Mỗi ngày có hàng triệu người dùng Google Chrome, chiếm đến 76% thị trường trình duyệt web trên toàn thế giới. Trong số hàng triệu người này, có số lượng không nhỏ người dùng sử dụng chế độ ẩn danh (incognito mode) để duy tính riêng tư và đảm bảo an toàn khi truy cập vào các trang web.
Tuy nhiên, chế độ ẩn danh thật sự không hề an toàn như bạn nghĩ. Mặc dù nó có mang đến một vài tính riêng tư tối thiểu, nhưng không có cách nào ngăn được những kẻ muốn dòm ngó, hay nói một cách hoa mỹ và hài hước hơn, nó không phải áo choàng tàng hình. Kể cả khi sử dụng chế độ ẩn danh, các hoạt động duyệt web của bạn vẫn bị ghi lại trong ISP (Internet Service Provider) và bất kỳ ai khác có chút kiến thức về công nghệ.
Bạn đang xem bài: Chế độ duyệt web ẩn danh có thật sự an toàn?
Google Chrome không phải trình duyệt web duy nhất có chế độ ẩn danh này. Hiện nay, hầu hết các trình duyệt web đều có tính năng tương tự và đều có nguy cơ bảo mật như nhau. Nếu muốn thực sự an toàn trên các trang web, bạn cần phải làm thêm một vài bước nữa.
Sử dụng chế độ ẩn danh có an toàn hơn việc duyệt Internet như thông thường không?
Chế độ ẩn danh có phải là một tùy chọn bảo mật tốt hơn hay không sẽ phụ thuộc vào cách bạn định nghĩa về “bảo mật”. Theo một số cách, thì điều này là chính xác.
Không lưu thông tin cá nhân trong các biểu mẫu có thể giúp bảo vệ quyền riêng tư nếu ai đó động vào thiết bị của bạn. Hãy tưởng tượng thông tin mà ai đó sẽ có được nếu bạn để laptop hoặc điện thoại của mình mở khóa ở nơi công cộng.
Thông tin đã lưu cho phép mọi người truy cập vào tài khoản ngân hàng hoặc địa chỉ ở đúng nơi vào đúng thời điểm. Tất nhiên, bạn phải đối mặt với một số mối quan tâm lớn hơn khi để các thiết bị điện tử thiết yếu trong không gian mở và có nhiều cách để ngăn mọi người truy cập thông tin từ thiết bị của bạn.
Một số người đã bớt lo lắng về việc kẻ xấu lấy thông tin của họ bằng cách đánh cắp thiết bị, nhưng lại lo ngại hơn về việc các công ty bán dữ liệu người dùng. Bằng cách không cho phép thiết bị theo dõi lịch sử, bạn sẽ ngăn được các tập đoàn lớn sử dụng dữ liệu để nhắm mục tiêu tới bạn hoặc quảng cáo trên máy tính, cung cấp lợi ích riêng tư của bạn cho những người dùng khác.
Tuy nhiên, khi nói đến những thứ như phần mềm độc hại hoặc rò rỉ dữ liệu, chế độ ẩn danh sẽ không giúp bạn giải quyết được vấn đề. Những vấn đề bảo mật này phức tạp hơn việc đánh cắp dữ liệu được lưu trữ cục bộ trên thiết bị của bạn.
Nếu vô tình nhấp vào một liên kết đáng ngờ, mở một file độc hại hoặc bị lừa đảo trực tuyến, việc tạm dừng ghi lịch sử duyệt web sẽ không ngăn được việc cài đặt virus trên máy tính của bạn. Những virus này có thể sử dụng keylogger hoặc phần mềm khác để lấy cắp thông tin đăng nhập, ngay cả khi bạn không lưu thông tin đó vào thiết bị của mình.
Việc xóa lịch sử duyệt Internet sẽ không bảo vệ máy khỏi virus gây hại phần cứng. Nó cũng sẽ không ngăn bạn bị lừa đảo nếu bạn vô tình giao nộp thông tin của mình một cách tự nguyện.
Vậy mọi người nhận được những lợi ích gì khi sử dụng chế độ này?
Mọi người có thể xem tìm kiếm ẩn danh không?
Chế độ ẩn danh không ngăn các bên thứ ba xem thông tin của bạn tốt hơn chế độ duyệt thông thường. Điều đó có nghĩa là các tìm kiếm của bạn sẽ xuất hiện trong bất kỳ hoạt động độc hại nào hoặc nếu cơ quan có thẩm quyền muốn xem lịch sử duyệt web của bạn.
Có thể so sánh việc sử dụng chế độ ẩn danh với việc dùng trình khám phá Internet thông thường và sau đó xóa tất cả lịch sử ngay sau đó. Tất nhiên, chế độ ẩn danh có một số ưu điểm.
Trừ khi bạn quen biết một hacker hoặc chuyên gia máy tính, nếu không chế độ ẩn danh sẽ giữ các hoạt động Internet của bạn ở chế độ riêng tư với bất kỳ ai mà bạn chia sẻ thiết bị. Bạn sẽ không phải lo lắng rằng máy tính của mình sẽ đưa ra những gợi ý đáng xấu hổ về lịch sử tìm kiếm khi ai đó lấy thiết bị và bắt đầu nhập nội dung nào đó vào thanh tác vụ.
Tuy nhiên, nếu không chia sẻ máy tính của mình với bất kỳ ai, bạn sẽ không thấy nhiều sự khác biệt ở đây. Theo nhiều cách, chế độ này buộc bạn phải thực hiện các biện pháp bảo mật Internet chung, như thường xuyên xóa lịch sử Internet và không bao giờ lưu mật khẩu.
Đó là một cách tuyệt vời để đảm bảo bạn thực hành những điều cơ bản này trong trường hợp bạn sử dụng các thiết bị dùng chung. Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ rằng chế độ ẩn danh sẽ giúp bạn tránh được sự can thiệp từ bên ngoài, chẳng hạn như từ chính phủ hoặc cảnh sát, thì bạn đã nhầm.
Nếu bạn vi phạm pháp luật (chẳng hạn như tải phim hoặc truy cập tài liệu bất hợp pháp), chế độ ẩn danh sẽ không bảo vệ bạn. Thông thường, không ai thường xuyên theo dõi hoạt động Internet của bạn. Ngoài ra, cần nhiều nỗ lực, tài nguyên và thủ tục giấy tờ để ai đó có thể liên hệ với nhà cung cấp Internet và có được hồ sơ về việc sử dụng Internet trực tuyến của bạn.
Chế độ ẩn danh thực sự làm những gì?
Khi bật chế độ ẩn danh, điều bạn đang thực sự làm là yêu cầu Google không lưu lại lịch sử tìm kiếm, cookies và cache trong suốt phiên làm việc. Nói đúng hơn, bạn đang bảo Chrome không ghi nhớ những gì bạn đã làm nhưng điều này không có nghĩa các thông tin của bạn không bị ghi lại. Điều này có thể giúp ích trong việc bảo vệ dữ liệu của bạn không bị người khác tò mò khi cùng sử dụng máy tính.
Ngoài ra, nó cũng cực kỳ hữu ích khi bạn đang sử dụng nhờ máy tính của ai đó, hoặc dùng máy công cộng như trong thư viện, nơi làm việc, v.v. Khi bật chế độ ẩn danh trước khi truy cập một trang web, bạn có thể đảm bảo rằng tất cả dữ liệu duyệt web và thông tin đăng nhập sẽ không được lưu lại.
Thêm vào đó, khi sử dụng chế độ ẩn danh, Chrome không chỉ không lưu các thông tin mới, nó còn đang tạm thời không ghi nhớ các lịch sử dữ liệu gần đây trong cửa sổ chế độ ẩn danh. Điều này có nghĩa, bạn có thể đăng nhập vào hai tài khoản cùng lúc trên một trang web.
Bạn còn có thể sử dụng khi tìm kiếm vé máy bay vì một vài công ty sẽ thay đổi mức giá dựa theo lịch sử tìm kiếm của bạn. Do chế độ ẩn danh ẩn lịch sử tìm kiếm trong suốt phiên làm việc, bạn có thể so giá ở chế độ ẩn danh với khi tìm kiếm ở chế độ thường.
Nói chung, chế độ ẩn danh rất hữu ích khi bạn không muốn người khác xem được lịch sử lướt web hoặc lịch sử tìm kiếm của mình trên máy tính. Nó còn giúp bạn đăng nhập vào nhiều tài khoản hoặc kiểm tra các thông tin trên website xem có bị thay đổi vì lịch sử tìm kiếm không.
Nhưng nếu bạn thực sự muốn duy trì tính riêng tư khi lướt web, hãy thêm một vài phương pháp bảo mật sau.
Những điều chế độ ẩn danh không làm được
Chế độ ẩn danh chỉ ngăn không cho dữ liệu được lưu trong Chrome (hoặc bất kỳ trình duyệt web nào khác) trên máy tính bạn đang sử dụng. Nó không thể chặn các bên khác, như ISP, website hoặc những tội phạm mạng sử dụng các loại công cụ dò tìm để xem những thông tin của bạn. Đây là vấn đề của chế độ ẩn danh, nó chỉ “quên” đi những thứ mà bạn nhập vào nhưng vẫn có những thành phần khác biết được mọi thứ bạn làm.
Tất cả các bên khác có thể vẫn theo dõi được những gì bạn làm trên Chrome mà không gặp bất kỳ vấn đề nào. Nếu bạn đăng nhập Facebook từ một tab riêng tư, ISP vẫn biết những gì bạn làm Facebook vẫn truy cập vào một số dữ liệu của bạn.
Mặc dù lịch sử duyệt web và cookies sẽ bị xóa khi bạn đóng cửa sổ riêng tư, dữ liệu của bạn vẫn có thể bị lần theo. Hiện nay, các website đều có nhiều công cụ phức tạp cho phép chúng kết nối hoạt động của bạn với danh tính thực kể cả khi bạn đang sử dụng chế độ ẩn danh.
Hãy đặc biệt chú ý khi sử dụng Internet ở nơi công cộng. Rất nhiều trường học hoặc công ty có những phần mềm theo dõi cho phép theo dõi bạn đang làm gì, cho dù bạn có sử dụng chế độ ẩn danh hay không. Với lý do này, bạn không nên làm việc riêng, việc cần tính bảo mật lớn tại những nơi sử dụng Internet công cộng.
Làm thế nào để thực sự lướt web an toàn?
Có một vài cách giúp bạn đảm bảo được sự an toàn khi lướt web. Tuy nhiên, nguy hiểm vẫn luôn thường trực mỗi khi bạn động vào máy tính.
Khi lướt web, có hai thứ nên sử dụng để giữ an toàn hết mức có thể: dùng VPN và một ứng dụng quản lý mật khẩu.
VPN là một phần mềm che khuất địa chỉ IP khỏi ISP của bạn và các trang web bạn truy cập. Khi bạn kích hoạt VPN, lượng truy cập của bạn sẽ được chuyển hướng thông qua kết nối được mã hóa, an toàn trên một máy chủ riêng biệt. Về cơ bản, ISP của bạn sẽ thấy rằng bạn đã kết nối với VPN, nhưng mọi thứ sau đó sẽ ở chế độ ẩn danh.
Khi truy cập một trang web, địa chỉ IP của bạn sẽ hiển thị dưới dạng IP của VPN, không phải của riêng bạn. Điều này ngăn các trang web nhận ra bạn trong hầu hết mọi trường hợp. Ngoài ra, vì dữ liệu được mã hóa thông qua VPN, bạn có thể tự bảo vệ mình khỏi những kẻ xấu khi sử dụng máy tính của mình trên Wifi công cộng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng phần mềm quản lý mật khẩu. Trình quản lý mật khẩu cho phép lưu trữ mật khẩu của mình một cách an toàn để bạn không quên chúng. Họ cũng có thể tạo mật khẩu mạnh chỉ với một nút bấm, lưu chúng một cách an toàn và nhanh chóng, nhập vào các trang web với tính năng tự động điền. Điều này có nghĩa là bạn không phải nhớ rất nhiều mật khẩu dài và phức tạp, giúp bạn dễ dàng tránh sử dụng lại các mật khẩu yếu và giống nhau nhiều lần.
Kết luận
Internet là một nơi nguy hiểm và chế độ ẩn danh không có tác dụng bảo vệ bạn. Mặc dù rất hữu ích để giữ lịch sử duyệt web của bạn an toàn với bạn bè, gia đình và đồng nghiệp, nhưng chế độ ẩn danh không ngăn dữ liệu của bạn được phát công khai trên khắp thế giới.
Nếu bạn muốn giữ an toàn trên web, điều tốt nhất bạn có thể làm là đầu tư vào VPN và trình quản lý mật khẩu. Sự kết hợp của cả hai sẽ giữ cho danh tính của bạn an toàn và cải thiện đáng kể thói quen sử dụng mật khẩu của bạn, có nghĩa là tài khoản của bạn sẽ khó bị xâm phạm hơn nhiều.
Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp