Bản đồ Nam Bộ hay bản đồ các tỉnh ở Miền Nam Việt Nam, giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình thuộc khu vực miền Nam nước ta.
Chúng tôi Cmm.edu.vn tổng hợp thông tin Bản đồ quy hoạch miền Nam Việt Nam từ nguồn Internet uy tín, được cập nhật mới năm 2022.
Bạn đang xem bài: Bản đồ miền Nam (Nam Bộ) Việt Nam khổ lớn mới nhất
Sơ lược về Miền Nam Việt Nam
Miền Nam Việt Nam là một khái niệm để chỉ vùng địa lý ở phía Nam của nước ta, với tổng diện tích đất tự nhiên 77.700 km² và được thành lập 14 tháng 6 năm 1949.
Đất nước ta được chia thành 3 miền: Bắc (Bắc Bộ), Trung (Trung Bộ) và Nam (Nam Bộ). Trong đó, Nam (Nam Bộ) là Miền Nam Việt Nam.
Hiện nay, Miền Nam hay còn gọi là Nam Bộ được chia làm 2 vùng chính (Vùng Đông Nam Bộ, Vùng Đồng bằng sông Cửu Long hay là Miền Tây) gồm 17 tỉnh. Bắt đầu từ tỉnh Bình Phước kéo xuống phía Nam và hai thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) và TP Cần Thơ. Cụ thể:
+ Vùng Đông Nam Bộ có 1 TPHCM và 5 tỉnh gồm Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu
+ Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Hay còn gọi là Tây Nam Bộ hay miền Tây): 1 thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
Lưu ý: Riêng tài liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam lại xếp 2 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận vào miền Đông Nam Bộ.
Bản đồ miền các tỉnh Nam Việt Nam khổ lớn
PHÓNG TO
Bản đồ Đông Nam Bộ
Đông Nam Bộ là một trong hai phần của Nam Bộ Việt Nam, có tên gọi khác của người dân thường gọi là Miền Đông. Vùng Đông Nam Bộ có 1 thành phố trực thuộc trung ương là TPHCM và 5 tỉnh: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Tây Ninh.
Về diện tích và dân số: Tổng diện tích đất của Vủng Đông Nam Bộ trên một diện tích là 23.564,4 km² gồm 17.828.907 người (không kể số người tạm trú lâu dài), mật độ dân số bình quân 706 người/km², chiếm 18.5% dân số cả nước.
Về kinh tế: Đông Nam Bộ nằm trong khu vực kinh tế phát triển nhất ở nước ta, đã đóng góp hơn 2/3 thu ngân sách hằng năm, có tỉ lệ đô thị hóa 62.8%.
Tiếp giáp địa lý:
- Phía Tây và phía Bắc giáp với Campuchia.
- Phía Nam – Tây Nam giáp với Đồng bằng sông Cửu Long.
- Phía Đông – Đông Nam giáp với biển Đông
- Phía Bắc và Đông Bắc giáp Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ
Tính đến ngày 1/1/2022, vùng Đông Nam Bộ có:
- 1 đô thị loại đặc biệt: Thành phố Hồ Chí Minh
- 1 thành phố trực thuộc thành phố trực thuộc trung ương là đô thị loại I: Thủ Đức.
- 3 thành phố trực thuộc tỉnh là đô thị loại I: Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Vũng Tàu.
- 1 thành phố trực thuộc tỉnh là đô thị loại II: Bà Rịa.
- 8 đô thị loại III gồm 5 thành phố trực thuộc tỉnh: Tây Ninh, Đồng Xoài, Long Khánh, Dĩ An, Thuận An và 3 thị xã: Bến Cát, Tân Uyên, Phú Mỹ
- 7 đô thị loại IV gồm 4 thị xã: Bình Long, Phước Long, Hòa Thành, Trảng Bàng, 1 huyện Chơn Thành và 2 thị trấn: Long Thành, Trảng Bom.
Bản đồ đồng bằng sông Cửu Long
Vùng đồng bằng sông Cửu Long (hay là Vùng đồng bằng sông Mê Kông, Vùng đồng bằng Nam Bộ, Vùng Tây Nam Bộ, Cửu Long hoặc Miền Tây) là vùng nằm ở cực nam của nước ta.
Miền Tây là vùng Đồng Bằng có tổng diện tích các tỉnh, thành phố lớn nhất Việt Nam khoảng 40.547,2 km² (dân số toàn vùng năm 2022 là 18 triệu người) gồm 1 thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.
Tiếp giáp địa lý: Vùng đồng bằng sông Cửu Long nằm liền kề vùng Đông Nam Bộ
- Phía Bắc giáp Campuchia
- Phía Tây Nam là vịnh Thái Lan
- Phía Đông Nam là Biển Đông.
Hiện nay, hầu hết các đô thị của một tỉnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đều đã trở thành các thành phố trực thuộc tỉnh (ngoại trừ thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương từ đầu năm 2004). Trong đó, tỉnh Đồng Tháp có ba thành phố là Cao Lãnh, Hồng Ngự và Sa Đéc, tỉnh Kiên Giang có ba thành phố là Rạch Giá, Hà Tiên và Phú Quốc, tỉnh An Giang có hai thành phố là Long Xuyên và Châu Đốc, tỉnh Hậu Giang có hai thành phố là Vị Thanh và Ngã Bảy. Các tỉnh còn lại đều có một thành phố trực thuộc tỉnh.
Tính đến ngày 23/12/2020, vùng Đồng bằng sông Cửu Long có:
- 1 thành phố đô thị loại I trực thuộc trung ương: Cần Thơ.
- 2 thành phố đô thị loại I trực thuộc tỉnh: Mỹ Tho, Long Xuyên.
- 12 đô thị loại II, gồm 12 thành phố trực thuộc tỉnh: Cà Mau, Rạch Giá, Phú Quốc, Bạc Liêu, Châu Đốc, Trà Vinh, Sa Đéc, Bến Tre, Tân An, Vị Thanh, Cao Lãnh, Vĩnh Long.
- 9 đô thị loại III, gồm 4 thành phố trực thuộc tỉnh: Sóc Trăng, Hà Tiên, Ngã Bảy, Hồng Ngự và 5 thị xã: Gò Công, Long Mỹ, Tân Châu, Cai Lậy, Bình Minh.
- 24 đô thị loại IV, gồm 5 thị xã: Vĩnh Châu, Kiến Tường, Ngã Năm, Giá Rai, Duyên Hải; 1 huyện: Tịnh Biên và 18 thị trấn: Mỹ An, Lấp Vò, Mỹ Thọ, Núi Sập, Phú Mỹ, Chợ Mới, Ba Tri, Bình Đại, Năm Căn, Sông Đốc, Kiên Lương, Bến Lức, Hậu Nghĩa, Đức Hòa, Cần Đước, Cần Giuộc, Tiểu Cần, Mỏ Cày.
Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp