Là gì

Kam pach là gì? – Cmm.edu.vn

Kam pach là gì hay kầm pach là gì, là vật gì, của dân tộc nào? Mời các bạn đọc bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Kam pach là gì?

Kam pach (kầm pach) là con dao cưới của người Khmer. Theo phong tục truyền thống độc đáo của người Khmer, trong đám cưới chú rể sẽ cầm con dao cưới (Kầm pách) ngụ ý để bảo vệ cô dâu. Và Kam pach thường được dùng để múa mở đường trong lễ cưới, để cắt hoa cau trắng rắc lên tân lang và tân nương, để cắt trầu cau cho cô dâu dùng.

Bạn đang xem bài: Kam pach là gì? – Cmm.edu.vn

Ngoài ra, trong văn hóa của người Khmer, Kam pach còn là biểu tượng cho lòng trung thuỷ, sẵn sàng hy sinh cho tình yêu, là lời hứa cùng nhau vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống hôn nhân sau này để xây dựng gia đình hạnh phúc.

Phong tục đám cưới của dân tộc Khmer – Văn hóa Miền Tây

Dân tộc Khmer là một dân tộc người có dân số cao nhất trong vùng Tây Nam Bộ, sống chủ yếu ở các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang và An Giang.

Dân tộc Khmer có chữ viết, tiếng nói riêng và có một nền văn hóa độc đáo. Các giá trị văn hóa đó được thể hiện qua các lễ hội truyền thống đặc sắc, phong tục tập quán, tôn giáo, đời sống xã hội, tín ngưỡng… Một trong những phong tục ấn tượng và độc đáo của người Khmer là phong tục đám cưới.

Phong tục đám cưới của người Khmer Nam Bộ gồm lễ nói (Sđây Đol Đâng), lễ hỏi (Lơng ma ha) và lễ cưới (Pithi Apea Pìea). Trong mỗi lễ sẽ có những nghi thức đặc trưng riêng.

Kam pach la gi 1

Lễ cưới là quan trọng nhất và do người Khmer theo chế độ mẫu hệ nên lễ cưới thường được tổ chức ở nhà gái. Vì vậy, lễ cưới của người Khmer không có lễ rước dâu như người Việt mà chỉ có lễ đưa chú rể từ nhà trai sang nhà gái. Mọi nghi thức đều được hai họ cùng nhau tổ chức một cách long trọng, đông vui tại nhà gái.

Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn hiểu Kam pach hay kầm pach là gì cũng như hiểu hơn về văn hóa của người Khmer.

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Là gì

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button