Tổng hợp

Toàn Cầu Hóa Là Gì? 4 điều Liên Quan Bạn Nhất định Phải Biết

Hiện nay khi thế giới đã trở nên “phẳng” hơn đồng nghĩa với việc con người có thể kết nối với nhau một cách đơn giản và thuận tiện hơn về văn hóa, kinh tế, tâm linh,…. Đây là thành quả của việc toàn cầu hóa mang lại. Vậy toàn cầu hóa là gì? Cùng Cmm.edu.vn tìm hiểu ngay sau đây nhé. 

Toàn cầu hóa là gì?

Định nghĩa toàn cầu hóa là gì?

Đầu tiên chúng ta hãy cùng xem định nghĩa về toàn cầu hóa là gì nhé. 

Bạn đang xem bài: Toàn Cầu Hóa Là Gì? 4 điều Liên Quan Bạn Nhất định Phải Biết

Advertisement

Theo Wikipedia thì:

“Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế… trên quy mô toàn cầu.

Advertisement

Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay “tự do thương mại” nói riêng.

Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hóa.”

Advertisement

1658781664 160 11

Còn để dễ hiểu hơn, toàn cầu hoá (Globalization) là quá trình những mối liên kết, ảnh hưởng tác động lẫn nhau, của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới được tăng lên mạnh mẽ.

Đây là ý kiến và nguyện vọng chung của toàn thể dân tộc vì một tương lai tốt đẹp hơn.

Một số khái niệm có liên quan

Dưới đây là một số khái niệm liên quan đến toàn cầu hóa là gì. Các bạn cùng tham khảo nhé:

Xu thế toàn cầu hóa là gì?

Đầu tiên là xu thế toàn cầu hóa là gì? Xu thế toàn cầu hóa là một thuật ngữ dùng để giải thích cho hàng loạt các hoạt động xúc tiến các mối liên kết giữa nhiều quốc gia, khu vực và vùng lãnh thổ. Đây là xu hướng được đại bộ phận quan tâm xây dựng và phát triển.

Đây là nguyên nhân mà chúng ta đã và đang chứng kiến các hiệp hội, tổ chức lớn gồm các cường quốc, các nước phát triển và các nước đang phát triển là thành viên: APEC, ASIAN, G8, Liên Hợp Quốc, Unicef, Liên minh Châu Âu (EU),…

Toàn cầu hóa kinh tế là gì?

Vậy toàn cầu hóa kinh tế là gì? Như đã giải thích ở trên, toàn cầu hóa là việc tạo ra mối liên kết giữa các nước, vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó những mối liên kết này sẽ về nhiều mặt khác nhau như văn hóa, kinh tế, chính trị,…

Vậy cụ thể toàn cầu hóa kinh tế là gì?

Toàn cầu hóa kinh tế là một sự vận động của nền kinh tế vĩ mô của một quốc gia khi nó vượt ra ngoài biên giới.

Các quốc gia trong tổ chức, hay các quốc gia có mối liên hệ kinh tế với nhau có thể thảo luận về các lĩnh vực được đề cập trong danh sách toàn cầu hóa kinh tế, chẳng hạn như dịch vụ, vận tải biển, đầu tư vốn, công nghệ, thương mại,…

photo1607402034282 1607402034445878488052

Vậy tại sao toàn cầu hóa kinh tế là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới? Dưới đây là một số nguyên nhân:

  • Do Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, sự phát triển không đồng về kinh tế và khoa học kỹ thuật dẫn đến sự khác nhau về điều kiện tái sản xuất giữa các quốc gia.
  • Quá trình phát triển kinh tế tất yếu dẫn đến sự phân công lao động, Xuất hiện một nhu cầu khách quan là cần phải tiến hành chuyên môn hóa và hợp tác hóa lẫn nhau giữa Các Công ty thuộc các quốc gia khác nhau. Điều đó, đòi hỏi phải mở rộng phạm vi trao đổi quốc tế.
  • Sự đa dạng trong nhu cầu tiêu dùng của mỗi quốc gia nên quy mô trao đổi thương mại ngày càng lớn.

Biểu hiện của toàn cầu hóa

Vậy đâu là những biểu hiện của toàn cầu hóa? Dưới đây là một số biểu hiện của toàn cầu hóa:

  • Sự tăng nhanh chóng của nguồn vốn đầu tư nước ngoài FDI.
  • Gia tăng luồng dữ liệu xuyên biên giới thông qua việc sử dụng các công nghệ như Internet, các vệ tinh liên lạc và điện thoại.
  • Gia tăng trao đổi văn hoá quốc tế, chẳng hạn như việc xuất khẩu các văn hoá phẩm như phim ảnh hay sách báo,… Việc trao đổi du học sinh trong các trường Đại học cũng là một ví dụ.
  • Sự tràn lan của chủ nghĩa đa văn hoá và việc cá nhân ngày càng có xu hướng hướng đến đa dạng văn hoá.
  • Thúc đẩy thương mại tự do, hàng hóa được giảm hoặc bỏ thuế, các khu mậu dịch tự do được thành lập.
  • Thắt chặt vấn đề về bản quyền sở hữu trí tuệ

103157 47 Toan cau hoa

Bản chất của toàn cầu hóa là gì?

Một câu hỏi tiếp theo đó chính là bản chất của toàn cầu hóa là gì?

Về bản chất, toàn cầu hoá là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động và phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.

Đây là điều vừa mang đến nhiều lợi thế cho nhiều nước tham gia hội nhập, vừa mang đến không ít những khó khăn, thách thứ cho sự phát triển. 

Hệ quả của toàn cầu hóa

Vậy hệ quả của toàn cầu hóa là gì? Dưới đây là những chia sẻ ngắn gọn về hệ quả mà toàn cầu hóa mang lại:

Tích cực:

  • Thúc đẩy, phát triển các ngành kinh tế cũng như kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia và toàn thế giới.
  • Tự do hóa lưu thông vốn, chuyển giao công nghệ, phát triển hệ thống thông tin liên lạc toàn cầu hiệu quả.
  • Giảm chi phí giao dịch quốc tế đều giúp tăng các yếu tố sản xuất, khoa học và công nghệ và chi phí sản xuất.
  • Các nước chưa phát triển có cơ hội học hỏi kinh nghiệm về tổ chức quản lý, phát triển kinh tế, KHKT, tạo công ăn việc làm, nâng cao nhận thức và mức sống của người dân.
  • Các nước phát triển sẽ có thể nâng cao kết cấu hạ tầng, môi trường. Hoàn thiện về luật pháp, chống tham nhũng, thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phù hợp, hiệu quả hơn.

photo 1 1510217875918

Tiêu cực:

  • Làm mai một, xói mòn bản sắc giá trị truyền thống văn hóa địa phương.
  • Các nước đẩy mạnh toàn cầu hóa, tăng gia sản xuất, khai khoáng,… Gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, ô nhiễm khắp nơi và chưa có dấu hiệu cải thiện.
  • Đặt nặng lên vai những nước chưa phát triển và đang phát triển mối bận tâm về vốn đầu tư nước ngoài FDI, nguy cơ tham nhũng tăng cao.

Xem thêm:

Và trên đây là những chia sẻ của Cmm.edu.vn về toàn cầu hóa là gì. Nếu thấy hay thì đừng quên ghé thăm Cmm.edu.vn thường xuyên để có thêm nhiều kiến thức mới mẻ mỗi ngày.

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button