Tử vi – Phong thủy

Mệnh Sơn Hạ Hỏa nghĩa là gì? Sinh năm bao nhiêu?

Mệnh Sơn Hạ Hỏa nghĩa là gì?

Mệnh Sơn Hạ Hỏa nghĩa là gì? Sinh năm bao nhiêu? Mệnh Sơn Hạ Hỏa 山下火 ngọn lửa dưới chân núi. Phần núi cao, gò, đồi người ta gọi là Sơn, phía dưới thấp người ta gọi là Hạ, thường chỉ phần chân đồi, ngọn núi, lửa thường gọi là Hỏa. Mệnh Sơn Hạ Hỏa sinh năm 1956, 1896, 2076, 2017 Tuổi Bính Thân và sinh năm 1956, 1896, 2077, 2016 Tuổi Đinh Dậu.

Sơn Hạ Hỏa là một trong sáu nạp âm hành Hỏa tượng trương cho sáu nguồn năng lượng phổ biến trong xã hội. Khi đốt nương rẫy để có nơi trồng trọt chúng ta dùng Sơn Đầu Hỏa. Thế nhưng, đi làm tới giờ nghỉ trưa, họ cần nấu nướng, ăn uống và như thế họ tìm chỗ bằng phẳng, có suối, có nước để nấu ăn, nên những đống lửa dưới chân núi cháy lên. Trẻ nhỏ chăn trâu, người đi săn bắn, hoặc người lữ hành. 

Bạn đang xem bài: Mệnh Sơn Hạ Hỏa nghĩa là gì? Sinh năm bao nhiêu?

Sơn Hạ Hỏa (Lửa chân núi)

Căn mệnh: Sơn Hạ Hỏa

Ý nghĩa: Lửa dưới núi

Năm sinh: Bính Thân 1956, 2016 và Đinh Dậu 1957, 2017

Hợp màu: Đỏ, cam

Hợp cây: Trạng Nguyên, Hồng Môn

Hợp mệnh: Lư Trung Hỏa, Hải Trung Kim

Mệnh Sơn Hạ Hỏa nghĩa là gì? Sinh năm bao nhiêu?

Mệnh Sơn Hạ Hỏa, trong đó “Sơn” nghĩa là núi cao, gò, đồi; “Hạ” tức là phía dưới thấp, thường chỉ dưới chân đồi, ngọn núi; Và “Hỏa” nghĩa là lửa. Vì vậy, Sơn Hạ Hỏa được hiểu nghĩa là lửa dưới núi, một đám cháy ở dưới chân núi. 

Vì sao lại có lửa dưới chân núi? Thực tế, ở đồng bằng miền núi, những người nông dân thường sống bằng nghề làm nương, nên Sơn Dầu Hỏa xuất hiện cũng nhờ việc đốt nương mà ra. Những đốm lửa cháy dưới chân núi thắp lên bởi người dân để làm nương, nấu ăn, thắp sáng để tắm giặt, dùng bữa, sinh hoạt, săn bắt.

menh son ha hoa nghia la gi

Mệnh Sơn Hạ Hỏa nghĩa là gì? Sinh năm bao nhiêu?

Người thuộc mệnh Sơn Hạ Hỏa sinh năm bao nhiêu?

Những người mang nạp âm Sơn Hạ Hỏa có năm sinh Bính Thân và Đinh Dậu. Cụ thể:

– Người thuộc tuổi Bính Thân sinh năm: 2016, 1956, 2076.

– Người thuộc tuổi Đinh Dậu sinh năm: 2017, 1956, 2077.

Trong đó, hai năm tuổi nạp âm Bính Thân và Đinh Dậu đều có thiên can Bính, Đinh thuộc hành Hỏa, khắc địa chi Thân, Dậu thuộc hành Kim. Cho nên, cuộc sống của những người thuộc mệnh này thường trải qua nhiều khó khăn. Họ thường phải trải qua gian khổ, đấu tranh rất vất vả mới có thể đạt được thành quả. Bên cạnh đó, mệnh này còn hay vướng vào tai nạn xe cộ, sông nước hay điều tiếng thị phi…

Tính cách người mệnh Sơn Hạ Hỏa như thế nào?

Những người mệnh Sơn Hạ Hỏa rất nhiệt tình, linh hoạt, tháo vát. Nhưng có những lúc bởi khó kiềm chế cảm xúc mà dễ xảy ra hành động sốc nổi. Họ sở hữu nội tâm thẳng thắn, nên không giỏi che giấu cảm xúc bản thân. Nên mệnh này thường dễ khiến bạn bè nổi giận do những lần góp ý bộc trực. Nhưng sau đó, mọi chuyện vẫn sẽ được dàn xếp ổn thỏa.

Sơn Hạ Hỏa bản chất là ngọn lửa nhân tạo, nên không bền vững, chúng cần được tiếp nhiên liệu đều đặn. Vì thế, người mang nạp âm này cần được động viên đúng lúc, kịp thời. Nếu làm tốt, họ cần được khen thưởng tôn vinh, và khi làm hỏng thì nên thông cảm, chia sẻ. Bởi vì, nếu không được tiếp thêm nguồn năng lượng, thì họ khó mà giữ được sự hăng hái, tính siêng năng trong công việc.

Tử vi trọn đời mệnh Sơn Hạ Hỏa ra sao?

Công danh sự nghiệp

Người thuộc mệnh Sơn Hạ Hỏa phù hợp với ngành nghề như: Giáo viên, công chức, văn phòng phẩm, trang trí, thiết, viết văn,… Bởi họ thuộc tuýp người thích tìm tòi, nghiên cứu, làm nghệ thuật; Những lĩnh vực đòi hỏi tính chất chuyên sâu về trí tuệ, học vấn, ứng dụng sự khéo léo về tay chân, thẩm mỹ. Do hai tuổi này bước theo con đường học vấn, sách vở, nghệ thuật, tính chất nghiên cứu sẽ rất cát lợi. 

Ngoài ra, những người thuộc mệnh này có thể theo nghề liên quan đến công nghệ, như: Kinh doanh máy móc, sửa chữa, làm những lĩnh vực liên quan đến các công việc này sẽ thu được thành công tràn trề.

Mệnh này nên tránh những công việc liên quan đến luật pháp; đến nước như sông, biển, ao hồ; đến hóa chất, dung dịch. Do những công việc này chỉ mang tới cho họ nhiều thị phi, điều tiếng, việc làm thì trễ nải, chậm phát triển tiền bạc, thăng tiến khó khăn.

Bắt đầu tuổi trung niên, tài vận của họ mới nở rộ, cuộc sống những người này thường trải qua sự khổ cực, còn trẻ phải lao tâm khổ tứ trăm bề, trải qua nhiều thăng trầm. Nhưng nhờ sự vất vả, chịu đựng và cống hiến ấy, mà cuộc sống càng được hưởng phúc lộc càng về trung vận.

Người Sơn Hạ Hỏa cần tránh những căn bệnh màu mè, ưa hình thức, khoe mẽ mà cần chú trọng nội hàm, thực chất thì hơn. Họ thích cuộc sống gần gũi, tự nhiên, thích khung cảnh thiên nhiên nên có sức sáng tạo tuyệt vời. Người này sống khá thực tế, linh hoạt, cơ động, dề cao giá trị tiện ích, ngoài ra họ cũng rất giỏi, thông minh, thích nghiên cứu, tìm hiểu nên thường có thành tích và học vị cao.

Tình duyên

Những người thuộc bản mệnh Sơn Hạ Hỏa nhiệt thành trong tình yêu, vội vã tiến tới khi chưa tìm hiểu kỹ càng đối phương. Họ thường đam mê chìm đắm người mà họ yêu, sống cùng với cảm xúc thật và dễ ngộ nhận tình yêu ấy.

Tuy nhiên, họ có thể sớm nhận ra vấn đề, cho nên thường không có cuộc tình nào lâu bền. Do đó, họ thường phải đi kiếm tìm tình yêu đích thực của đời mình khi đã phải trải qua nhiều sự đổ vỡ.

Nạp âm Sơn Hạ Hỏa có tính dám yêu, nhưng không dám bày tỏ, có xu hướng tương tư sớm. Trừ trường hợp khi nào quá thích một người nào đó, họ mới dám lấy hết can đảm ra mà bày tỏ. Bản mệnh này không được thuận lợi lắm trong chuyện tình duyên. Nạp âm này muốn gia đạo hạnh phúc vững bền, thì nên kết hôn muộn.

Mệnh Sơn Hạ Hỏa hợp với màu gì?

Theo quy luật ngũ hành tương sinh, bản mệnh Sơn Hạ Hỏa phù hợp với màu tương sinh thuộc hành Mộc (vì Mộc sinh Hỏa) là: Xanh lục, xanh lá cây. Phù hợp với những màu tương hợp thuộc hành Hỏa là: Đỏ, hồng, tím, cam; Hoặc các màu sắc có thể chế ngự được Hỏa, thuộc hành Kim là: Trắng, xám, ghi.

Theo quy luật ngũ hành tương khắc, bản mệnh Sơn Hạ Hỏa kỵ các màu sắc thuộc hành Thủy (vì Thủy khắc Hỏa) là: Đen, xanh nước biển. Và không nên dùng những màu thuộc hành Thổ (vì Hỏa sinh Thổ) là: Vàng, nâu. Dùng các màu khắc với bản mệnh dễ bị sinh xuất, giảm năng lượng.

  • Mệnh Sơn Hạ Hỏa nghĩa là gì? Sinh năm bao nhiêu?
  • Mệnh Phúc Đăng Hỏa nghĩa là gì? Sinh năm bao nhiêu?
  • Mệnh Tích Lịch Hỏa nghĩa là gì? Sinh năm bao nhiêu?
  • Mệnh Sơn Đầu Hỏa nghĩa là gì? Sinh năm bao nhiêu?
  • Mệnh Thiên Thượng Hỏa là gì? Sinh năm bao nhiêu?

menh son ha hoa nghia la gi 1

Mệnh Sơn Hạ Hỏa nghĩa là gì?

Mệnh Sơn Hạ Hỏa hợp với mệnh nào, khắc mệnh nào?

+ Hải Trung Kim: Về nguyên lý ngũ hành, Hỏa khắc Kim. Nhưng trên thực tế, hai vật chất này ít có tương tác liên hệ. Mặc khác, tuổi mệnh hai nạp âm đều  hòa hợp về thiên can địa chi. Cho nên hai nạp âm này gặp gỡ sẽ mang lại hỷ sự, cát tường.

+ Lư Trung Hỏa: Lửa gặp lửa, hai nạp âm này mà gặp gỡ sẽ càng tăng cường hỏa khí, cùng hỗ trợ mạnh mẽ cho nhau. Cho nên, cuộc kết hợp này mang đến đại cát đại lợi, vinh quang cùng may mắn.

+ Đại Lâm Mộc: Theo ngũ hành, Mộc sinh Hỏa. Trong thực tế, cây rừng cũng có tính nhiệt cao, gặp lửa sẽ càng bùng cháy dữ dội. Cho nên, hai bản mệnh này kết hợp tương lai ắt sẽ vô cùng tươi sáng, thành công.

+ Lộ Bàng Thổ: Cuộc kết hợp này có thể mang đến may mắn nhỏ bé. Do chỉ có Lộ Bàng Thổ được lợi nhờ hỏa khí từ Sơn Hạ Hỏa. Lửa dưới núi giúp đất ven đường thêm vững chắc và kiên cố hơn.

+ Sơn Đầu Hỏa: Sự kết hợp của hai nạp âm này mang sức mạnh của ngọn lửa sẽ trở nên rực rỡ, huy hoàng hơn. Tương lai ắt sẽ vô cùng vinh quang, hiển hách, cuộc đời tràn ngập may mắn.

+ Thành Đầu Thổ: Theo thuyết ngũ hành thì Hỏa sinh Thổ. Trong thực tế, lửa sẽ giúp tường thành thêm sự vững chắc, kiên cố. Chính vì vậy, hai nạp âm này kết hợp sẽ tạo nên một nền tảng vững chắc, vạn sự vui vẻ, an lành.

+ Bạch Lạp Kim: Theo quy luật ngũ hành, Hỏa khắc Kim. Nhưng thực tế, quá trình luyện kim nóng chảy thì cần đến lửa. Mặc khác, địa chi từ các tuổi mệnh của hai nạp âm này có sự hòa hợp. Cho nên, cuộc gặp gỡ này đem lại phúc lớn, thúc đẩy thành công nhanh hơn.

+ Dương Liễu Mộc: Gỗ của cây dương liễu sẽ giúp ngọn lửa được duy trì, bùng cháy mạnh mẽ hơn. Cho nên, sự kết hợp này mở ra một tương lai xán lạn, cát thịnh.

+ Ốc Thượng Thổ: Nguồn nhiệt từ lửa dưới núi sẽ giúp ngói lợp mái nhà thêm cứng, rắn chắc hơn. Cho nên, hai nạp âm này kết hợp ắt mở ra tương lai dồi dào, phúc đức và phong thịnh.

+ Tùng Bách Mộc: Sự kết hợp này mang lại đắc lợi cho bản mệnh Sơn Hạ Hỏa. Bởi vì gỗ của cây tùng, cây bách chính là nguồn nguyên liệu dồi dào giúp lửa cháy rất tốt. Nhưng nó lại không mang về may mắn cho mệnh Tùng Bách Mộc.

+ Sơn Hạ Hỏa: Hai nạp âm này gặp nhau cùng mang bản chất và thuộc tính. Hỏa – Hỏa trùng phùng sẽ giúp nguồn năng lượng cường hóa mạnh mẽ và phát huy sức mạnh tối đa của bản thân. Cuộc gặp gỡ này mang lại may mắn và đắc lợi.

+ Bình Địa Mộc: Trong thực tế, hai nạp âm này ít tương tác, liên hệ với nhau. Nếu hội ngộ thì tương lai chỉ mang đến may mắn nhỏ bé, do thuộc tính ngũ hành Mộc thì sinh Hỏa.

+ Bích Thượng Thổ: Hai bản mệnh này vừa tương sinh trong quy luật ngũ hành, vừa có địa chi tam hợp. Nên hai mệnh này gặp gỡ sẽ tạo ra niềm vui, hạnh phúc tràn đầy 

+ Phúc Đăng Hỏa: Mặc dù thuộc bản chất hành Hỏa, nhưng xét thực tế, hai vật chất này ít có mối liên hệ với nhau. Nhưng bù lại, có các địa chi Thìn – Tỵ, Thân – Dậu hòa hợp. Vì thế, hai nạp âm này kết hợp vẫn mang lại may mắn nho nhỏ.

+ Đại Dịch Thổ: Theo quy luật ngũ hành, Hỏa – Thổ tương sinh. Nhờ có ngọn lửa mà đất sẽ được nhận thêm nguồn dinh dưỡng. Cho nên, hai nạp âm này kết hợp sẽ mang lại thành quả to lớn, lương lai xán lạn.

+ Sa Trung Thổ: Về nguyên lý ngũ hành, Hỏa tạo ra được Thổ. Đất pha cát mà gặp lửa chân núi thì nhận thêm dinh dưỡng phì nhiêu, màu mỡ hơn. Cho nên, cuộc gặp gỡ này dễ tạo nên tương lai thành công vẻ vang.

+ Thiên Thượng Hỏa: Thời tiết nắng nóng, hanh khô là điều kiện thuận lợi tạo cho ngọn lửa bùng phát dữ dội, mạnh mẽ hơn. Chính vì vậy, sự kết hợp giữa hai bản mệnh này có thể mang lại vận may lớn về tài sản.

+ Thạch Lựu Mộc: Theo thuyết ngũ hành, Mộc sinh Hỏa. Hai nạp âm này mà gặp nhau ắt mang lại những điều tốt đẹp, mọi điều như ý, vạn sự thành công.

+ Kiếm Phong Kim: Hai mệnh này thuộc hình khắc mạnh mẽ. Kim loại, dao kiếm gặp lửa sẽ bị nóng chảy, biến dạng. Nên hai nạp âm này kết hợp sẽ không cát lợi, chỉ mang lại tương lai đau buồn, sầu tủi.

+ Giản Hạ Thủy: Theo thuyết ngũ hành, Hỏa kỵ Thủy. Chính vì vậy, hai nạp âm này gặp nhau sẽ dẫn đến kết cục thất vọng, buồn bã, rối ren.

+ Tuyền Trung Thủy: Trong quy luật ngũ hành, Hỏa khắc Thủy. Lửa gặp nước ắt sẽ bị dập tắt nhanh chóng. Vì vậy, cuộc hội ngộ này chỉ đem đến những điều đau buồn, u sầu.

+ Tích Lịch Hỏa: Mặc dù thuộc cùng bản chất hành Hỏa, nhưng hai bản mệnh này kết hợp sẽ không hỗ trợ cho nhau. Ngược lại, điều này sẽ dẫn đến kết cục đau khổ, bi thương. Bởi vì sấm sét xuất hiện thường kéo theo mưa, sẽ khiến đám cháy dập tắt nhanh chóng.

+ Trường Lưu Thủy: Hai nạp âm này thuộc hình khắc mạnh mẽ, hội ngộ sớm muộn gì cũng dẫn đến tan rã. Bởi vì dòng nước lớn sẽ làm cuốn trôi vạn vật, trong đó đám cháy cũng bị lụi tắt.

+ Sa Trung Kim: Hai vật chất này thuộc tính không liên hệ. Nhưng nếu gặp gỡ vẫn tạo hình khắc nhẹ theo quy luật ngũ hành. Tương lai kết hợp sinh khắc khẩu.

+ Kim Bạch Kim: Hai nạp âm này có sự hình khắc về quy luật ngũ hành, cùng đó là địa chi Dần – Thân, Mão – Dậu xung khắc. Cho nên, nếu hai nạp âm này kết hợp sẽ đại hung, tương lai ắt hoang phế, tiêu điều.

+ Thiên Hà Thủy: Mưa lớn sẽ làm lửa bị dập tắt nhanh chóng. Do đó, hai bản mệnh này kết hợp sẽ muôn phần thiệt hại cho Sơn Hạ Hỏa.

+ Thoa Xuyến Kim: Đồ trang sức, vàng bạc khi gặp lửa sẽ bị biến dạng, hoen ố, mất đi giá trị. Thực chất, hai nạp âm này hình khắc mạnh mẽ. Nếu hội ngộ chỉ mang lại đau thương và bi ai.

+ Tang Đố Mộc: Hai bản mệnh này kết hợp vừa lợi vừa hại. Phần lợi cho Sơn Hạ Hỏa, vì lửa nhận được nguồn sinh sẽ càng cháy dữ dội. Phần thiệt hại muôn phần dành cho Tang Đố Mộc do bị lửa thiêu rụi thành tro bụi.

+ Đại Khê Thủy: Nước gặp lửa ắt tạo điều hung, lửa bị dập tắt. Hai nạp âm này không nên kết hợp. Cuộc hội ngộ này chỉ hại chứ không lợi.

Mạng Sơn Hạ Hỏa hợp với đá phong thủy nào?

Những vật phẩm có chứa nhiều năng lượng, mang lại may mắn, tài lộc và tốt cho sức khỏe, tránh được vận xui rất thích hợp với người mệnh Sơn Hạ Hỏa hoặc các mệnh Hỏa khác bao gồm các vòng đeo tay, mặt dây chuyền hoặc nhẫn thạch anh.

Vì Mộc sinh Hỏa nên bản mệnh hợp với thạch anh có màu của Mộc là màu xanh lá cây, xanh lục, tím xanh. Nếu dùng thạch anh có màu cùng hành Hỏa với các màu là màu đỏ, hồng, cam, tím thì người mệnh Hỏa sẽ tốt.

Vì Hỏa khắc Kim nên người mệnh Hỏa cũng có thể dùng các vòng đeo tay bằng thạch anh màu vàng hoặc trắng. Đặc biệt, những người mệnh hỏa sẽ gặp phải xui xẻo nếu đeo các màu đen, màu xám và xanh nước biển.

Các loại đá Thạch Anh màu xanh lá, tím, đỏ, hồng…sẽ là những loại màu mang lại vận khí cho đá Thạch Anh, người mệnh Hỏa sẽ có được nhiều may mắn, tài lộc dồi dào, công việc cũng trở nên thuận lợi, sức khỏe được nâng cao hơn.

Mạng Sơn Hạ Hỏa nên trồng cây phong thủy nào tốt?

Trong ngũ hành, Hỏa xếp thứ 4. Nhắc đến Hỏa người ta thường liên tưởng tới các tông màu nóng. Chính vì thế, những người thích hợp với tone màu nóng thường là những người mệnh Hỏa.

Và tông màu nóng đó thường là những màu đỏ, hồng và tím, nếu những người này chọn các màu vừa nêu cho vật phẩm trang trí trong nhà thì sẽ rất tốt. Một số cây dành cho người mệnh Hỏa thuộc những tông màu này đó là:

Cây Hồng Môn

Đặc điểm của cây Hồng Môn đó là có lá màu hồng thể hiện sự nhiệt thành, tấm lòng rộng lượng ấm áp và quyết đoán trong cuộc sống. Tài lộc và may mắn sẽ đến với gia chủ nếu trồng cây Hồng Môn.

Bên cạnh đó, người được người yêu tặng cho cây Hồng Môn cũng là những người hạnh phúc, tình cảm được tăng lên thêm một bậc, khiến cảm xúc thăng hoa.

Cây Trạng Nguyên

Cây Trạng Nguyên có hoa màu đỏ, màu của lửa nên rất phù hợp với người mệnh Hỏa. Trong phong thủy, cây hoa Trạng Nguyên mang ý nghĩa thành đạt, may mắn và thành công cho gia đình. Nhất là ý nghĩa về sự tốt lành trong thi cử học hành, tốt cho sự nghiệp của người mệnh Hỏa.

Cây Phú Quý

Một trong những loài cây cảnh dễ chăm sóc nhất, sống ở nơi ít ánh sáng và không gian hẹp không thể không kể đến cây Phú Quý. Đối với những người mệnh Hỏa thì cây Phú Quý là loại cây phong thủy thích hợp nhất.

Thân cây màu trắng hồng, lá cây xanh bóng, màu đỏ bao bọc xung quanh viền ngoài của lá. Đúng như cái tên Phú Quý, đây là loại cây mang lại tài vận, may mắn, phước lộc cho những ai sở hữu được.

Những người mệnh Hỏa thường dùng cây Vạn Lộc làm vật phong thủy. Thanh lọc và điều khí là những gì mà cây Vạn Lộc có được. Tinh thần mỗi người có thể sảng khoái, thanh tịnh hơn nếu như sở hữu loại cây này.

Điều đặt biệt là ý nghĩa của cây Vạn Lộc đại diện cho lời chúc phát tài phát lộc, công danh toàn vẹn, nó thường dùng để làm quà tặng nhà mới, dành cho dịp lễ tết hoặc những người được thăng chức. Con đường sự nghiệp của bạn có dấu hiệu khởi sắc nếu như Vạn Lộc đơm hoa, điều này là một sự may mắn hiếm có.

Người mệnh Sơn Hạ Hỏa nên xăm hình gì?

Những người mệnh Hỏa nên xăm các hình có chủ đề liên quan đến Mộc như cây cố, hoa lá… Ngoài ra cũng có thể xăm những hình liên quan đến mệnh Hỏa như các hình như rồng, ngựa, mặt trời, hoa hướng dương… Đây là những hình xăm sẽ mang lại may mắn, bình an, giúp bạn làm ăn phát đạt.

Hi vọng bài viết trên đây có thể trình bày giải đáp được những thắc mắc của bạn về mệnh Sơn Hạ Hỏa. Tìm hiểu thêm về quy luật ngũ hành, giúp việc chọn vợ chọn chồng, chọn đối tác làm ăn thêm phần thuận lợi, may mắn.

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tử vi – Phong thủy

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button