Nếu đã quá ngột ngạt với không khí ở Hà Nội bộn bề, tấp nập, bạn có thể ghé thử Tam Đảo để có thể tận hưởng thời tiết cả bốn mùa chỉ trong một ngày… Vậy Tam Đảo nằm ở đâu? Du lịch Tam Đảo có gì hấp dẫn? Cùng Cmm.edu.vn đi tìm đáp án ngay sau đây nhé!
Bạn đang xem bài: Tam Đảo ở đâu? Tam Đảo ăn Gì Ngon, Các Nơi đẹp ở Tam Đảo0
Tam Đảo ở đâu?
Tam Đảo nằm trên dãy núi Tam Đảo nằm ở độ cao hơn 1000m so với mực nước biển, tại thị trấn Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Tam Đảo cách trung tâm thành phố Hà Nội hơn 80km theo hướng Tây Bắc.
Từ thành phố Hà Nội chúng ta có 2 cách di chuyển đến Tam Đảo thuận tiện nhất:
- Du khách có thể di chuyển bằng xe ô tô theo đại lộ Võ Nguyên Giáp hoặc đại lộ Võ Văn Kiệt hướng về Sân bay quốc tế Nội Bài hoặc du khách rẽ vào cao tốc Nội Bài – Lào Cai.
- Di chuyển bằng xe máy, du khách đi thẳng Quốc lộ 2A, rồi rẽ vào Quốc lộ 2B để đến tỉnh Vĩnh Phúc. Chạy đến cuối Quốc lộ 2B là sẽ đến Tam Đảo.
- Di chuyển bằng xe khách, mọi người đi theo các tuyến Hà Nội – Việt Trì, Hà Nội – Vĩnh Yên hay Hà Nội – Yên Bái tại bến xe Mỹ Đình.
Tổng quan về Tam Đảo
Địa lý
Thị trấn Tam Đảo thuộc huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc. Khu du lịch Tam Đảo nằm trên dãy núi Tam Đảo ở độ cao trên 900 m so với mực nước biển. Cách thủ đô Hà Nội khoảng 80 km theo hướng Tây Bắc.
Khu du lịch Tam Đảo có phong cảnh núi non hùng vĩ hữu tính, bao quát cả một vùng đồng bằng Bắc bộ rộng lớn.
Khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình là 18oC – 25oC khác xa với các tỉnh đồng bằng khác thường oi bức từ khoảng 27oC – 38oC .
Tam Đảo là nơi nghỉ dưỡng tuyệt vời với sự luân chuyển rõ rệt 4 mùa trong một ngày, buổi sáng se se lạnh của gió xuân, buổi trưa nắng lên mang hơi ấm của mùa hạ, buổi chiều lãng đãng mây bay heo may mùa thu, buổi tối lạnh giá của mùa đông.
Lịch sử
Theo sách An Nam chí, núi Tam Đảo thuộc phủ Tuyên Quang, ở địa phận huyện Tam Dương có ba ngọn núi sừng sững nổi lên cao chót vót tận trời cùng với núi Tản Viên, hai ngọn đứng sững đối nhau, là đỉnh núi tuyệt vời của nước Việt.
Đến thế kỷ 18, Lê Quý Đôn có ghi chép rằng, núi Tam Đảo ở địa phận 2 xã Lan Đình và Sơn Đình, huyện Tam Dương.
Mạch núi này do khí thế cao cả của các núi ở xã Ký Phú, Huân Chu và Cát Nê thuộc huyện Phú Lương và Đại Từ trấn Thái Nguyên kéo đến.
Đến đây bỗng có 3 ngọn cao vót đến tận mây xanh, phía sau lưng núi, vách đá đứng sừng sững; bên dưới sắc nước như chàm, sâu thẳm không thấy đáy.
Kinh tế
Trên địa bàn huyện Tam Đảo có nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn đa dạng và phong phú là tiền đề để phát triển du lịch, với những địa danh nổi tiếng như:
Khu du lịch Tam Đảo, Khu danh thắng Tây Thiên, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, sân golf, rừng quốc gia Tam Đảo…
Huyện đang tiếp tục đẩy nhanh cơ sở hạ tầng tiếp tục đẩy mạnh ngành du lịch với định hướng ngành du lịch là mũi nhọn kinh tế của Tam Đảo.
Bên cạnh đó, về nông nghiệp Tam Đảo cũng phát triển hơn trước, chú trọng sản xuất các loại rau quả có lợi thế như su su, măng tre,…
Công nghiệp chủ yếu chủ trọng những ngành công nghiệp không khói, ít gây ô nhiễm. Năm 2004 tỉ trọng Nông nghiệp – Công nghiệp lần lượt là 70% – 9%.
Giao thông
Hệ thống hạ tầng giao thông của Tam Đảo đang được tỉnh Vĩnh Phúc đầu tư phát triển tối ưu để phục vụ du lịch và chất lượng cuộc sống của người dân.
- Ưu tiên hàng đầu là đầu tư xây dựng và nâng cấp các tuyến đường như: Quốc lộ 2B đi thị trấn Tam Đảo; đường đấu nối quốc lộ 2B với 2C – đường từ Hợp Châu đi Đồng Tĩnh
- Đoạn đường hầm từ Vĩnh Phúc đi Thái Nguyên chạy qua địa bàn huyện Tam Đảo; đường ven chân núi Tam Đảo; đường 42 m qua trung tâm huyện; đường từ Tam Đảo 1 đến Tam Đảo 2 và các đường tỉnh 302 đi Đạo Trù, 310 đi Minh Quang…đều được nâng cấp.
- Xây dựng tuyến cáp treo lên thị trấn Tam Đảo và tuyến cáp treo từ Đền Cậu đến Đền Thượng Khu danh thắng Tây Thiên; cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới một số cầu, đập và toàn bộ các tuyến đường huyện, đường xã và giao thông nông thôn.
- Tổ chức các tuyến xe buýt đi tới các khu, điểm du lịch, trong đó có khu du lịch Tam Đảo.
Nâng cấp bến xe trung tâm huyện và các bãi đỗ xe tại thị trấn Hợp Châu, khu Tây Thiên, khu Thiền viện Trúc lâm và khu du lịch Tam Đảo 1 và Tam Đảo 2 để khách du lịch thuận tiện di chuyển.
Địa điểm tham quan hấp dẫn tại Tam Đảo
Nhà thờ đá cổ Tam Đảo
Nhà thờ cổ Tam Đảo là một ngôi thánh đường mang lối kiến trúc Pháp đặc trưng xây dựng từ năm 1937.
Ngày nay, công trình vẫn được bảo tồn gần như nguyên vẹn giá trị ban đầu. Đến với nhà thờ, du khách có thể vừa tham quan kiến trúc đặc biệt vừa chụp cho mình những bức ảnh lưu niệm thật đẹp.
Kiến trúc của nhà thờ Tam Đảo được xây dựng bằng đá trên một triền đất cao theo mô hình kiến trúc Gothic.
Nhà thờ có hai tầng và tầng nền cao khoảng 10m. Tầng dưới của nhà thờ rộng, có nhiều đường đi bên cạnh mặt đường lớn, ở hai bên sườn nhà thờ có những bậc đá dẫn lên tầng trên.
Trên tầng 2 có một khoảng sân rộng có thể chứa được 100 người. Bên trong có một tòa thánh đường rộng 286m2 (dài 26m, rộng 11m) được xây dựng từ năm 1937 để giáo dân xứ Tam Đảo làm lễ cầu kinh, liền đó là gian tháp chuông cao chót vót, chọc trời.
Cổng trời ở Tam Đảo
Đây là một quán cà phê có tên là “Sky Gate coffee” được xây dựng trên cao có thể nhìn được toàn bộ phong cảnh Tam Đảo xinh đẹp.
Đây đóng một vai trò như một “viewpoint” của Tam Đảo. Bạn sẽ có hướng nhìn toàn cảnh đẹp nhất, hướng tầm mắt trông rộng toàn cõi Tam Đảo rộng lớn phía dưới.
Tầm nhìn này, bạn sẽ hiểu tại sao mọi người lại gọi đây là chốn tiên cảnh – ba “ngọn đảo” nằm ẩn hiện phía xa xa “dòng biển” mây.
Đền Bà Chúa Thượng Ngàn Tam Đảo
Đền Bà Chúa Thượng Ngàn hay còn gọi là đền Mẫu Thượng Tam Đảo là điểm đến tâm linh nổi tiếng nhất trong quần thể các điểm du lịch Tam Đảo.
Bà Chúa Thượng Ngàn, người được coi là con gái đầu của Quốc mẫu Âu Cơ với truyền thuyết “Con rồng cháu tiên” sinh ra trăm người con của đất Việt. Bà Chúa Thượng Ngàn được thờ phụng với lòng biết ơn và kính yêu của dân chúng.
Bà Chúa gắn liền với nhiều truyền thuyết về sự linh thiêng trong việc phù hộ các triều đại Việt Nam đánh thắng quân xâm lược, bảo vệ bờ cõi.
Ngôi đền thờ Bà tại Tam Đảo là một nơi rất linh thiêng và được đông đảo khách thập phương tứ hướng đến dâng hương, cúng bái, cầu gia đạo.
Khi đến Tam Đảo bạn có thể ghé thăm đền Bà bất cứ lúc nào trong năm. Theo quan niệm của người dân ở đây thì tốt nhất là mùng 1 hoặc ngày rằm hàng tháng để có cơ hội “đắm chìm” không gian văn hóa tâm linh đặc sắc tại đây.
Đền Bà Chúa Thượng Ngàn có kiến trúc phương Đông ước lệ, mái lợp ngói miếng Thổ Hà, phía trên ngay cửa chánh điện có đắp phù điêu cặp rồng xanh đang giương nanh múa vuốt (lưỡng long tranh chầu).
Các cột trụ vuông bốn mặt giả đăng đỉnh (trụ đèn), dọc cột có những hàng chữ Nho.
Du khách nhất định không thể bỏ qua điểm đến đặc biệt này. Nơi đây có phong cảnh rất đẹp, lại có không gian yên tĩnh, mang đến cho con người cảm giác an nhiên, điềm tĩnh.
Ngoài ra, đường lên Đền Bà Chúa Thượng Ngàn cũng sở hữu cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp.
Tháp truyền hình Tam Đảo
Tháp truyền hình tọa lạc trên đỉnh Thiên Thị thuộc Quân Chu, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
Có độ cao 1.375m, du khách đến đây có thể ngắm được toàn cảnh thiên nhiên xinh đẹp của Tam Đảo, thưởng thức vẻ đẹp theo một góc nhìn khác biệt khiến cho du khách cảm giác đặc biệt chỉ có riêng Tam Đảo mà thôi.
Hai bên đường đường đi lên Tháp có rất nhiều hoa cúc quỳ, hoa phong lan và nhiều loài hoa dại thi nhau khoe sắc, tỏa hương thơm ngát, nhất là vào mùa xuân sẽ giúp du khách sảng khoái, thoải mái nhất.
Vượt qua hơn 1.400 bậc đá, đặt chân lên đến đỉnh Tháp, du khách có thể phóng tầm mắt thu trọn đất trời mênh mông của Tam Đảo xinh đẹp.
Tháp Bạc Tam Đảo
Thác Bạc dù nằm ẩn mình khuất sâu trong đại ngàn nhưng lại thu hút rất nhiều người đam mê khám phá tìm đến. Đường lên Thác Bạc không quá xa, nhưng khá khó khăn và đòi hỏi người du khách phải bỏ nhiều sức lực và cẩn thận.
Thế nhưng, du khách cũng không cần quá lo lắng vì công sức bỏ ra chinh phục là không phí bởi cảnh sắc Thác Bạc tựa như chốn bồng lai, tiên cảnh
Từ những khe đá, một dòng nước trắng xóa, phản chiếu ánh mặt trời chuyển mang màu bàng bạc tuôn xối xả. Hòa quyện với đó là tiếng gió, tiếng chim muôn, tiếng núi rừng, âm thanh ầm ầm của Thác Bạc như lời reo vui, lời mời gọi.
Để chiêm ngưỡng trọn vẹn Thác Bạc, du khách nên xuống hồ nước dưới chân thác.
Tam Đảo ăn ở đâu ngon
Đến Tam Đảo chúng ta không thể nào có thể bỏ qua được các món dân giã nhưng mang đậm nét Tam Đảo, chỉ nghe đến thôi là đã nhớ Tam Đảo.
Dưới đây Cmm.edu.vn sẽ liệt kê những món ăn ngon nhất định bạn phải thử khi đến Tam Đảo
1. Su su – món ngon đặc trưng tại Tam Đảo
Nếu bạn đang nghĩ su su là món ăn bình thường ở đâu mà không có thì khi tới Tam Đảo bạn sẽ phải ngạc nhiên vì su su Tam Đảo mới là ngon nhất.
Tam Đảo có lợi thế khí hậu mát mẻ quanh năm, người dân chăm chỉ cần cù, đặc biệt su su được trồng rất nhiều tại đây nên su su được coi là món đặc trưng của Tam Đảo.
2. Gà đồi Tam Đảo
Gà đồi Tam Đảo mang một nét rất đặc trưng. Gà được nuôi thả tự nhiên trên các đồi nên thịt rất săn chắc, ngọt thơm và dai mềm. Chế biến món gà này bạn có thể lựa chọn: luộc, chiên, nướng, rang muối hay nấu lẩu…
3. Du Măng Tam Đảo
Măng ở Tam Đảo là loại măng nhỏ chỉ dài hơn gang tay. Măng bẻ về được sơ chế liền, mang luộc, chấm mắm tôm.
Chỉ một món đơn giản mang đầy đủ nét mộc mạc của người dân nơi đây và lưu luyến người phương xa bởi cái hương vị tự nhiên tươi ngon giòn sần sật lại có chút nồng nơi cánh mũi.
5. Cá tầm – món ngon Tam Đảo
Ai tới Tam Đảo cũng mê mẩn món cá tầm, rất dễ ăn và cá tầm Tam Đảo có hương vị thơm ngon đặc trưng, dai, ngọt và bổ dưỡng.
Bạn có thể thưởng thức lẩu chua cay cá tầm hoặc bạn cũng có thể thử món gỏi để cảm nhận trọn vị tươi cá Tầm này
6. Thịt tái bò kiến đốt
Đây là một món ăn lạ và khá độc đáo ở Tam Đảo. Người dân Tam Đảo chế biến món ăn này cũng khá phức tạp, thịt bê mới mổ còn nóng ấm được cắt thành miếng treo ngay cạnh các tổ kiến trên cây rừng cho chúng bu kín miếng thịt.
Sau đó thịt được đem rửa sạch rồi nướng trên bếp than hồng cho chín tái. Thịt tái bò kiến đốt là một trong những món đồ nhắm lý tưởng cho những cuộc nhậu vui vẻ khi du lịch Tam Đảo.
10. Món bánh tro dân dã tại Tam Đảo
Vẫn là sự kết hợp của gạo nếp, nước tro của vỏ đỗ tương và măng tre phơi khô như ở đồng bằng tuy nhiên bánh tro tại đây lại thơm mùi nếp rẫy, mang đậm cái gì đó rất Tam Đảo, khi ăn cùng mật vừa thơm lại ngọt mát, rất hấp dẫn.
Nếu tới đây mà bạn vẫn chưa biết nên đến địa chỉ nào để thưởng thức những món ngon Tam Đảo trên thì đừng chần chừ, hãy nhanh chóng note lại danh sách của Cmm.edu.vn ngay đây:
- Nhà hàng Tam Đảo: ngay tháp bạc có thể nhìn bao quát toàn bộ cảnh núi rừng thơ mộng của Tam Đảo
- Nhà hàng Hải Đăng: Trung tâm thị trấn Tam Đảo
- Nhà Hàng Long Thành: 33, Nguyễn Tất Thành, phường Tích Sơn, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.
- …
Nên đi Tam Đảo mùa nào đẹp?
Tam Đảo có thời tiết 4 mùa đều dễ chịu, mát mẻ. Mỗi mùa ở Tam Đảo đều có một nét đẹp rất riêng biệt. Thậm chí bạn có thể tận hưởng thời tiết 4 mùa chỉ trong một ngày ở Tam Đảo.
Đến Tam Đảo vào mùa xuân, bạn sẽ có cơ hội được ngắm trọn vẹn cảnh sắc thiên nhiên hết sức tươi đẹp. Thời điểm này ngàn hoa đua nở hết sức lộng lẫy
Nếu bạn là người thích sự tĩnh lặng, trầm lắng một chút hãy ghé Tam Đảo độ xuân. Bạn sẽ cảm nhận được sức sống căng tràn của vùng đất này vào mùa xuân.
Vào mùa hè, trong khi các tỉnh thành phía Bắc khác đang nắng oi bức thì nhờ lợi thế địa hình cao và nhiều cây xanh, nhiệt độ cao nhất của Tam Đảo chỉ khoảng 27-28 độ mà thôi. Đây là thời điểm thích hợp để thăm Tam Đảo
Tam Đảo vào mùa hè vô cùng đẹp với ngàn loài hoa bên đường khoe sắc, những hàng cây xanh lộng lẫy..
Mùa thu, Tam Đảo cực kỳ nên thơ trong khung cảnh rừng cây, sương mù, những chiếc lá vàng rơi. Tới Tam Đảo mùa này, du khách sẽ được hưởng không khí vô cùng trong lành và tươi mát.
Vào mùa thu, bạn có thể chạy xe đạp quanh Tam Đảo, tham quan các địa điểm du lịch nổi tiếng của Tam Đảo như cổng trời, nhà thờ đá,…
Hay đơn giản ngồi thưởng thức cafe nóng nhìn lá vàng rơi cũng vô cùng lãng mạn. Chắc chắn bạn sẽ có những trải nghiệm vô cùng tuyệt vời, những mệt mỏi, lo toan của cuộc sống vì thế cũng dần tan biến.
Mùa đông là mùa các dân phượt vô cùng yêu thích đến đây để săn mây. Săn mây và hòa mình vào cái lạnh núi rừng chính là trải nghiệm thú vị du khách sẽ chẳng thể nào quên khi tới Tam Đảo vào mùa đông
Mây Tam Đảo thường không nhiều và dày như ở các tỉnh miền núi phía Bắc khác. Tuy nhiên mang cái rất riêng của Tam Đảo đó là cực kỳ bình dị, mộc mạc và yên bình
Hơn thế nữa, mùa đông là thời điểm lý tưởng để bạn thưởng thức những món ăn độc đáo nơi đây như các món lẩu, nướng từ cá, thịt gà, dúi,… rất thơm ngon.
Ngồi quây quần thưởng thức cùng gia đình, bạn bè ở Tam Đảo.
Tam Đảo mùa nào đẹp nhất, có lẽ câu trả lời nằm ở chính bạn.Vì mỗi mùa Tam Đảo sẽ có những vẻ đẹp riêng.
Nếu bạn muốn tìm nơi bình yên để tránh xa bộn bề cuộc sống, hãy tới với Tam Đảo. Mảnh đất Tam Đảo xinh đẹp 4 mùa luôn sẵn sàng chào đón bạn đấy!
Xem thêm:
Thông qua bài viết Cmm.edu.vn hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về khí hậu và cả con người Tam Đảo và trong thời gian sắp tới sẽ có dịp đưa bạn bè, người thân đến tận hưởng không khí trong lành, xinh đẹp của Tam Đảo. Nếu thấy hay hãy like và share bài viết để mọi người biết nhiều hơn về Tam Đảo nhé
Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp