Văn mẫu lớp 12

[Năm 2022] Nghị luận Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý xem nhiều nhất

[Năm 2022] Nghị luận Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý xem nhiều nhất

[Năm 2022] Nghị luận Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý xem nhiều nhất

Bài văn Nghị luận Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý gồm dàn ý phân tích chi tiết, sơ đồ tư duy và 3 bài văn phân tích mẫu hay nhất, ngắn gọn được tổng hợp và chọn lọc từ những bài văn hay đạt điểm cao của học sinh lớp 12. Hi vọng với
3 bài Nghị luận Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý này các bạn sẽ yêu thích và viết văn hay hơn.

Đề bài: Anh (chị) hãy bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến của nhà văn Pháp La Bơ-ruy-e: “Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý và can đảm, không cần tìm một nguyên tắc nào để đánh giá nó nữa: đó là một cuốn sách hay và do một nghệ sĩ viết ra”.

Bạn đang xem bài: [Năm 2022] Nghị luận Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý xem nhiều nhất

Dàn ý Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý

a. Giải thích:

– “Nâng cao tinh thần”, “gợi cho ta những tình cảm cao quý và can đảm”: giúp phát triển đời sống tinh thần, làm đẹp tâm hồn và bồi đắp bản lĩnh sống.

– “Cuốn sách hay và do một nghệ sĩ viết ra”: chỉ tác phẩm có giá trị đích thực.

b. Bàn luận:

– Tiêu chí đánh giá một tác phẩm hay là giá trị giáo dục của tác phẩm đó.

+ Giáo dục là một trong ba tác dụng lớn nhất của văn chương chân chính, bên cạnh tác dụng thẩm mĩ và nhận thức.

+ Tác dụng giáo dục to lớn của văn chương đối với con người: “nâng cao tinh thần”, “gợi tình cảm cao quý và can đảm”. (Lấy dẫn chứng chứng minh)

– Để đạt hiệu quả giáo dục cao, tác phẩm văn chương phải có hình thức thẩm mỹ hấp dẫn, lôi cuốn, lay động người đọc.

– Mở rộng: Ý kiến trên vô hình chung nhắc nhở trách nhiệm của người cầm bút và sự tỉnh táo, thông minh của người đọc trong việc chọn lựa tác phẩm văn học.

3. Kết bài:Khẳng định tính đúng đắn và ý nghĩa của ý kiến trên.

[Năm 2022] Nghị luận Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý xem nhiều nhất

Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý – mẫu 1

Có rất nhiều ý kiến khác nhau bàn về cách đánh giá giá trị của văn chương. Có người chú trọng nghệ thuật, có người chú trọng nội dung. Nhà văn Pháp La Bơ -ruy -e cũng đã đưa ra được một cách đánh giá giá trị tác phẩm văn học của mình. Ông viết ” Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý và can đảm, không cần tìm một nguyên tắc nào để đánh giá nó nữa: đó là một cuốn sách hay do một nghệ sĩ viết ra”

Đúng vậy! Nhà văn La Bơ-ruy-e cũng bày tỏ ý kiến về cách đánh giá một tác phẩm văn chương và một nghệ sĩ chân chính. Theo ông, tác phẩm nào có ảnh hưởng lớn lao tới đời sống tinh thần của con người theo chiều hướng tích cực thì đó là một cuốn sách hay, đích thực là văn chương và người viết ra nó xứng đáng được gọi là nghệ sĩ. Câu nói của nhà văn Pháp La Bo ruy e có ý khẳng định giá trị của một tác phẩm văn học. Một tác phẩm văn học viết ra có nhiều người đọc thưởng thức, không phải ai cũng thấy được tác phẩm này hay vì mỗi người có một sở thích khác nhau. Bỏ qua những nguyên tắc đánh giá một tác phẩm giá trị hay không, chúng ta chỉ cần biết rằng đó là một tác phẩm khiến cho tinh thần ta được nâng cao và gợi lên cho ta những tình cảm cao quý thì nó là một tác phẩm giá trị do một người nghệ sĩ tài ba viết ra. Bởi khi ấy, nó có giá trị tinh thần vô cùng lớn đối với ta rồi.

Văn học đến với con người bằng con đường tình cảm, cảm xúc. Nó mang tạt cho con người những rung cảm sâu xa trước vẻ đẹp của quê hương, đất nước, trước cuộc sống phong phú, đa dạng muôn màu muôn vẻ và nhất là trước chiều sâu của thế giới tâm hồn.Mục đích trước tiên và quan trọng của văn học là giúp con người đối chiếu, liên tưởng, suy ngẫm về cuộc đời và về chính bản thân, nâng cao niềm tin vào bản thân để từ đó có nhận thức đúng đắn hơn, có khát vọng hướng tới chân lý, dám đấu tranh chống cái xấu, cái ác; biết tìm tòi và hướng tới cái Đẹp, cái Thiện của cuộc sống. Đó chính là văn học chân chính có khả năng cảm hóa, nhân đạo hóa, xứng đáng là bạn tốt của con người.Tư tưởng này của ông gần giống với tư tưởng của hai nhà văn, hai nhà hiện thực văn học lớn của Việt Nam là Thạch Lam và Nam Cao.Thạch Lam cho rằng: Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên ; trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn. Còn Nam Cao đã thông qua nhân vật Hộ trong truyện ngắn Đời thừa để bày tỏ quan điểm của mình về tác phẩm văn chương, về nhà văn chân chính. Là một nhà văn, Hộ từng ấp ủ một hoài bão lớn về sự nghiệp văn chương của mình. Anh mong ước sẽ sáng tạo ra những tác phẩm thật sự có giá trị, vượt lên tất cà bờ cõi và giới hạn. Quan điểm về văn chương của Hộ cũng hết sức tiến bộ : Một tác phẩm văn chương đích thực phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho người gần người hơn. Nhà văn phải là những người nghệ sĩ vừa có tâm vừa có tài, trong sáng tác phải tạo cho mình một phong cách riêng, một dấu ấn riêng không thể lẫn với bất cứ ai khác; vì: Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có (Nam Cao).

Chúng ta có thể thâý có những tác phẩm được coi là kinh điển, hay những tác phẩm mang giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật to lớn- những tác phẩm ấy không viết về những cái cao siêu, mà chỉ đơn thuần viết những cái gì giản đơn, thân thuộc gần gũi với con người. Bởi những cái đó, nó gắn bó với cuộc sống của con người, khiến người đọc như cảm nhận được mình trong chính tác phẩm, thấy tiếng lòng của mình được nói ra. Ví dụ như tác phẩm hai đứa trẻ trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam ngày nào cũng ngồi đợi chuyến tàu đêm. Hay tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân kể về anh cu Tràng nhặt được vợ giữa ngày đói, rồi tác phẩm Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao. Bên cạnh đó, cũng có nhiều tác phẩm văn học thế giới kinh điển cũng đã chứng minh điều này ví dụ như bộ tiểu thuyết Những người khốn khổ của Vích-to Huy-gô là bài ca tuyệt vời về tình thương yêu con người, về đức vị tha, hi sinh đến quên mình. Nhân vật Giăng Van-giăng là “nhân vật tư tưởng” tiêu biểu cho chủ nghĩa nhân đạo của nhà văn. Người thợ làm vườn nghèo khổ này vì thương đàn cháu mồ côi nheo nhóc, đói khát nên đã liều đập vỡ cửa kính tiệm bán bánh mì để lấy cắp một ổ bánh. Bị kết án khổ sai, Giăng Van-giăng mấy lần tìm cách vượt ngục nhưng không thành nên thời gian ngồi tù cứ kéo dài ra mãi. Sau khi được trả tự do, vì hoàn cảnh ngặt nghèo, Giăng Van-giăng lại phạm tội cướp đồng xu của một đứa trẻ và lấy cắp bộ đồ ăn bằng bạc của giám mục Mi-ri-en. Sự độ lượng và lòng bác ái của vị giám mục nhân từ đã cứu Giăng Van-giăng thoát vòng lao lý và nó tác động rất lớn tới tư tưởng, tình cảm của con người tội nghiệp này. Nó đóng vai trò quyết định trong việc thay đổi cuộc sống và tính cách của Giăng Van-giăng…

Như vậy, ý kiến của nhà văn Pháp La Bơ -ruy -e hoàn toàn đúng, góp phần trong việc khẳng định vai trò quan trọng của chức năng giáo dục trong văn chương và nêu lên cách đánh giá đúng đắn về – tài năng người nghệ sĩ. Văn chương đem lại cho con người những giá trị tinh thần cao quý, giúp con người hướng tới Chân, Thiện, Mĩ trong cuộc sống. Những tác phẩm văn học có giá trị nội dung, tư tưởng ; giá trị nghệ thuật cao sẽ vượt qua thử thách khắc nghiệt của dư luận, của thời gian, không gian để trở thành kiệt tác muôn đời của nhân loại. Đúng như La Bơ-ruy-e khẳng định: …đó là một cuốn sách hay và người viết ra nó xứng đáng là một nghệ sĩ đích thực.

[Năm 2022] Nghị luận Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý xem nhiều nhất

Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý – mẫu 2

Để đánh giá một cuốn sách, một tác phẩm là hay hay không hay thì người ta thường dựa vào khá nhiều quy chuẩn. Tuy nhiên, nhà văn Pháp La Bơ-ruy-e lại cho rằng: “Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý và can đảm, không cần tìm một nguyên tắc nào để đánh giá nó nữa: đó làmột cuốn sách hayvà do một nghệ sĩ viết ra”. Câu nói của ông cho thấy ông đề cao cái mà một tác phẩm mang đến cho con người về mặt tâm hồn hơn là dựa theo những nguyên tắc có sẵn.

Ngoài cái nguyên tắc chung chẳng hạn như việc đánh giá về cách lựa chọn đề tài của tác giả, cách tác giả thể hiện đề tài đó, cách dùng ngôn từ,… mỗi người sẽ có cách đánh giá riêng của mình. Cùng là một tác phẩm nhưng có người cho rằng tác phẩm đó hay, có người lại cho rằng tác phẩm đó không hay. Vì sao vậy? Đó là bởi cảm nhận của mỗi người cho từng tác phẩm là khác nhau. Đối với người này, đề tài này có thể là cũ và không có gì hấp dẫn. Thế nhưng với người khác thì dù đề tài cũ nhưng lại được thể hiện theo một cách mới mẻ và chạm vào trái tim của họ. Vậy thì không cần tìm một nguyên tắc nào để đánh giá nó nữa vì nó là một cuốn sách hay. Một cuốn sách hay không nằm ở sự chuẩn mực của nguyên tắc. Một cuốn sách hay là một cuốn sách chạm đến trái tim của độc giả.

Một ví dụ điển hình làtác phẩm Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam. Nếu xét theo những nguyên tắc thì có lẽ đây chỉ là một tác phẩm bình thường bởi tác phẩm không có cốt truyện đặc biệt. Chỉ đơn giản là một câu chuyện về hai chị em An và Liên ở một phố huyện nghèo. Nhưng vì sao tác phẩm vẫn được đưa vào trong chương trình học phổ thông để giáo dục tuổi trẻ? Ấy lại bởi tác phẩm với một giọng điệu ngọt ngào đã đưa được người đọc trở lại cuộc sống tuổi thơ của mình. Khi ấy, họ cũng hồn nhiên giống như hai chị em An và Liên. Những năm tháng ấy dẫu cuộc sống có nghèo đói, có khốn khó tới đâu thì con người vẫn có niềm tin vào cuộc sống, vẫn có khát khao về một tương lai tươi sáng. Tác phẩm đã chạm tới tâm hồn người đọc là ở chỗ đó. Vậy thì đâu cần đến những bài phê bình mới nhận ra rằng đó là một tác phẩm hay.

Nam Cao cũng có một tác phẩm vô cùng nổi tiếng đó chính là Chí Phèo. Nhắc đến Chí Phèo là người ta nghĩ ngay đến hình ảnh một tên du côn mặt đầy vết sẹo do chính hắn tự rạch, trên tay lúc nào cũng lăm lăm chai rượu, miệng thì liên tục chửi bới. Nhưng có phải Nam Cao viết Chí Phèo là để kể về cuộc đời của hắn không? Đúng là có kể nhưng thông qua cuộc đời Chí, nhà văn muốn nói đến cái sâu xa về vấn đề người nông dân sống trong xã hội cũ bị chà đạp, bị áp bức. Độc giả sau khi đọc xong đều cảm nhận được, đều hiểu được vấn đề ấy, hiểu hơn về xã hội ấy. Vậy là Nam Cao đã thành công trong việc xây dựngnhân vật điển hình Chí Phèo.

Hay như thơ Xuân Quỳnh, bà lại thể hiện được sự khát vọng trong tình yêu đôi lứa. Người ta thấy được sự tinh tế của Xuân Quỳnh khi dùng những hình ảnh gần gũi và giản dị để nói về tình yêu. Chẳng hạn như mượn sóng để nói về tâm trạng của con người khi yêu, mượn thuyền và biển để nói về sự khăng khít của con người khi yêu. Tình yêu nào phải cái gì xa xôi, nào phải cái gì to lớn, đó đơn giản là cảm xúc của người và người. Người đọc cũng qua cái chân thành ấy mà yêu những tác phẩm của bà.

Tất nhiên ở mỗi tác phẩm vẫn chẳng thể nào tránh được những ý kiến khen chê trái chiều. Thậm chí có những tác phẩm chúng ta cho là hay nhưng lại gặp nhiều sự phản đối. Trước đây, Truyện Kiều của Nguyễn Du bị người đời chê bai cho rằng Thúy Kiều là kẻ tà dâm và không đáng được yêu thương. Rồi thì thơ Hồ Xuân Hương thể hiện khát khao được yêu của người phụ nữ cũng bị cho là dâm và tục. Tác phẩm Tây Tiến của nhà văn Quang Dũng cũng đã có một thời gian bị cấm lưu hành vì cho rằng mộng rớt buồn rơi. Tất cả những ý kiến trái chiều đó là do quan điểm của xã hội thời ấy. Họ có những chuẩn mực đạo đức và lối sống riêng nên cứ áp vào đó mà quy chiếu. Những cái gì vượt ra khỏi quy chuẩn sẽ bị bác bỏ.

Giờ đây, chúng ta đãnhìn nhận tác phẩm với một cái nhìn nhân vănhơn. Bởi chúng ta cảm nhận được cái sâu xa mà tác giả muốn nói đến trong các tác phẩm của mình. Chúng ta thấy được giá trị mà tác phẩm đó mang lại cho mỗi người.

Đến đây, một lần nữa có thể khẳng định câu nói của nhà văn Pháp Bơ-ruy-e là hoàn toàn đúng. Hãy cứ đọc tác phẩm và cảm nhận nó bằng trái tim của chính mình. Mặc kệ ai nói gì, chỉ cần ta thấy hay thì nó là hay. Vậy là đủ.

Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý – mẫu 3

Có thể nói văn chương giống như một bản nhạc mà trong đó những câu chữ là lời bài hát, giọng điệu là giai điệu, cũng có thể nói văn chương giống như một bức họa lớn mà ở đó con người thấy được cảnh sống của mình, của mọi người xung quanh mình. Những bài hát ấy, những bức họa ấy sẽ có giá trị lớn đối với tinh thần của chúng ta. Nói về văn chương, nhà văn Pháp La bơ ruy e cũng từng nhận định rằng: “Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý và can đảm, không cần một nguyên tắc nào để đánh giá nó nữa: đó là một cuốn sách hay và do một nghệ sĩ viết ra”.

Khi chúng ta đọc một tác phẩm văn học mà tác phẩm văn học đó nâng tinh thần ta lên cao, đồng thời nó gợi cho ta những tình cảm cao quý và can đảm thì chẳng cần phải dùng nguyên tắc đánh giá nào để đánh giá tác phẩm đó nữa mà chắc chắn đó là một tác phẩm hay, một cuốn sách hay được một tác nghệ sĩ viết ra. Câu nói của nhà văn Pháp Labơ ruy e có ý khẳng định giá trị của một tác phẩm văn học. Một tác phẩm văn học viết ra có nhiều người đọc thưởng thức, không phải ai cũng thấy được tác phẩm này hay vì mỗi người có một sở thích khác nhau. Bỏ qua những nguyên tắc đánh giá một tác phẩm giá trị hay không, chúng ta chỉ cần biết rằng đó là một tác phẩm khiến cho tinh thần ta được nâng cao và gợi lên cho ta những tình cảm cao quý thì nó là một tác phẩm giá trị do một người nghệ sĩ tài ba viết ra. Bởi khi ấy, nó có giá trị tinh thần vô cùng lớn đối với ta rồi.

Ví dụ như khi đọc tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam hẳn những người luôn hoài niệm về quá khứ sẽ cảm thấy thích thú và say sưa với áng văn mềm mại và nhẹ nhàng như một bài thơ trữ tình của tác giả này. Chúng ta như được trở về tuổi thơ cùng hai nhân vật An và Liên. Cảnh phố huyện nghèo gợi cho ta nhớ về những ngày tháng xa xưa cùng với cha mẹ, gợi đến những miền quê còn nghèo, còn đói nhưng lại luôn thấm đẫm tình thương yêu và lấp lánh một niềm hi vọng vào một tương lai tươi sáng. Tác phẩm nâng tâm hồn của ta lên và giúp ta được sống trong những khoảnh khắc thân thương cùng những khung cảnh đơn sơ mộc mạc nhất. Chẳng phải đọc bất cứ một bài phê bình nào về tác phẩm này, cũng chẳng cần nghe nhận định của các tác giả khác, ta thấy được giá trị của tác phẩm đối với chính ta.

Hay tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. Một nền nghệ thuật, những thú vui nho nhã của những bậc thi nhân nay chỉ còn là thứ vang bóng một thời được tái hiện qua tác phẩm. Ở đó người đọc học được sự gan dạ và khí phách hiên ngang của người anh hùng tử tù Huấn Cao, tác phẩm khiến cho ta yêu cái đẹp và nhận thấy được sức mạnh của cái đẹp khiến cho con người gắn kết lại với nhau hơn.

Xuân Diệu viết Vội Vàng với tất cả những tình cảm yêu thương cuộc đời tha thiết. Ông muốn ôm lấy cả sự sống mà cắn mà xiết cho thỏa mãn sự yêu thương ấy. Những sự vật hiện tượng, những hình ảnh quá đỗi quen thuộc được nhà thơ tái hiện thành một bức tranh thiên đường trên mặt đất, người ta thấy ở đó sự sinh sôi nảy nở, thấy được ở đó hương vị của cuộc sống. Bài thơ giúp cho con người ta thêm yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên này. Vậy chẳng có cớ gì mà chê bai bài thơ cả. Và phải nói Xuân Diệu quả là một người nghệ sĩ tài ba khi làm nên một bài thơ như vậy.

Một tác phẩm ra đời không tránh được khỏi sự yêu thích hay chê bai. Truyện kiều của Nguyễn Du là một điển hình. Người ta vẫn so sánh Truyện Kiều Việt Nam với Kim Vân kiều truyện của Trung Quốc. Hay tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng từng bị cấm vì coi là mộng rớt buồn rơi. Thế nhưng ở những tác phẩm đó ta thấy được giá trị về tinh thần, về con người, về nhân tình thế thái. Chỉ cần nó hay với ta tức là nó có giá trị với ta rồi.

Như vậy qua đây có thể khẳng định rằng ý kiến của nhà văn Pháp vô cùng đúng đắn. Một tác phẩm khi ra đời còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Sức sống của nó không được quyết định bằng tác giả mà quyền quyết định chính là của đa số người tiếp nhận. một tác phẩm có thể hay với người này cũng có thể không hay với người khác. Vì thế chỉ cần ta thấy được những điều tốt đẹp trong một tác phẩm, học được ở đó những thứ quý giá thì khi ấy tác phẩm đã có giá trị với ta rồi.

Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý – mẫu 4

Giá trị của một tác phẩm văn học là lí do tồn tại của tác phẩm ấy đồngthời là cơ sở để khẳng định tài năng và tâm huyết của người sáng tạo ra nó.Những tiêu chuẩn nào thường được đưa ra để đánh giá giá trị của tácphẩm? Theo quan niệm của nhà văn người Pháp La Bơ-ruy-e thì “Khi mộttác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quývà can đảm, không cần tìm một nguyên tắc nào để đánh giá nó nữa: đó làmột cuốn sách hay và do một nghệ sĩ viết ra”. Vậy cần phải hiểu ý kiếnnày như thế nào?

Văn học là sản phẩm nghệ thuật bằng ngôn từ phản ánh hiện thực kháchquan qua lăng kính chủ quan của tác giả. Khi đến với độc giả, ở từng thời kìkhác nhau lại có những cách tiếp nhận khác nhau. Nhưng có thể nói, tất cảđều tựu trung ở những giá trị mà tác phẩm đó mang lại.

Đi vào tìm hiểu ý kiến của La Bơ-ruy-e trước hết cần phải hiểu thế nàolà một cuốn sách hay? Đây là một khái niệm cụ thể nhưng cũng được dùngvới ý nghĩa chỉ chung cho tất cả các sáng tác văn học nghệ thuật. Có ngườilấy sự sáng tạo của người nghệ sĩ, lấy sự “phát minh về hình thức và khámphá về nội dung” làm tiêu chí để đánh giá một tác phẩm hay, hoàn thiện;Có người lại lấy nội dung thể hiện cuộc sống, con người trong tác phẩmlàm cơ sở xem xét tác phẩm đó như thế nào, có “đáng thờ” hay không?…Còn người nghệ sĩ thực sự, theo họ, phải là người biết đồng cảm với nhữngkhổ đau của con người, “tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việcgiống như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường, tuyệt lộ, bị cái áchoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường; bênh vực những con ngườikhông còn được ai bênh vực” (Nguyễn Minh Châu), là người “không có phép thần thông để vượt ra ngoài thế giới này nhưng thế giới này trong conmắt nhà văn phải có hình sắc riêng” (Hoài Thanh)… Cũng như sự gặp gỡtrong tử tưởng và quan niệm, La Bơ-ruy-e cho rằng khi tác phẩm “nângcao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quí và can đảm” thì đó là tác phẩm thực sự, do một nghệ sĩ viết ra. Thực ra cũng không hẳn là“không cần tìm một nguyên tắc nào” khác vì điều mà La Bơ-ruy-e nêu raxét đến cùng cũng chính là những tiêu chuẩn mang tính hệ quả từ nhữngnguyên tắc đánh giá về văn chương. Mọi tác phẩm đã được coi là có giá trịthì cuối cùng đều hướng tới đích lớn nhất là con người. Đó là việc nângcao tư tưởng, tình cảm, tức đánh giá tác phẩm dựa vào giá trị nhận thức,thẩm mĩ và giáo dục mà nó mang lại.

Có thể nói, quan niệm của La Bơ-ruy-e là quan niệm đúng đắn được đúckết từ thực tế sáng tác. Điều hiển nhiên khi một tác phẩm nghệ thuật đạtđược đến những giá trị như La Bơ-ruy-e nói thì nó thành công, thế có nghĩalà nó là một tác phẩm, một cuốn sách hay. Và tất nhiên người sáng tạo ramột tác phẩm như thế phải là người có tài năng và tâm huyết, nghĩa là mộtnghệ sĩ đích thực với đúng nghĩa của nó.

“Tác phẩm nâng cao tinh thần của ta lên” vì thông qua chức năng nhậnthức, văn học cung cấp cho con người hiểu biết về thế giới vật chất và tinhthần. Nắm bắt được quy luật cuộc sống, con người sẽ có thể chủ động hơntrong mọi trường hợp. Thế giới tinh thần không chỉ được nâng cao mà cònđược bồi dưỡng và làm cho ngày càng trở nên phong phú.

Bên cạnh đó, thông qua bản chất thẩm mĩ của thế giới thể hiện trong tácphẩm mà văn học giáo dục, bồi dưỡng tình cảm của con người cũng nhưphát triển những phẩm chất thẩm mĩ tốt đẹp của họ, làm cho họ ngày cànghoàn thiện hơn. “Tham gia vào hoạt động văn chương cho dù là sáng táchay thưởng thức, người ta đều được “thanh lọc”, ít nhiều sẽ trở nên tốthơn, nhân ái hơn. Trong thế giới xô bồ ồn ã hiện nay, khi con người taluôn bị lôi ra bên ngoài, bị cuốn vào đám đông và bị nhu cầu vật chất cámdỗ dữ dội thì thi ca, văn chương lại càng cần thiết” (Nguyễn Văn Hạnh – Ýnghĩa của văn chương).

Văn học dân gian Việt Nam từ xưa đến nay được biết đến như một khotàng văn hóa của dân tộc, một đời sống tinh thần vô cùng phong phú và đadạng. Ngay từ thời xưa ông ta đã dùng ca dao, dân ca, tục ngữ một cách phổbiến với tư cách là những kinh nghiệm dân gian trong lao động sản xuất,trong đối nhân xử thế, những lời than thân, những tình cảm yêu thương tìnhnghĩa. Chúng không chỉ góp phần nâng cao tinh thần mà còn gợi và bồidưỡng cho ta những tình cảm yêu thương con người, yêu thương đồng loại.

Trước khó khăn vất vả tưởng chừng như có thể gục ngã, ca dao giúp conngười trở nên mạnh mẽ. Đó là câu chuyện của “Mười cái trứng” khi tất cảniềm hi vọng, ước mơ của người nông dân dồn vào thứ tài sản quí giá ấy thìbảy quả bị ung, ba quả nở ra ba con:

“Con diều tha

Con quạ bắt

Con mắt cắt xơi”

Người nông dân vẫn đầy lạc quan tin tưởng: “Còn da lông mục, còn chồinảy cây”. Mỗi chúng ta tự nhìn nhận lại mình từ đó mà vững vàng, mạnh mẽhơn trước sóng gió cuộc đời.

Ca dao giáo dục quí trọng thành quả lao động vất vả mới có được:

“Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”

Cao dao còn là những bài ca ca ngợi tình nghĩa thủy chung thương yêugiữa con người với nhau. Ta bắt gặp trong đó tình yêu mãnh liệt nhưng cũngthật tế nhị:

“Hôm qua tát nước đầu đình

Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen

Em được thì cho anh xin

Hay là em để làm tin trong nhà?”

Bắt gặp tình cảm vợ chồng thủy chung son sắt:

“Rủ nhau lên núi đốt than

Chồng mang đòn gánh vợ mang quang giành

Củi than nhem nhuốc với tình

Ghi lời vàng đá xin mình chớ quên”

Tình cảm gia đình đằm thắm:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

Những bài ca dao ấy gợi lên trong ta thứ tình cảm trong sáng, thủy chunggiữa con người với nhau. Đọc ca dao, ta có thêm nghị lực và niềm tin vàocuộc sống mà nuôi dưỡng, phấn đấu cho đời sống tinh thần và tình cảm củamình ngày càng tốt đẹp hơn.

Trong văn thơ trung đại, những bài học giáo dục được tồn tại trong mộthình thức văn học quy ước sẵn và vì thế nên cũng mang nội dung quy ướcnhất định. Thấy nhiều trong mảng thơ ca giáo huấn, bày tỏ lòng mình, bàihọc giáo dục mang tính trực tiếp. Thơ ngợi ca thì hào sảng “Bình Ngô đạicáo” là lời tuyên bố độc lập tự do của dân tộc, khơi dậy trong lòng mỗingười dân Việt Nam niềm tự hào:

“Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc – Nam cũng khác”

Số phận bất hạnh của Kiều (Truyện Kiều – Nguyễn Du) không chỉ giúpchúng ta hiểu hơn về xã hội phong kiến thời bấy giờ cũng như bồi dưỡng thêmnhững tình cảm con người tốt đẹp: sự đồng cảm, trân trọng, xót thương…

“Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

Truyện “Lục Vân Tiên” (Nguyễn Đình Chiểu) xây dựng hai hình tượngnhân vật đẹp, lí tưởng là Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga. Tình yêuthủy chung son sắt của Nguyệt Nga một lần nữa bổ sung thêm vào thế giớihình tượng đẹp về người phụ nữ. Còn đức tính hào hiệp “giữa đường thấychuyện bất bình chẳng tha” của Vân Tiên cũng là một điều đáng cho chúngta học tập.

Với những tác phẩm như vậy, các nhà thơ trung đại như Nguyễn Du,Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu… xứng đáng là những nghệ sĩ lớn.Bước sang thời kì hiện đại, văn học không chỉ bó mình trong nhữngkhuôn mẫu có sẵn mà ngày càng mở rộng và trở nên gần gũi hơn với cuộcsống con người nhưng không vì thế mà làm giảm đi tính giáo dục, thẩm mĩ.

Tô Hoài đi vào khai thác thế giới loài vật với những dế mèn, dế chũi, chị bồ nông, anh xén tóc, vợ chồng nhà chuột… gửi gắm sau đó bài học sâu sắc vềcách đối nhân xử thế giữa con người với nhau, bài học về tình đoàn kết, tinhthần yêu thương đồng loại. Cuộc phiêu lưu của Dế Mèn là một cuộc hànhtrình vươn tới hoàn thiện mình cả trong suy nghĩ và trong tình cảm, lối sống.

“Mùa lạc” (Nguyễn Khải) là câu chuyện thay đổi cuộc đời con ngườitrong cuộc sống lao động mới. Đào, một người phụ nữ kém may mắn, chịunhiều bất hạnh cuối cùng cũng tìm thấy hạnh phúc của mình trên mảnh đấtĐiện Biên. Từ chao chát, chỏng lỏn chị trở thành một con người hoàn toànkhác. Chị chỉ mỉm cười bao dung trước những câu đùa của mọi người, bởivì giờ đây họ đã trở thành những người “nhà trai, nhà gái” của chị. Ta hiểuthêm rằng trong mọi hoàn cảnh, nghị lực sẽ giúp chúng ta vượt qua tất cả.

“Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu) mang đến cho người đọcthông điệp về cái đẹp đích thực. Nghệ thuật không chỉ là khám phá sự vật ởcái bề ngoài mà phải nhìn thấy được cái hiện thực bộn bề nằm ở bề sâu. Đólà chất cuộc sống làm nên giá trị của tác phẩm. Cái đẹp không phải đâu xa lạmà nằm trong chính những con người đang lăn lộn mưu sinh ngoài kia. Vớingười vợ chài lưới, điều quan trọng nhất và cũng là lí do để chị hi sinh tất cảnhững thứ khác đó chính là hạnh phúc và tương lai của những đứa con. Chịchấp nhận những trận đòn roi tàn nhẫn của chồng mà kiên quyết không li dịbởi chị biết trong cuộc sống khốn khổ của họ, anh ta cũng là một người bấthạnh; và cùng còn bởi một lí do khác quan trọng hơn: trên thuyền không thểkhông có đàn ông cũng như những đứa con của chị không thể không có cha.

Người phụ nữ ấy đã nhận hết đau khổ về mình để những người xung quanhmình được hạnh phúc. Biết đồng cảm với số phận bất hạnh của họ, hiểuđược ý nghĩa đích thực của cái đẹp trong cuộc sống nghĩa là chúng ta đanglàm cho đời sống tinh thần tình cảm của mình phong phú, hoàn thiện hơn.

Giá trị của một tác phẩm cũng như tài năng của người nghệ sĩ thườngđược đánh giá bằng việc tác phẩm đó khai thác gì, đóng góp gì cho cuộcsống con người cũng như tác động như thế nào đến tư tưởng, tình cảm thẩmmĩ của người đọc trong những thời đại khác nhau. Nhận thức sâu sắc điềunày có ý nghĩa to lớn đối với người sáng tác (phải làm sao để sáng tác rađược những tác phẩm được coi là “một cuốn sách hay”) và cả đối với quátrình tiếp nhận của bạn đọc: không chỉ tiếp nhạn các giá trị văn học mà còncần đưa nó vào trong quá trình tự giáo dục bản thân cũng như ảnh hưởng tốtđến những người xung quanh.

Khi Đan-cô (Trái tim Đan-cô – M.Gorki) móc trái tim mình ra để soi đường cho đoàn người vượt qua cái tối tăm của rừng thẳm để đến với miền đất chan hòa ánh sáng và sự sống, chàng đã dũng cảm nhận lấy sứ mệnh vinh quang nhưng cũng đầy đau khổ của một người dẫn đường. Và từ đó trái tim Đan-cô mãi trở thành một hình ảnh biểu tượng cho những gì cao cả và đẹp đẽ của con người. Văn học đã thể hiện được những giá trị vĩnh cửu của mình mà nói như La Bơ-ruy-e, nó đã “nâng cao tinh thần ta lên, gợi cho ta những tình cảm cao quí và can đảm…”

Xem thêm các bài văn mẫu lớp 12 được xem nhiều nhất chọn lọc hay khác:

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Văn mẫu lớp 12

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button