Giáo dục

Viết đoạn văn 200 chữ bàn về sống có ích

Đề bài: Viết đoạn văn 200 chữ bàn về sống có ích

viet doan van 200 chu ban ve song co ich

Bạn đang xem bài: Viết đoạn văn 200 chữ bàn về sống có ích

Viết đoạn văn 200 chữ bàn về sống có ích

I. Dàn ýViết đoạn văn 200 chữ bàn về sống có ích (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Sống có ích

2. Thân bài

a. Giải thích

– “Sống có ích” là sống có ý nghĩa, sống có ước mơ, lí tưởng và có ý thức cống hiến cho cuộc đời.

b. Vai trò

– Người sống có ích thường tự đặt ra cho mình những mục tiêu để cố gắng, phát triển.
– Giúp đỡ, san sẻ với những người kém may mắn hơn.
– Trong cuộc sống, những người sống có ích không chỉ cố gắng tạo ra những thành tựu cho bản thân mà còn có ý thức cống hiến cho sự nghiệp phát triển của nước nhà.

c. Làm thế nào để sống có ích?

– Cố gắng học tập, rèn luyện để trở thành những người có ích.
– Ước mơ và nỗ lực thực hiện những ước mơ
– Giúp đỡ, sẻ chia với những người xung quanh

d. Phản đề

Vẫn còn rất nhiều người sống ích kỉ, vụ lợi, chỉ biết đến lợi ích của bản thân mà “giẫm đạp” lên lợi ích, sức khỏe, thậm chí là an nguy, tính mạng của người khác.

3. Kết bài

Rút ra kết luận chung

II. Bài văn mẫuViết đoạn văn 200 chữ bàn về sống có ích

1. Viết đoạn văn 200 chữ bàn về sống có ích, mẫu 1 (Chuẩn)

Trong bài thơ “Một khúc ca xuân”, nhà thơ Tố Hữu từng viết “Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn?”. Câu thơ đã đặt ra cho chúng ta những suy ngẫm sâu sắc về sống đẹp và việc sống có ích với cuộc đời. Hiểu một cách đơn giản nhất, “sống có ích” là sống có ý nghĩa, sống có ước mơ, lí tưởng và có ý thức cống hiến cho cuộc đời. Mỗi chúng ta cần ý thức được vai trò và trách nhiệm của bản thân với cuộc đời, với xã hội và với chính bản thân mình. Sống có ước mơ, lí tưởng không chỉ giúp cho chúng ta có những mục tiêu sống, mục tiêu phấn đấu mà còn giúp cho cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp, ý nghĩa hơn. Trong mối quan hệ với xã hội, việc đặt ra những mục tiêu và cố gắng hết mình cho những mục tiêu ấy còn là những hành động đóng góp, xây dựng cho cuộc sống chung của toàn xã hội. Đó là những biểu hiện giản đơn nhưng cũng đẹp đẽ nhất của việc sống có ích. Sống có ích không chỉ làm cho cuộc sống thêm tốt đẹp, góp phần vào sự nghiệp phát triển chung mà còn là thước đo giá trị của mỗi người. Người sống có ích sẽ nhận được sự yêu quý, tôn trọng của mọi người xung quanh. Hơn nữa, sống có ích còn góp phần lan tỏa năng lượng tích cực để mọi người học tập, noi theo. Xung quanh chúng ta có rất nhiều những tấm gương sống có ích, đó là những người nông dân cần cù canh tác, là những người giáo viên miệt mài bên trang giáo án, là những người chiến sĩ, bộ đội ngày đêm canh gác nơi biên cương tổ quốc. Chúng ta là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường và cũng là người công dân của đất nước, vì vậy chúng ta cần cố gắng học tập, rèn luyện để trở thành những người có ích.

2. Nghị luận 200 chữ bàn về sống có ích, mẫu 2 (Chuẩn)

Bác Hồ của chúng ta từng nói “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước đến đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không. Chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Câu nói của Bác không chỉ thể hiện niềm tin vào thế hệ tương lai trong việc dựng xây đất nước mà còn là lời nhắc nhở thế hệ trẻ chúng ta về trách nhiệm học tập, cống hiến và phát triển đất nước. Chúng ta được sinh ra, học tập trong nền hòa bình, độc lập, điều đó thật may mắn biết bao! Bởi vậy, mỗi chúng ta hãy là những người công dân sống có ích. “Sống có ích” không chỉ là việc đóng góp tài năng, công sức cho công cuộc xây dựng chung của đất nước mà còn biểu hiện ra trong chính những điều giản đơn nhất, đó là việc sống có ước mơ, hoài bão, sống chan hòa, đoàn kết với mọi người xung quanh. Những người sống có ích thường tự đặt ra cho mình những mục tiêu để cố gắng, phát triển. Không những thế họ còn giúp đỡ, san sẻ với những người kém may mắn hơn. Trong cuộc sống, những người sống có ích không chỉ cố gắng tạo ra những thành tựu cho bản thân mà còn có ý thức cống hiến cho sự nghiệp phát triển của nước nhà. Kiện tướng cờ vua Lê Quang Liêm đã mang đến niềm tự hào cho cả dân tộc khi “đánh bại” những nhà vô địch cờ vua Thế giới. Chiến thắng của đội tuyển U23 Việt Nam tại Thường Châu- Trung Quốc cũng khiến cho hàng triệu con người Việt Nam vỡ òa trong hạnh phúc. Tuy nhiên, bên cạnh những người sống có ích thì vẫn có không ít những con người sống không lí tưởng, thậm chí là sa vào tệ nạn và trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Để trở thành một người sống có ích, chúng ta cần cố gắng học tập, rèn luyện, sống chan hòa, biết sẻ chia với người khác.

3. Viết đoạn văn 200 chữ bàn về sống có ích, mẫu 3 (Chuẩn)

Mỗi cá nhân là trong xã hội là một bản thể “độc nhất vô nhị”, bởi vậy chúng ta có quyền lựa chọn cách sống và phong cách sống cho riêng mình. Tuy nhiên, con người vẫn là những cá thể cùng chung sống trong một xã hội nên chúng ta cần sống có ích, biết yêu thương, đùm bọc những người xung quanh. “Sống có ích” là việc mỗi cá nhân cố gắng học tập, lao động để tạo ra những kết quả tốt đẹp cho cuộc sống của bản thân và đóng góp cho sự nghiệp phát triển chung của xã hội. Sống yêu thương, đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ những người xung quanh cũng là một biểu hiện đẹp của việc sống có ích. Khi chúng ta sống theo lẽ phải, tuân thủ những chuẩn mực của đạo đức sẽ góp phần tạo nên một xã hội văn minh, tốt đẹp. Hơn nữa, những người sống có ích, biết dâng hiến trí tuệ và tài năng của mình cho sự nghiệp phát triển của nước nhà còn nhận được sự yêu quý, kính trọng của mọi người xung quanh; trở thành tấm gương sáng về lối sống có ích. Đáng buồn thay, trong cuộc sống hiện đại, vẫn còn rất nhiều người sống ích kỉ, vụ lợi, chỉ biết đến lợi ích của bản thân mà “giẫm đạp” lên lợi ích, sức khỏe, thậm chí là an nguy, tính mạng của người khác. Những con người này thật đáng lên án! Chúng ta hãy sống hết mình cho ngày hôm nay, sống đẹp, sống có ích để làm cho cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn.

—————HẾT—————-

Để mở rộng vốn hiểu biết và rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận xã hội, bên cạnh bài Nghị luận 200 chữ bàn về sống có ích trên đây, các em không nên bỏ qua những chủ đề thường gặp khác trong văn nghị luận: Nghị luận xã hội 200 chữ về nơi dựa của mỗi con người trong cuộc đời, Nghị luận xã hội 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa, Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về đức tính khiêm tốn, Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về sự tự tin.

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Giáo dục

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button