Tổng hợp

Định hướng nghề nghiệp tương lai – Làm sao để biết mình phù hợp với nghề gì?

Làm sao để biết mình phù hợp với nghề gì? Không chỉ là câu hỏi của hàng ngàn bạn trẻ, mà thậm chí còn là nỗi “đau đầu” của rất nhiều người đang ở độ tuổi đi làm hiện nay. Chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa THPT, đại học, nhưng không ít bạn trẻ định hướng nghề nghiệp cho bản thân bởi vì một trong các lý do như: ngành học có tên khá hot, cảm thấy “có vẻ hợp” với mình, chọn theo mong muốn của cha mẹ, theo số đông… Tuy nhiên, theo các chuyên gia giáo dục cho biết, việc chọn sai nghề sẽ dẫn đến nhiều bất lợi cho sinh viên về sau. Vậy hãy cùng Trung cấp nghề nấu ăn “hóa giải” ngay sau đây nhé.

mình phù hợp với nghề gì?

Bạn đang xem bài: Định hướng nghề nghiệp tương lai – Làm sao để biết mình phù hợp với nghề gì?

Nhiều bạn trẻ vẫn đang băn khoăn: Làm thế nào để biết mình phù hợp với nghề gì? (Ảnh: Internet)

Tìm được gốc rễ để định hướng nghề nghiệp đúng

Trong lĩnh vực nghề nghiệp, định hướng nghề nghiệp phù hợp là khi đáp ứng được các yếu tố sau: Sự đam mê, yêu thích; Thế mạnh; Cơ hội việc làm cao (Nhu cầu của xã hội cao); Ổn định; Lương cao; Môi trường làm việc tốt; Được cộng đồng đánh giá cao; Giá trị nghề nghiệp.

Trước hết, nếu công việc có thể đáp ứng cho bạn về cơ hội việc làm, ổn định, lương trả xứng đáng với công sức bạn bỏ ra, môi trường làm việc tốt, được cộng đồng đánh giá và giá trị nghề nghiệp cao… sẽ khiến 8 tiếng làm việc của bạn trở nên nhẹ nhàng, thú vị và hứng khởi hơn rất nhiều. Đặc biệt, nếu đó lại là một công việc có nhu cầu việc làm rộng mở thì đó sẽ là một nghề lý tưởng và phù hợp với bạn.

chọn đúng ngành

Tìm ra gốc rễ tạo nên một ngành nghề lý tưởng giúp bạn định hướng nghề nghiệp đúng đắn (Ảnh: Internet)

Song, trước khi có được những yếu tố này, bạn cần chắc chắn xác định được: Sở thích, tính cách, thế mạnh. Do đó, trước khi trả lời câu hỏi mình nên học nghề nào thì bạn hãy đến với 3 bước chọn nghề phù hợp nhất dưới đây.

3 bước để chọn nghề nghiệp phù hợp nhất

chọn nghề phù hợp với bản thân

Chọn nghề phù hợp với bản thân – Mở đường cho tương lai tươi sáng (Ảnh: Internet)

Tìm được sở thích và đam mê của bản thân

Đầu tiên, để định hướng một nghề lý tưởng, bạn hãy đặt yếu tố sở thích và đam mê lên hàng đầu. Bởi sở thích và niềm đam mê là sợi dây gắn kết giúp con người theo đuổi bất cứ ngành nghề nào tới cùng cho tới khi đạt được thành công nhất định.

Steve Jobs có một câu nói rất nổi tiếng: “Cách duy nhất để bạn đạt được đến thành công tột độ là yêu thích những gì bạn làm”. Và trên thực tế đã chứng minh, những người thành công nhất đa phần đều là những người làm những gì họ đam mê. Nhưng sẽ thật tệ nếu bạn chọn sai ngành. Điều đó ảnh hưởng không chỉ tới thái độ học tập mà còn ảnh hưởng tới hướng đi nghề nghiệp sau này của bạn.

Bạn tìm thấy đam mê bằng cách: Làm các bài trắc nghiệm tính cách, nghề nghiệp; liệt kê những hoạt động, giao lưu hay các chương trình mà bản thân đã tham gia, xem mình thích điều gì và vì sao lại thích? Qua đó, bạn sẽ phần nào xác định được đam mê của bản thân.

Hiểu rõ tính cách của bản thân

Sở thích, đam mê được hình thành một phần bởi tính cách, hiểu rõ tính cách của bản thân như thế nào đóng vai trò quan trọng trong quá trình định hướng nghề nghiệp cho bản thân.

Không có tính cách nào là đúng và tính cách nào là sai. Chỉ là tính cách đó sẽ phù hợp với ngành nghề nào, lĩnh vực nào mà thôi. Như vậy, khi bạn hiểu rõ được tính cách của bản thân, sở thích và đam mê, bạn sẽ biết cách để xây dựng nên nền móng nghề nghiệp vững chắc ngay từ rất sớm.

>>> Tham khảo thêm: Bí quyết chọn nghề phù hợp với tính cách đến từng “centimet”

chọn nghề phù hợp

Để định hướng nghề nghiệp phù hợp, bạn cần hiểu rõ tính cách bản thân như thế nào

Thế mạnh của bạn là gì?

Câu hỏi này thể hiện năng lực của bạn ở một ngành nghề nhất định. Năng lực ở đây không có nghĩa là trình độ học vấn, mà năng lực ở đây nghĩa là mỗi người đều có một sở trường riêng. Có người giỏi tính toán, số liệu, nhưng có người lại giỏi nghệ thuật. Có người khả năng giao tiếp tốt nên có tài ngoại giao, nhưng có người lại trầm tính nên giỏi ở các nghề không quá “ồn ào”.

Bạn tìm kiếm thế mạnh bằng cách: Bạn có thể làm các bài kiểm tra trắc nghiệm năng lực, tham khảo các loại ngành nghề khác nhau trên các trang tuyển dụng, liệt kê thật nhiều lĩnh vực mà bản thân cảm thấy bản thân phù hợp nhất theo mức độ: rất phù hợp, khá hợp, không hợp nhưng có thể làm được. Sau đó, bạn lại tiếp tục lọc cho tới khi còn khoảng 5 – 10 ngành nghề và cuối cùng là 1 công việc phù hợp và bản thân thích làm nhất.

Học nghề theo thế mạnh

Học nghề theo thế mạnh

Có những lưu ý nào trong quá trình tìm kiếm ngành nghề phù hợp hay không?

luu y nao trong tim kiem nganh nghe

Để lựa chọn ngành nghề phù hợp cần lưu ý những gì (Ảnh: Internet)

Các chuyên gia cũng cho rằng bạn cần có thêm những “câu hỏi ngược” dành cho bản thân như sau để lựa chọn chính xác nhất:

– Nghề cuối cùng mà bạn chọn có ảnh hưởng từ sự kỳ vọng của cha mẹ, người thân hoặc thầy cô hay không? Nếu có ảnh hưởng thì đây có phải là điều bạn muốn không?

– Đây là ngành “hot” nhất, có tỷ lệ chọi cao hay số đông bạn bè của bạn đều chọn?

– Có phải bạn đã chọn ngành với tên gọi “hot” nhất hay không?

Nếu lựa chọn của bạn không có sự ảnh hưởng từ những yếu tố này thì bạn đã có thể yên tâm hơn đăng ký theo đuổi đam mê của mình rồi.

Theo đuổi đam mê với lĩnh vực Nhà hàng – Khách sạn

Yêu thích sự năng động và chuyên nghiệp trong môi trường Nhà hàng – Khách sạn, nhiều bạn trẻ đã chọn học ngành Kỹ thuật chế biến món ăn và Quản trị Nhà hàng – Khách sạn (NHKS) tại Trung cấp nghề nấu ăn. Với chương trình đào tạo chú trọng thực hành, nâng cao kiến thức và nghiệp vụ nghề chuyên môn, bổ sung tiếng Anh chuyên ngành, cùng đội ngũ các Chuyên gia, Quản lý cấp cao tại các tập đoàn NHKS quốc tế, Trung cấp nghề nấu ăn chắc chắn sẽ giúp bạn xây dựng nền tảng kiến thức và tay nghề vững vàng trong lĩnh vực giàu tiềm năng này.

thành thạo kỹ năng nghiệp vụ

Thành thạo kỹ năng, nghiệp vụ nghề để nắm bắt cơ hội việc làm rộng mở trong ngành NHKS

Nếu bạn vẫn đang loay hoay trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai hoặc quan tâm đến lĩnh vực Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn, vui lòng để lại liên hệ theo form bên dưới hoặc gọi tới tổng đài 1800 6552 (Miễn phí cước gọi) để được tư vấn thật chi tiết nhé!

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button