Văn mẫu lớp 8

Ý nghĩa câu ca dao Một cây làm chẳng nên non, Ba cây hay nhất (dàn ý – 9 mẫu) – Ngữ văn lớp 8

Ý nghĩa câu ca dao Một cây làm chẳng nên non, Ba cây hay nhất (dàn ý – 9 mẫu) – Ngữ văn lớp 8

Ý nghĩa câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Đề bài: Đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Em hãy chứng minh vấn đề đó qua việc tìm hiểu ý nghĩa câu ca dao:

Bạn đang xem bài: Ý nghĩa câu ca dao Một cây làm chẳng nên non, Ba cây hay nhất (dàn ý – 9 mẫu) – Ngữ văn lớp 8

   "Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"

Dàn ý Ý nghĩa câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

I. Mở bài

– Giới thiệu về câu tục ngữ:

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

– Khái quát ý nghĩa: Câu tục ngữ ca ngợi truyền thống đoàn kết của dân tộc ta.

II. Thân bài

1. Giải thích

– Nghĩa đen: Nếu chỉ có một cái cây nhỏ bé thì sẽ không làm nên khu rừng rộng lớn.

– Nghĩa bóng:

+“Một cây”: chỉ sự tồn tại riêng lẻ, đơn độc

+“Ba cây”: chỉ một tập thể to lớn

+“chụm lại”: sự đoàn kết, hợp nhất một lòng

+“núi cao”: đích đến, thành công hay thắng lợi

=> Như vậy, câu tục ngữ trên đề cao vai trò của sự đoàn kết trong cuộc sống.

2. Bình luận và chứng minh

– Chỉ có đoàn kết mới đem lại sức mạnh to lớn để hoàn thành những việc lớn lao, trọng đại:

+Trong quá khứ lịch sử: Nhân dân ta đoàn kết lại đánh bại kẻ thù xâm lược.

+Hiện tại: Nhân dân đoàn kết chống lại dịch bệnh.

– Đoạn kết không chỉ là ở phạm vi một quốc gia mà phải ở mọi đơn vị tập thể từ bé đến lớn.

– Bên cạnh đó, vẫn còn một số người luôn gây rắc rối, phá hoại và chia rẽ đoàn kết.

3. Bài học

+Con người cần thấy được vai trò của sự đoạn kết.

+Từ đó, chúng ta cũng cần ý thức trách nhiệm cá nhân đối với cộng đồng.

III. Kết bài

Đoàn kết là một truyền thống quý báu của dân tộc ta cần được giữ gìn và phát huy.

Ý nghĩa câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao – mẫu 1

Tinh thần đoàn kết là nguồn sức mạnh vô cùng to lớn. Điều này được thể hiện rõ trong quá trình đấu tranh và lao động sản xuất của người dân. Ông cha ta đã có câu:

“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Trước hết, “một cây” chỉ số ít sự đơn lẻ yếu ớt không làm thành rừng cây ngọn núi. Còn “ba cây” chỉ số nhiều tạo lên sức mạnh làm thành rừng cây. Còn “chụm lại” thể hiện tinh thần đoàn kết, đồng lòng quyết tâm. Từ ý nghĩa đó, câu tục ngữ là hình ảnh ẩn dụ nói về tinh thần đoàn kết đồng lòng của con người, của dân tộc. Cha ông ta đã đúc rút ra câu tục ngữ hoàn toàn đúng. Vì trong một công việc dù đơn giản hay khó khăn mà chỉ có một người tự lo, tự làm thì sẽ mất nhiều thời gian công sức mới hoàn thành, thậm chí không thể làm nổi vì không đủ sức lực và trí tuệ để vượt qua. Nhưng ngược lại nếu một công việc dù khó khăn đến mấy mà nhiều người đồng lòng đoàn kết quyết tâm thực hiện thì chắc chắn sẽ thành công bởi nó là sức mạnh trí tuệ của tập thể phát huy cao độ nhất.

Tinh thần đoàn kết đi đến chiến thắng được thể hiện rất rõ trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Từ xa xưa, nhờ có tinh thần đoàn kết mà cha ông ta đã dời non lấp biển mở mang bờ cõi làm nên những cánh đồng màu mỡ. Lịch sử đấu tranh từ thời bà Trưng, bà Triệu rồi các triều đại Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập rồi đến chiến thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã cho ta thấy sức mạnh của sự đoàn kết. Và sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định “Đoàn kết là sức mạnh vô địch”

Ngày nay trên con đường phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa hàng triệu con người Việt nam vẫn đang chung tay góp sức, vượt qua những khó khăn: ủng hộ người nghèo, ủng hộ miền trung gặp thiên tai lũ lụt, chúng ta chung tay xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh nêu cao truyền thống đại đoàn kết dân tộc.

Tuy nhiên trong xã hội vẫn không ít những kẻ luôn gây rối, phá hoại, thành quả lao động, cách mạng gây chia rẽ bè phái cộng động dân tộc, những kẻ phản động đó cần phải trừng trị. Đoàn kết gắn bó không phải là kết bè, kết phái để chống đối tổ quốc, tập thể, bảo vệ quyền lợi cá nhân chống đối lại lợi ích tập thể.

Như vậy đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc ta nó được phát huy hiệu quả trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Là học sinh chúng ta cần đoàn kết bạn bè để cùng nhau vươn lên trong học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp.

Ý nghĩa câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao – mẫu 2

Một trong những truyền thống quý giá của dân tộc Việt Nam là đoàn kết. Điều đó đã được thể hiện qua lời khuyên của ông cha ta:

“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

“Một cây” chỉ số ít, thể hiện cho con người đang ở vào thế riêng lẻ và đơn độc. Còn “ba cây” chỉ số nhiều, thể hiện cho một tập thể mạnh mẽ. “Chụm lại” là hành động thể hiện của sự đoàn kết, đồng lòng. Chỉ khi có sự đoàn kết ấy, chúng ta mới “nên hòn núi cao” tức là vươn tới đích đến, vươn tới thành công. Câu tục ngữ đã khuyên nhủ con người về sức mạnh của sự đoàn kết. Nếu chúng ta có nhiều người chung sức thì việc dù lớn đến mấy cũng sẽ thành công.

Điều đó đã được thể hiện từ trong cuộc sống của con người Việt Nam. Đất nước Việt Nam đã trả qua hàng nghìn năm dưới ách đô hộ của các cường quốc. Từ các triều đại phong kiến phương Bắc đến thực dân Pháp, đế quốc Mĩ. Nhưng khi đối đầu với bất cứ kẻ thù nào, nhân dân ta cũng đồng lòng để đánh tan kẻ thù ấy. Từ khởi nghĩa hai bà Trưng, bà Triệu đến Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn mười hai sứ quân. Rồi Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng hay cuộc kháng chiến chống Tống của Lý Thường Kiệt và cả Hưng Đạo vương – Trần Quốc Tuấn ba lần đánh thắng quân Nguyên – Mông…

Đặc biệt là tinh thần ấy trong cuộc sống hiện tại càng được thể hiện rõ hơn. Những ngày của năm 2020 – những ngày mà đại dịch Covid-19 diễn ra. Khi nhiều cường quốc trên thế giới phải điêu đứng trước dịch bệnh, thì Việt Nam vẫn tự hào là nước kiểm soát dịch bệnh tốt. Những biện pháp kiểm soát dịch bệnh, chính sách hỗ trợ người chịu ảnh hưởng bởi đại dịch… của nhà nước. Những hành động hỗ trợ thể hiện tinh thần tương thân tương ái của người dân. Những hành động thể hiện trách nhiệm cộng đồng của các y bác sĩ… Tất cả đều đã thể hiện được tinh thần đoàn kết. Thật tự hào khi Việt Nam là nước dám lựa chọn đánh đổi phát triển kinh tế để bảo vệ tính mạng của người dân. Tuy còn một bộ phận không nhỏ những người vì lợi ích cá nhân mà bỏ qua lợi ích dân tộc. Nhưng tựu chung lại, dân tộc Việt Nam vẫn thể hiện được một tinh thần đoàn kết, trên dưới một lòng chống lại dịch bệnh Covid-19. Ai cũng hiểu đây là một cuộc chiến dài ngày và cần phải có sự đoàn kết mới có thể chiến thắng được trận chiến này.

Với bản thân một học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Việc ý thức được vai trò của đoàn kết là vô cùng quan trọng. Điều đó giúp tôi có thêm sức mạnh từ bạn bè để hoàn thành tốt mục tiêu của bản thân. Cũng như nhận được sự yêu thương từ những người xung quanh khi biết giúp đỡ người khác. Đoàn kết trong học tập, lao động chính là việc làm cụ thể nhất của mỗi học sinh.

Tóm lại, câu nói trên là một lời khuyên vô cùng đúng đắn. Mỗi người cần ý thức được điều đó để duy trì và phát huy truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.

Ý nghĩa câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao – mẫu 3

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Đoàn kết vốn là một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ ngàn đời. Và ông cha ta cũng từng khẳng định điều đó qua câu tục ngữ:

Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Đầu tiên, cần phải hiểu được nghĩa đen của câu tục ngữ trên. Nếu chỉ có một cái cây nhỏ bé, đơn độc sẽ chẳng thể nào tạo nên được một khu rừng rộng lớn. Đó có lẽ là thực tế mà mỗi chúng ta đều có thể nhận biết được. Nhưng ý nghĩa sâu xa lại không chỉ có vậy. “Một cây” chỉ số ít, thể hiện cho con người đang ở vào thế riêng lẻ và đơn độc. Còn “ba cây” chỉ số nhiều, thể hiện cho một tập thể mạnh mẽ. “Chụm lại” là hành động thể hiện của sự đoàn kết, đồng lòng. Chỉ khi có sự đoàn kết ấy, chúng ta mới “nên hòn núi cao” tức là vươn tới đích đến, vươn tới thành công. Như vậy, câu tục ngữ muốn gửi gắm đến mỗi người bài học tinh thần đoàn kết đem đến cho chúng ta sức mạnh, vượt qua mọi thử thách và khó khăn để đạt được thành công.

Lịch sử của đất nước Việt Nam trải qua bao nhiêu năm là gắn với bấy nhiêu năm chiến đấu để bảo vệ đất nước. Có lẽ sẽ không ai quên trang sử vẻ vang với một nghìn năm Bắc thuộc với những cuộc đấu tranh: Từ khởi nghĩa hai bà Trưng, bà Triệu đến Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn mười hai sứ quân. Rồi Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng hay cuộc kháng chiến chống Tống của Lý Thường Kiệt và cả Hưng Đạo vương – Trần Quốc Tuấn ba lần đánh thắng quân Nguyên – Mông … Nhưng có phải kể đến cuộc chiến đấu khốc liệt nhất đó là kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ. Dù cho là cuộc chiến đấu nào, bên cạnh tài năng lãnh đạo của những con người kiệt xuất, còn có sự đoàn kết từ quân đến dân trên dưới một lòng chống lại kẻ thù. Nhờ vậy, dân tộc ta mới có được nền hòa bình và hạnh phúc như ngày hôm nay.

Đó là trang sử hào hùng và không ai mãi ngủ quên trong quá khứ. Hiện tại hôm nay, dân tộc Việt Nam cũng học tập tấm gương của ông cha. Đoàn kết cùng nhau chống lại dịch bệnh Covid-19 đang kéo dài. Tinh thần tương thân tương ái hỗ trợ giúp đỡ về vật chất dành cho những bác sĩ, y tá tại các bệnh viện. Sự giúp đỡ đến những người khó khăn: cây ATM gạo, điểm phát đồ ăn miễn phí… Đặc biệt là toàn dân tin tưởng vào phương pháp phong dịch của Đảng và Nhà nước. Điều đó cũng thể hiện được tinh thần đoàn kết một lòng của nhân dân ta.

Quả thật, đoàn kết đã tạo nên sức mạnh to lớn, nhưng nó không chỉ cần có ở một phạm vi người dân của một quốc gia. Mà cần phải tồn tại ở mọi đơn vị, từ lớn đến bé. Thậm chí, là sự đoàn kết của toàn bộ nhân loại để chống lại dịch bệnh, chiến tranh và thiên tai. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn không ít những người trong xã hội luôn tìm cách gây rối, chống phá và tìm cách chia rẽ đoàn kết dân tộc. Trong các cuộc chiến tranh có biết bao nhiêu người dân Việt Nam vì vinh quang phú quý hay bảo toàn mạng sống mà sẵn sàng bán đứng tổ quốc, làm tay sai cho kẻ thù xâm lược. Ở xã hội hiện tại có biết bao con người lan truyền những tin đồn thất thiết nhằm chống phá cách mạng, gây hoang mang lòng dân… Đó chính là những hành vi đáng lên án và cần tránh xa.

Như vậy, câu tục ngữ đã đem đến cho con người một bài học thật ý nghĩa về tinh thần đoàn kết trong cuộc sống. Đối với mỗi học sinh cần phải biết đoàn kết với bạn bè để cùng nhau vươn lên trong học tập. Hãy luôn nhớ rằng “Đoàn kết là sức mạnh”.

Ý nghĩa câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao – mẫu 4

Đoàn kết là truyền thống lâu đời của nhân dân Việt Nam. Khi đề cập đến vấn đề này, ông cha ta có câu:

Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Tìm hiểu về câu tục ngữ này, chúng ta thấy được những nét nghĩa quen thuộc: nghĩa đen và nghĩa bóng. Nếu nghĩa đen chỉ hiểu đơn giản rằng một cái cây thật nhỏ bé không thể làm nên cả rừng xanh, chỉ khi có thật nhiều cây mới làm nên một khu rừng rộng lớn. Thì nghĩa bóng lại ẩn chứa những lời khuyên đầy sâu sắc. Một người không thể giải quyết được những việc khó khăn, to lớn. Chỉ khi mỗi người biết hợp sức, đồng lòng lại cùng nhau mới có thể giải quyết mọi khó khăn. Như vậy, câu nói trên nhắc nhở con người về tinh thần tập thể trong lối sống và làm việc tránh lối sống cá nhân, ích kỉ.

Có lẽ không ai quên được cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ hào hùng của dân tộc. Hàng nghìn con người Việt Nam đã ngã xuống vì cuộc đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. Trong những năm tháng ấy, chỉ cần là người Việt Nam – không phân biệt vùng miền, tiếng nói khác nhau đều chung một lòng yêu nước giúp đỡ lẫn nhau chống lại kẻ thù. Biết bao câu chuyện cảm động về những người dân bảo nuôi giấu cán bộ cách mạng, những người lính nguyện chết bảo vệ nhân dân… Họ đã sống và chết với một tinh thần:

Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa

(Đất nước, Nguyễn Đình Thi)

Nếu không có sự đoàn kết trên dưới một lòng ấy, có lẽ, dân tộc Việt Nam đã không được hưởng sự hòa bình, ấm êm trong hiện tại.

Ngày hôm nay, khi đất nước đang trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, con người Việt Nam cũng không quên đi truyền thống quý báu của dân tộc. Cùng nhau chung sức chung lòng đưa đất nước ngày một phát triển. Giúp đỡ nhau với tấm lòng tương thân tương ái…

Đối với một học sinh như chúng tôi, việc học và làm theo truyền thống đoàn kết cũng vô cùng quan trọng. Đoàn kết trong học tập, trong lao động sẽ giúp mỗi học sinh bỏ đi lối sống ích kỷ và biết chia sẻ giúp đỡ những người xung quanh hơn.

Quả thật, mỗi người chúng ta nên ý thức được vai trò to lớn của tinh thần đoàn kết. Hãy chung tay bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp ấy trong tương lai cũng như mãi đến mai sau.

Ý nghĩa câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao – mẫu 5

Dân tộc Việt Nam trả qua hàng ngàn năm lịch sử với biết bao thăng trầm và biến động. Để có được hòa bình và hạnh phúc cho nhân dân như ngày hôm nay, có lẽ chúng ta đã phải hy sinh biết bao nhiêu xương máu. Không chỉ vậy, đó còn là nhờ vào truyền thống đoàn kết của nhân dân ta. Khi bàn về vấn đề này, tôi lại nhớ đến câu tục ngữ:

Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Quả thật, đây là một lời răn dạy đầy sâu sắc của ông cha ta. Xét về nghĩa đen, câu tục ngữ muốn nhắn nhủ rằng một cái cây thật nhỏ bé không thể làm nên cả rừng xanh, chỉ khi có thật nhiều cây mới làm nên một khu rừng rộng lớn. Còn xét theo nghĩa bóng, câu tục ngữ muốn gửi gắm đến mỗi người bài học tinh thần đoàn kết đem đến cho chúng ta sức mạnh, vượt qua mọi thử thách và khó khăn để đạt được thành công. “Một cây” chỉ số ít, thể hiện cho con người đang ở vào thế riêng lẻ và đơn độc. Còn “ba cây” chỉ số nhiều, thể hiện cho một tập thể mạnh mẽ. “Chụm lại” là hành động thể hiện của sự đoàn kết, đồng lòng. Chỉ khi có sự đoàn kết ấy, chúng ta mới “nên hòn núi cao” tức là vươn tới đích đến, vươn tới thành công.

Thực tế đã chứng minh, trong lao động hay chiến đấu, con người cần đoàn kết mới có thể giành chiến thắng. Trong chiến đấu: Nhân dân lao động thế giới cần phải đoàn kết mới có thể đánh bại được chủ nghĩa phát xít; Nhân dân Việt Nam cần phải đoàn kết mới có thể đẩy lùi quân xâm lược. Trong lao động: Người nông dân cần phải biết giúp đỡ nhau mới tạo ra một mùa màng bội thu; Doanh nghiệp Việt Nam cần hỗ trợ lẫn nhau mới có thể vươn tầm thế giới…

Đoàn kết chính là sức mạnh to lớn, đẩy lùi mọi khó khăn. Hình ảnh “góp gió thành bão” cũng chính là một biểu tượng cho sự đoàn kết, hợp tác. Câu tục ngữ trên tuy chỉ sử dụng hình ảnh giản dị nhưng lại mang tính biểu tượng cao. Gợi cho con người một bài học thật sâu sắc. Còn với những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, để có thể nối tiếp truyền thống đoàn kết của cha ông, chúng ta cần xây dựng tinh thần đoàn kết từ ngay trong tổ, trong lớp, trong trường. Chính tình đoàn kết ấy sẽ làm tăng sức mạnh cho học sinh trong học tập và trong cuộc sống.

Tóm lại, đoàn kết chính là cội nguồn của sức mạnh, cũng là yếu tố quan trọng trong cuộc đấu tranh sinh tồn và phát triển của con người. Hãy mãi ghi nhớ câu tục ngữ này như một lời răn dạy quý giá.

Ý nghĩa câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao – mẫu 6

Kho tàng tục ngữ của dân tộc đã để lại nhiều bài học quý giá cho dân tộc Việt Nam. Một trong số đó là câu tục ngữ:

“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

Xét về nghĩa đen, câu tục ngữ muốn nói rằng nếu chỉ có một cái cây nhỏ bé, đơn độc sẽ chẳng thể nào tạo nên được một khu rừng rộng lớn. Nhưng xét về nghĩa bóng, “một cây” chỉ số ít, thể hiện cho con người đang ở vào thế riêng lẻ và đơn độc. Còn “ba cây” chỉ số nhiều, thể hiện cho một tập thể mạnh mẽ. “Chụm lại” là hành động thể hiện của sự đoàn kết, đồng lòng. Như vậy, ý nghĩa của cả câu tục ngữ là chỉ có một người thì không thể làm nên việc gì, còn nếu có nhiều người chung sức thì việc dù lớn đến mấy cũng sẽ thành công. Con người cần đoàn kết thì mới tạo ra sức mạnh để tiến đến thành công.

Lịch sử dân tộc là minh chứng hùng hồn của tinh thần đoàn kết. Nhân dân ta đã cùng nhau chống lại giặc phương Bắc xâm lược. Hay là những đế quốc hùng mạnh như Pháp, Mỹ. Trong ngày hôm nay, điều đó vẫn được thể hiện qua việc hỗ trợ ủng hộ đồng bào miền Trung đang phải chống chọi với cơn lũ lớn nhất trong suốt những năm qua, hay tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong đại dịch Covid-19…

Tinh thần đoàn kết là rất cần thiết để xây dựng một xã hội, đất nước lớn mạnh, giàu đẹp. Vậy mà vẫn có những cá nhân, tập thể nhỏ lẻ muốn phá vỡ sự đoàn kết ấy. Cần lên án và phê phán những hành động như vậy.

Tinh thần đoàn kết thông qua câu tục ngữ: “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” thật là lớn lao và ý nghĩa. Mỗi người hãy luôn ghi nhớ câu tục ngữ này như một bài học quý giá cho bản thân mình về ý thức trách nhiệm.

Ý nghĩa câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao – mẫu 7

Tục ngữ được coi là “chiếc túi khôn” của nhân loại. Mỗi câu tục ngữ đều chứa đựng một bài học giá trị. Và câu “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” cũng vậy.

Nếu về nghĩa đen thì ý nghĩa của câu tục ngữ trên rất đơn giản. Một cây đơn độc không thể làm nên một khu rừng mà phải cần có nhiều cây tạo thành. Còn về nghĩa bóng, “một cây” chỉ số ít, “ba cây” chỉ số nhiều, “chụm lại” là hành động thể hiện sự đồng lòng, chung sức. Một người không thể giải quyết được những việc khó khăn, to lớn. Chỉ khi mỗi người biết hợp sức, đồng lòng lại cùng nhau mới có thể giải quyết mọi khó khăn. Tóm lại, câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người biết đoàn kết.

Tinh thần đoàn kết đã được thể hiện từ trong cuộc sống lao động hàng ngày đến những năm tháng chiến đấu bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Đó là sức mạnh tạo nên chiến thắng của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn chiến thắng quân Nguyên – Mông, cuộc kháng chiến chống lại thực dân Pháp… Đến ngày nay, dân tộc ta đã thể hiện tinh thần đoàn kết trong đại dịch Covid-19. Khi nhiều cường quốc trên thế giới phải điêu đứng trước dịch bệnh, thì Việt Nam vẫn tự hào là nước kiểm soát dịch bệnh tốt. Những biện pháp kiểm soát dịch bệnh, chính sách hỗ trợ người chịu ảnh hưởng bởi đại dịch… của nhà nước. Những hành động hỗ trợ thể hiện tinh thần tương thân tương ái của người dân. Những hành động thể hiện trách nhiệm cộng đồng của các y bác sĩ… Tất cả đều đã thể hiện được tinh thần đoàn kết. Thật tự hào khi Việt Nam là nước dám lựa chọn đánh đổi phát triển kinh tế để bảo vệ tính mạng của người dân.

Như vậy, câu tục ngữ trên là một bài học quý giá về sự đoàn kết đối với mỗi người. Cũng giống như lời răn dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công”.

Ý nghĩa câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao – mẫu 8

Nhân dân ta vốn có truyền thống đoàn kết. Điều đó đã được thể hiện qua thực tế. Không chỉ vậy, ông cha ta còn gửi gắm điều đó qua câu:

“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Xét theo nghĩa đen, chúng ta hiểu rằng một cái cây nhỏ bé không thể tạo nên núi rừng rộng lớn. Mà rừng cây được tạo ra từ rất nhiều cây cối. Xét về nghĩa bóng, “một cây” chỉ sự tồn tại đơn độc, còn “ba cây” chỉ một tập thể. Hành động “chụm lại” nói về sự hợp nhất một lòng sẽ tạo thành “núi cao” có nghĩa là đích đến, thành công hay thắng lợi. Như vậy, câu tục ngữ đề cao tinh thần đoàn kết trong mọi hoàn cảnh mới làm nên thành công, có được kết quả tốt.

Tinh thần đoàn kết đã được thể hiện từ trong quá khứ đến hiện tại. Lịch sử của dân tộc Việt Nam trải qua những năm tháng đấu tranh để bảo vệ đất nước. Từ các triều đại phong kiến phương Bắc đến thực dân Pháp, đế quốc Mĩ. Nhưng khi đối đầu với bất cứ kẻ thù nào, nhân dân ta cũng đồng lòng để đánh tan kẻ thù ấy. Cho đến ngày hôm nay, tinh thần đoàn kết còn gắn liền với tấm lòng tương thân tương ái. Đại dịch Covid-19 xảy ra khiến cho thế giới phải gánh chịu nhiều đau thương, trong đó có cả Việt Nam. Nhưng dù trong hoàn cảnh đó, con người Việt Nam vẫn đoàn kết một lòng để vượt qua. Đảng và Nhà nước đã ban hành các quy định để ứng phó với dịch bệnh. Các y bác sĩ xung phong lên tuyến đầu chống dịch không quản ngại cả đều đã thể hiện được tinh thần đoàn kết. Mọi người dân đều nghiêm túc chấp hành những quy định về phòng chống dịch bệnh. Tất cả đã thể hiện được sự đồng lòng của của toàn thể đất nước, với niềm tin rằng một ngày không xa chúng ta sẽ chiến thắng đại dịch.

Bên cạnh đó, vẫn còn một số những cá nhân, tập thể sống vô trách nhiệm. Họ luôn xa rời với lợi ích của tập thể, sống vị kỉ và không có tinh thần đoàn kết. Những hành vi đó sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.

Như vậy, câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non” đã để lại bài học quý giá. Mỗi người hãy ghi nhớ để từ đó có được nhận thức đúng đắn cho bản thân.

Ý nghĩa câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao – mẫu 9

Trong quá trình dựng nước và giữ nước, nhân dân ta thực hiện tốt bài học đoàn kết nên đã liên tục vượt qua trở ngại để giành độc lập dân tộc. Tinh thần đoàn kết ấy trở thành một truyền thống quý báu của dân tộc và hơn thế nữa đã được đúc kết thành một chân lí giàu hình ảnh qua hai câu:

   "Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"

Phải chăng bài học quý báu ấy đã được thực tế cuộc sống và lịch sử chứng minh để có thể mãi mãi là phương châm tốt đẹp cho chúng ta?

Người xưa đã quan sát thực tế, mượn hình ảnh thiên nhiên để so sánh với con người. Thực vậy, một cây đứng riêng lẻ, dù có to đến đâu, vẫn rất đơn chiếc so với một rừng cây và tất nhiên, càng nhỏ bé đối với thiên nhiên bao la, đối với vũ trụ mênh mông. Do vậy, trước gió bão to lớn cây đó có thể bị bẻ gãy. Trái lại, ba cây mọc gần nhau, cành lá tạo thành một khoảng rộng hơn có thể nương tựa nhau trước sức gió mạnh, rễ cũng đan xen để cùng bám chặt đất nên khó bị bật rễ. Tất cả tạo thành một sức mạnh mới, một sức mạnh bề thế, vững chắc, tương tự như hòn núi cao.

Qua các hình ảnh quen thuộc và cách ví von có phần cường điệu nói trên, câu ca dao gợi một ý nghĩa sâu xa hơn, đó là sự hợp quần, là tinh thần đoàn kết của tập thể con người. Nếu sự gắn bó của loài cây kia tạo nên sức mạnh thì tại sao con người lại không đoàn kết, gắn bó với nhau, tạo thành một sức mạnh tổng hợp để dễ dàng thành công? Đó chính là lời khuyên nhủ chân tình, là ý nghĩa thiết thực mà người xưa muốn gửi gắm đến chúng ta.

Trước hết, trong thực tế cuộc sống, sức mạnh tập thể đã nhiều lần giúp ta vượt qua trở ngại về vật chất lẫn tinh thần. Một con đê núng thế cần rất nhiều bao đất, cần rất nhiều bàn tay, công sức của toàn thể nhân dân. Một con bệnh ngặt nghèo cần được tập thể bác sĩ hội chẩn, tìm phương cứu chữa. Nhiều bộ óc và tài năng tập hợp lại mới có những kết quả tốt đẹp và chính xác về công trình khoa học lớn lao…

Tinh thần đoàn kết không những giúp cho ta vượt qua những trở ngại trong cuộc sống, trong lao động để đi đến thành công mà còn rất cần thiết trong công cuộc đấu tranh giành độc lập trước hiểm họa ngoại xâm. Lần giở những trang sử hào hùng của dân tộc, ta càng hiểu rõ tinh thần đoàn kết của dân tộc ta rất đáng tự hào. Đó là sức mạnh tạo nên chiến thắng của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn chiến thắng quân Nguyên – Mông…

Ta cũng không quên câu chuyện kể về một người cha gọi các con mình lần lượt đếnvà đưa cho một bó đũa rồi bảo từng người bẻ bó đũa ấy. Từ người anh lớn nhất đến đứa em út đều không ai bẻ gãy được! Bây giờ người cha liền tách bó đũa ra để bẻ từng chiếc một. Và ông giảng giải: “Các con đều thấy, chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết đùm bọc lấy nhau”.

Ngay từ trong gia đinh, nếu ta yêu thương, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, cả gia đình được thuận hòa, hạnh phúc, ở xóm làng, nếu biết một lòng đoàn kết tất cả sẽ yên vui, những tệ nạn xấu xa như ma túy, trộm cắp khó lòng xâm nhập. Nếu người dân cả nước biết phát huy tinh thần đoàn kết trong mọi lĩnh vực thì hoạn nạn nào không được khắc phục, khó khăn nào không thể vượt qua?

Tóm lại, đến đây, hẳn chúng ta đều công nhận giá trị quý báu của lời dạy “Ba cây chụm lại…”. Đoàn kết là sức mạnh vô địch là phương châm sống và hành động để tồn tại và hạnh phúc.

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Văn mẫu lớp 8

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button