Là gì

Ngày 17/7 là ngày gì? Tại sao 17/7 là ngày Quốc tế Emoji

Ngày 17/7 là ngày Quốc tế Emoji – World Emoji Day, ngày của các biểu tượng thể hiện cảm xúc hay gọi tắt biểu tượng cảm xúc, được gọi tên bằng thuật ngữ Emoji.

ngay quoc te moji 700

Bạn đang xem bài: Ngày 17/7 là ngày gì? Tại sao 17/7 là ngày Quốc tế Emoji

Ngày nay, Emoji được sử dụng phổ biến trong thời đại kỹ thuật số, đặc biệt là trong các cuộc trò chuyện trên các mạng xã hội. Thậm chí, Emoji gần như trở thành một ngôn ngữ riêng được nhiều bạn trẻ sử dụng.

Emoji đầu tiên được tạo ra nghệ sĩ người Nhật tên Shigetaka Kurita vào năm 1999, khi ông làm việc cho i-mode, nền tảng Internet di động sơ khai của nhà mạng Docomo.

su that ve Emoji 1
Nghệ sĩ người Nhật Shigetaka Kurita, cha đẻ của emoji.

Kurita đã tạo ra những hình ảnh 12 x 12 pixel, có thể được chọn từ giao diện kiểu bàn phím trong i-mode để truyền tải thông tin một cách đơn giản và ngắn gọn. Kurita dã tạo ra 176 emoji đầu tiên. Sau đó, emoji nhanh chóng phổ biến tại Nhật.

Năm 2007, emoji được một đội ngũ quốc tế hóa phần mềm tại Google đã đề xuất Hiệp hội Unicode công nhận. Và đến năm 2010, emoji được Hiệp hội Unicode công nhận, giúp cho vốn từ vựng của emoji liên tục phát triển, và hợp thức hóa emoji như một hình thức giao tiếp, một thứ ngôn ngữ mới.

Năm 2009, 625 emoji được đề xuất áp dụng vào bộ tiêu chuẩn Unicode.

Năm 2011, Apple bổ sung bàn phím emoji vào iOS. 2 năm sau, Android cũng làm điều tương tự.

Trong những năm gần đây, emoji đã phổ biến trên toàn cầu, trở thành nét giao tiếp đặc trưng không thể thay thế.

Ngày 17-7 được chọn là ngày Biểu tượng Cảm xúc (emoji) Thế giới bởi đó là ngày xuất hiện trên biểu tượng đặc trưng cho “lịch”.

Ngày Biểu tượng Cảm xúc (emoji) Thế giới được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2014. Tổ chức Unicode đưa ra các quy định, khuôn khổ cho các emoji và quyết định mỗi biểu tượng sẽ được miêu tả thế nào.

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Là gì

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button