Tổng hợp

LDAC là gì? Ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng truyền phát âm thanh không dây?

Bên cạnh tính tiện lợi không phải bàn cãi, sự phổ biến của các thiết bị truyền phát âm thanh qua công nghệ không dây Bluetooth còn nằm ở việc chất lượng kết nối ngày càng được cải thiện. Điều này có được nhờ sự xuất hiện của các codec Bluetooth thế hệ mới tiên tiên, LDAC là một trong số đó. Vậy LDAC là gì và nó ảnh hưởng như thế nào đến trải nghiệm nghe nhạc của bạn? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

LDAC là gì

Nếu sở hữu các sản phẩm tai nghe Bluetooth, máy nghe nhạc hay smartphone thế hệ mới của Sony, bạn chắc hẳn đã từng nhìn thấy những thông tin liên quan đến LDAC. LDAC về cơ bản là một bộ giải mã âm thanh không dây (Wireless Audio Codec) được Sony độc quyền nghiên cứu, phát triển, và giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2015. Sony chưa bao giờ công bố LDAC viết tắt của cụm từ gì, nên có thể hiểu đây là tên riêng của công nghệ này.

Bạn đang xem bài: LDAC là gì? Ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng truyền phát âm thanh không dây?

Codec LDAC khác với các công nghệ phát trực tuyến Bluetooth thông thường ở chỗ nó sử dụng kết hợp các giải pháp nén không mất dữ liệu lossless và nén mất dữ liệu lossy trong từng tình huống sử dụng nhất định, để cung cấp âm thanh có độ phân giải cao (high-resolution audio) đến tai người nghe.

Codec này cung cấp tốc độ bit 330/660/990kbps ở tốc độ mẫu 96 và 48kHz hoặc 303/606/909kbps đối với tốc độ lấy mẫu 88,2 và 44,1kHz. Tất cả đều vượt trội so với tốc độ bit thường thấy trên các công nghệ cũ hơn như Bluetooth Special Interest Group SBC (345kbps ở 48kHz) hoặc aptX của Qualcomm (384kbps ở 48kHz), do đó sẽ mang lại chất lượng âm thanh tốt hơn.

Theo công bố của Sony, LDAC mang đến mã hóa hiệu quả và “tốc độ tối ưu hóa”, cho phép bạn truyền dữ liệu nhiều hơn 3 lần so với các codec âm thanh hiện có.

Tất nhiên LDAC không phải là nỗ lực duy nhất trong việc mang âm thanh độ phân giải cao đến thế giới tai nghe không dây. Qualcomm đã giới thiệu aptX HD (còn được gọi là aptX Lossless) vào năm 2016 để cho phép truyền trực tuyến tốc độ bit cao hơn 576kbps trên tai nghe Bluetooth tương thích. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn so với LDAC.

ldac la gi1

LDAC có ở đâu?

Mặc dù Sony là đơn vị độc quyền nghiên cứu và phát triển LDAC, nhưng Codec này về cơ bản vẫn là mã nguồn mở. Điều này đã dẫn đến việc LDAC có thể được đưa vào nhiều sản phẩm khác không phải của Sony, bao gồm cả Android 8.0 “Oreo” được phát hành vào năm 2017. Nếu bạn có thiết bị Android chạy Oreo, bạn có thể sử dụng LDAC với các sản phẩm không dây tương thích.

Vì LDAC do Sony phát triển, nên bạn sẽ thấy khả năng hỗ trợ LDAC trong hầu hết các sản phẩm tai nghe Bluetooth của Sony. Có thể kẻ đến như các mẫu tai nghe không dây WF-1000XM4 và WH-1000XM4 mới ra mắt. Ngoài ra, một số nhà sản xuất khác cũng đã tích hợp LDAC trên các sản phẩm tai nghe của mình nhằm cung cấp chất lượng âm thanh tốt hơn.

Bạn cũng có thể sử dụng LDAC với một số mẫu loa không dây chủ động, thiết lập rạp hát tại nhà và soundbar, máy nghe nhạc di động chuyên dụng, bộ khuếch đại Bluetooth (như FiiO BTR3) và thậm chí cả bộ thu trên ô tô như Kenwood KKX9020DABS.

ldac la gi1 2

Hiện tại, không có hỗ trợ LDAC trong bất kỳ sản phẩm nào của Apple, vì vậy bạn sẽ không thể tận dụng LDAC trên các mẫu tai nghe, loa có hỗ trợ Codec này khi kết nối chúng với iPhone, iPad và ngược lại. Ngoài ra, nhiều tai nghe nhét tai không dây phổ biến khác (như Jabra Elite 75t) cũng không hỗ trợ LDAC, mà sử dụng các chuẩn Codec khác. Do đó, nếu thích và muốn dùng LDAC, bạn nên tìm hiểu kỹ sản phẩm trước khi mua, xem nó có được hỗ trợ hay không.

Bật LDAC trên Android

Hiện tại, có rất nhiều thiết bị Android hỗ trợ LDAC, nhưng tính năng này cần được bật thủ công chứ ít khi kích hoạt sẵn theo mặc định. Để thực hiện việc này, trước tiên, hãy bật tùy chọn nhà phát triển trên điện thoại Android của bạn. Sau đó, đi tới Settings (Cài đặt) > Developer options (Tùy chọn nhà phát triển) > Bluetooth Audio Codec (Bộ giải mã âm thanh Bluetooth). Tại đây, bạn có thể chọn LDAC từ danh sách có sẵn.

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button