường hợp khá đặc biệt khi chỉ có 2×2 MIMO

Cellular và WiFi

Công nghệ MIMO được dùng cho cả kết nối mạng WiFi và mạng di động (Cellular).

4×4 MIMO giờ rất phổ biến trên các điện thoại phân khúc cao cấp như iPhone XS hay XS Max. Galaxy S9 hay S9+, Google Pixel 3 hay Pixel 3 XL cũng hỗ trợ công nghệ này. Chúng có thể hỗ trợ 4 dòng dữ liệu khi kết nối mạng di động có hỗ trợ.

Nhưng đó chỉ là kết nối mạng di động. iPhone XS và Pixel 3 đều hỗ trợ mạng 4×4 MIMO LTE nhưng WiFi thì chỉ là 2×2 MIMO. Ngay cả khi kết nối với router 4×4 MIMO thì bạn cũng chỉ có được tốc độ 2×2 MIMO mà thôi vì mạng di động và WiFi sử dụng ăng-ten riêng.

4×4 MU-MIMO là gì?

4×4 MU-MIMO là viết tắt của Multi User, Multi Input, Multi Output. Cơ bản thì đó là nhiều thiết bị cùng kết nối tới router đó, tất cả đều có thể truyền tải đồng thời 4 dòng dữ liệu. Bạn đọc tìm hiểu thêm về công nghệ này tại bài viết MU-MIMO là gì? Tại sao bộ định tuyến WiFi tiếp theo của bạn nên có MU-MIMO?

Có cần phải có 4×4 MIMO hay không?

Nếu mọi thông số khác bằng nhau thì 4×4 MIMO sẽ tốt hơn 2×2 MIMO. Hay nói cách khác là càng nhiều MIMO càng tốt. Máy có nhiều ăng-ten cũng sẽ đắt hơn. Những chiếc điện thoại phân khúc cao cấp thường đều có 4×4 MIMO.

Thêm ăng-ten là thêm phần cứng nên 4×4 MIMO cũng sẽ tốn pin hơn 2×2 MIMO nhưng có lẽ cũng không quá lớn so với nhiều tác vụ tốn pin khác bạn thực hiện trên máy.

Xem thêm:

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button