Tổng hợp

Xảy Ra Hay Sảy Ra? Từ Nào Viết đúng Chính Tả Tiếng Việt

Bạn đang thắc mắc liệu xảy ra hay sảy ra mới là từ viết đúng chính tả? Vậy thì trong bài viết dưới đây, Cmm.edu.vn sẽ giải đáp thắc mắc ngay cho bạn nhé. Bên cạnh đó, chúng mình cũng sẽ mách cho bạn một số mẹo để khắc phục lỗi chính tả tiếng Việt.

xay ra hay say ra 1

Bạn đang xem bài: Xảy Ra Hay Sảy Ra? Từ Nào Viết đúng Chính Tả Tiếng Việt

Xảy ra hay sảy ra?

Xảy ra hay sảy ra? Liệu đâu mới là từ viết đúng chính tả tiếng Việt?

Xảy ra là gì?

“Xảy ra” là một động từ, thường để diễn tả một sự việc không hay ập đến một cách bất ngờ, đột ngột, không báo trước.

Ví dụ trong một số trường hợp như xảy ra sự cố nào đó như tai nạn giao thông, xảy ra cháy nổ, xảy ra sự cố hỏa hoạn, xảy ra lỗi nhỏ trong quá trình điều tra,…

Sảy ra là gì?

“Sảy ra” là cụm từ hoàn toàn không có nghĩa. Tuy nhiên “sảy” cũng là một động từ.

“Sảy” có nghĩa là làm bay hoặc rơi vỏ và hạt lép lẫn với hạt chắc. Người ta hay “sảy” bằng cách hất cái mẹt hay cái nia lên xuống một cách đều đặn.

Ví dụ như sảy thóc, sảy đậu,…

Sẩy ra là gì?

“Sẩy ra” cũng là một từ hoàn toàn vô nghĩa. Đây là từ viết sai chính tả và không có trong từ điển tiếng Việt. Các bạn cần chú ý nhé.

Xảy ra hay sảy ra?

Xảy ra là cách viết đúng chính tả. Động từ “xảy” được sử dụng khi phát sinh một sự việc hay điều gì đó bất ngờ và không lường trước được.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trường hợp nhầm lẫn “xảy ra” với “sảy ra”. “Sảy ra” như đã nói ở trên là một cụm từ hoàn toàn vô nghĩa.

Vì vậy, khi nói cũng như khi viết, các bạn nên cẩn trọng và chú ý lỗi chính tả này, tránh gây ra lỗi trong văn phong diễn đạt cũng như làm người khác không hiểu được ý bạn muốn nói.

Một số lỗi chính tả thường gặp

Cmm.edu.vn giới thiệu một số cặp từ “s” và “x” dễ gây nhầm lẫn ngay dưới đây nhé. Thử xem bạn có phạm phải lỗi nào sau đây không nhé.

1. Ăn xổi hay ăn sổi?

“Xổi” được định nghĩa trong tiếng Việt là một việc mang tính chất tạm thời, tức chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.

Ví dụ: uống xổi, vay xổi,…

Cụm từ “ăn xổi” có nghĩa là ăn liền lập tức, không cần phải qua chế biến cầu kỳ phức tạp, làm tốn thời gian.

Hoăc cụm từ này được sử dụng khi người nói muốn ăn một món nào đó vừa mới chế biến xong. Ví dụ như là ăn cà, dưa vừa mới muối.

Ngoài ra, “ăn xổi” còn có một nghĩa bóng khác là mong muốn đạt được kết quả ngay vì quá xót ruột, nóng lòng và không thể chờ thêm được nữa.

Vậy “ăn sổi” sẽ là cụm từ hoàn toàn sai chính tả và không có nghĩa.

2. Cọ xát hay cọ sát?

“Xát” có nghĩa là gần. Cụm từ “cọ xát” chỉ hành động tiếp xúc, va chạm của 2 hay nhiều thứ.

Bên cạnh đó, “cọ xát” có một ý nghĩa khác là tiếp xúc hay đón nhận những trở ngại và thử thách.

Ví dụ: Do tình hình dịch bệnh Covid 19 đang diễn biến phức tạp, các vận động viên không được đi cọ xát với môi trường thực tế nhiều.

Cụm từ “cọ sát” hoàn toàn không mang ý nghĩa gì.

3. Hết sảy hay hết xảy?

“Hết sảy” là từ được viết đúng chính tả. “Hết sảy” là một từ địa phương có nghĩa là một điều gì đó rất hoàn hảo, tuyệt vời và rất vừa lòng người nói.

“Hết sảy” có nghĩa như “hết ý”.

Ví dụ: đẹp hết sảy, ngon hết sảy,…

Vậy “hết xảy” là cụm từ không có trong từ điển tiếng Việt.

Cùng với một số lỗi thường gặp khác như xuất xứ hay xuất sứ, cục súc hay cục xúc…

xay ra hay say ra 2

Cách giảm thiểu lỗi chính tả

Do nguyên nhân vùng miền khác nhau hay do thói quen sử dụng từ ngữ mà đôi khi chúng ta sẽ bị nhầm lẫn các từ chính tả với nhau.

Vậy làm thế nào để khắc phục lỗi chính tả một cách dễ dàng? Cmm.edu.vn sẽ mách bạn một vài mẹo sau đây nhé.

1. Sử dụng Google để kiểm tra lỗi chính tả

Ngày nay khi Internet phát triển, thiết bị thông minh hầu như có mặt ở khắp mọi nơi. Hãy sử dụng và tận dụng các thiết bị có kết nối internet của bạn để kiểm tra các cụm từ mà bạn không chắc chắn về chính tả.

Ví dụ, nếu bạn không biết một sự việc đã “xảy ra” hay “sảy ra”, bạn có thể nhập nó lên thanh tìm kiếm của Google. Lúc này, Google sẽ đưa ra một loạt kết quả liên quan. Từ đó, bạn có thể kiểm tra cụm từ nào là chính xác.

2. Đọc sách, báo thường xuyên

Sách, báo không chỉ mang đến cho bạn những kiến thức mới mẻ và bổ ích mà còn là công cụ rất tốt để bạn có thể ghi nhớ mặt chữ.

Khi tiếp xúc nhiều, đọc nhiều cụm từ thì não bộ của bạn sẽ tự động ghi nhớ những từ bạn đã từng gặp. Từ đó cũng sẽ giúp bạn nhớ mặt chữ hơn và ít sai chính tả hơn.

Tuy nhiên, hãy tìm những nguồn chính thống để đọc bạn nhé! Vì những nguồn trang chính thống sẽ luôn được kiểm duyệt trước khi phát hành.

3. Học hỏi từ những người xung quanh

Đây cũng là một cách hay để bạn có thể hạn chế được lỗi chính tả. Khi thắc mắc không biết đâu là từ viết đúng chính tả, các bạn đừng ngần ngại mà hãy nhờ đến sự trợ giúp của mọi người xung quanh nhé!

Khi được người khác chỉ ra lỗi sai thì bạn sẽ ghi nhớ lâu hơn đấy. Ngoài ra, hãy ghi chép lại các cụm từ dễ gây nhầm lẫn để sử dụng cho các lần tiếp theo bạn nhé!

4. Ghi nhớ những cụm từ khó

Xảy ra hay sảy ra, cọ xát hay cọ sát, sơ xẩy hay sơ xẩy,… đều là những cụm từ khó và rất dễ bị nhầm lẫn. Vì thế, bạn hãy cố gắng ghi nhớ đâu mới là từ viết đúng.

Hãy thuộc lòng và ghi nhớ một cách cẩn thận thì bạn mới không bị nhầm lẫn. Và hãy chịu khó đặt câu ví dụ cho các cụm từ đó thì bạn sẽ nhớ lâu hơn đấy.

5. Chú ý đến những từ viết sai của người khác

Nhận ra lỗi sai của người khác để rút kinh nghiệm cho bản thân cũng là một mẹo hay để khắc phục lỗi chính tả cho bản thân đấy.

Hy vọng với bài viết trên, Cmm.edu.vn đã giúp bạn tìm ra câu trả lời cho “xảy ra hay sảy ra” là cụm viết đúng chính tả. Hãy theo dõi Cmm.edu.vn mỗi ngày để cập nhập thêm nhiều thông tin hay bạn nhé!

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button