Branding được hiểu là chuỗi các hoạt động nhằm xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp, sản phẩm. Không dừng lại ở đó, doanh nghiệp coi branding như một điều kiện cần phải có để tồn tại và phát triển vững mạnh. Vậy branding là gì mà lại có sức ảnh hưởng lớn đến vậy? Cmm.edu.vn mời bạn theo dõi bài viết.
Bạn đang xem bài: Branding Là Gì? Tầm Quan Trọng Của Việc Xây Dựng Branding
Advertisement
Branding là gì?
Như đã nói ở trên, branding là chuỗi các hoạt động hướng tới khách hàng nhằm tạo dấu ấn riêng về sản phẩm hay doanh nghiệp. Quảng cáo, khuyến mãi, dịch vụ khách hàng – liệu rằng hiểu như vậy đã đủ về branding?
Định nghĩa branding là gì?
Branding được hiểu là “Xây dựng thương hiệu”. Việc xây dựng thương hiệu được các thương nhân chú trọng từ rất sớm. Từ người nông dân quảng bá lúa gạo, các nghệ nhân tự tạo nên các sản phẩm mang tính cá nhân và duy nhất cho đến các công ty tuyên bố sản phẩm của họ là tốt nhất.
Advertisement
Nguồn gốc của branding
Thuật ngữ brand xuất hiện sớm – từ năm 350 với ý nghĩa bùng cháy (xuất phát từ tiếng Na-uy cổ – brandr). Trong tiếng Anh, brand được dùng để chỉ đến tên của các nhãn hàng, thương hiệu.
Sau đó, từ brand được sử dụng phổ biến vào những năm 1500 tại thung lũng Indus. Người dân tại đây dùng “brand” để chỉ các ký hiệu đặc trưng khắc trên thân gia súc để khẳng định quyền sở hữu.
Advertisement
Tuy nhiên, mãi cho đến khi cụm từ brand được nhắc đến bởi CEO của Amazon – “Brand của bạn sẽ là những gì người khác nói về khi bạn không có ở đó” – thì brand mới có một cách hiểu chung nhất.
Một số khái niệm liên quan
Do đặc thù của branding – là sự tổng hợp các hoạt động nhằm xây dựng thương hiệu – nên có rất nhiều thuật ngữ liên quan đi kèm. Đa phần chúng xuất hiện ở trong những phân nhánh của branding để thực hiện các phần việc trong tổng thể xây dựng thương hiệu.
Employer branding là gì?
Được dịch từ tiếng anh là thương hiệu nhà tuyển dụng, employer branding đang ngày càng được chú trọng trong thị trường cần điều nổi bật như hiện tại.
Có rất nhiều khái niệm về employer branding được đưa ra nhưng tựu chung chúng chia thành 3 nhóm chính.
- Thứ nhất, employer branding (thương hiệu nhà tuyển dụng) là một lời nói đưa ra mang tính cam kết
- Thứ hai, thương hiệu nhà tuyển dụng là hình ảnh và danh tiếng nhà tuyển dụng muốn hướng tới
- Thứ ba, (ở góc độ khách quan) employer branding là tất cả những phản hồi, đánh giá từ những cá nhân, tổ chức có tương tác với doanh nghiệp.
Những phản hồi có thể xuất phát từ suy nghĩ, cảm xúc hay lời nói, mang cả tính tích cực và tiêu cực, trung thực hoặc không trung thực, bộc lộ trực tiếp hay gián tiếp….
Personal branding là gì?
Nếu branding là xây dựng thương hiệu thì personal branding chính là xây dựng thương hiệu cá nhân. Có thể định nghĩa đơn giản personal branding là hành động có ý thức và chủ đích nhằm tạo dựng hình ảnh của bản thân và nâng cao giá trị cá nhân trong tập thể.
Co-branding là gì?
Không nằm ngoài định nghĩa ban đầu về branding, co-branding là sự hợp tác giữa 2 hoặc nhiều nhãn hàng để sản xuất ra sản phẩm chung.
Các sản phẩm được cộng tác bởi các doanh nghiệp không chỉ được sản xuất, quảng bá mà còn làm tăng hiệu ứng cho thương hiệu của mỗi doanh nghiệp.
Content branding là gì?
Content branding hay phổ biến hơn với cụm từ branded content là một dạng nội dung nhằm hướng tới quảng bá thương hiệu doanh nghiệp.
Content branding là loại nội dung có hình thức dưới dạng bài content, clip, podcast hoặc những yếu tố trực tiếp xoay quanh giá trị của người tiêu dùng.
Vai trò của branding
Việc xây dựng thương hiệu là điều tối cần thiết để hình thành và phát triển doanh nghiệp. Trong môi trường kinh doanh ngày càng nở rộ và bão hòa như hiện nay, việc tạo dựng được thương hiệu riêng và ghi dấu trong tâm trí người tiêu dùng là một thành tựu vô cùng to lớn.
Tăng độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp
Điều branding hướng tới là thương hiệu được phủ sóng rộng khắp và in sâu trong tiềm thức của khách hàng. Như những đứa trẻ chưa biết chữ học nói, người tiêu dùng có thể chưa từng trải nghiệm sản phẩm của doanh nghiệp những vẫn biết chắc chắn những sản phẩm thuộc doanh nghiệp đó.
Kết nối với khách hàng
Mục tiêu của xây dựng thương hiệu – branding – là thu về những phản hồi tích cực từ phía khách hàng.
Từ đó tạo lòng tin và thúc đẩy quá trình tương tác giữa 2 bên. Do đó, một chiến lược branding đúng đắn sẽ thu hút và kết nối được với khách hàng, tạo tiền đề phát triển doanh nghiệp.
Tăng hiệu quả quảng cáo truyền miệng
Branding giúp tóm gọn giá trị sản phẩm, hay nghiệp đem lại (slogan, logo) hay tiếp cận khách hàng theo nhiều hình thức thu hút hơn: quảng cáo, tờ rơi.
Từ đó, sự tiếp cận thông tin chính thống trở nên dễ dàng hơn. Kết hợp giữa quảng cáo truyền miệng và thông tin thức chứng chính là giải pháp khôn ngoan.
Branding gồm những gì?
Sau khi trả lời được branding là gì, các doanh nghiệp cần tiếp cận theo hướng branding gồm những gì. Branding gồm 5 bước cơ bản sau:
- Xác định cấu trúc nền móng của thương hiệu – Bước quan trọng nhất trong việc xây dựng thương hiệu
- Định vị thương hiệu – Xác định vị trí của doanh nghiệp trong “tâm trí” của khách hàng.
- Xây dựng chiến lược thương hiệu – Đây là bước lên kế hoạch cụ thể cho từng chiến dịch nhằm tiếp cận, thu hút và ghi dấu trong tâm trí khách hàng.
- Xây dựng chiến dịch truyền thông – Đây là một chiến dịch vô cùng quan trọng nằm trong bước xây dựng chiến lược thương hiệu.
- Đo lường và hiệu chỉnh kế hoạch truyền thông – Những bước đánh giá là không thể thiếu cho mỗi chiến lược thương hiệu. Cần có đánh giá chính xác, cụ thể để có những thay đổi hợp lý và kịp thời.
Để hiểu đầy đủ branding là gì đã khó, để nắm bắt và vận dụng tốt các bước branding – xây dựng thương hiệu lại càng khó hơn. Do đó, đừng ngại tìm hiểu và thử thách bản thân để xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp của chính mình.
Xem thêm:
Sau khi đã hiểu khái niệm branding là gì, bạn đọc hãy tiếp tục theo dõi các bài viết dưới đây nhé! Đừng quên Like và Share bài viết để đội ngũ Cmm.edu.vn có thêm động tạo ra những bài viết hữu ích hơn tới bạn đọc.
Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp