Cùng Cmm.edu.vn tìm hiểu các vấn đề liên quan đến giới hạn sinh thái bao gồm: Định nghĩa giới hạn sinh thái là gì, Ý nghĩa của giới hạn sinh thái, Các thành phần của giới hạn sinh thái,…
Giới hạn sinh thái là gì?
Giới hạn sinh thái là giới hạn khả năng chịu đựng của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định trong môi trường. Qua đó sinh vật có thể tồn tại, phát triển một cách ổn định theo thời gian. Mỗi loài sinh vật đều có giới hạn sinh thái khác nhau.
Bạn đang xem bài: Giới hạn sinh thái là gì? Ý nghĩa của giới hạn sinh thái
– Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị của một nhân tố sinh thái mà sinh vật ở trong khoảng giá trị đó thì mới có thể tồn tại và phát triển. Qua đó sinh vật có thể tồn tại, phát triển một cách ổn định theo thời gian. Mỗi loài sinh vật đều có giới hạn sinh thái khác nhau.
– Trong giới hạn sinh thái có điểm giới hạn trên (max), điểm giới hạn dưới (min), khoảng cực thuận (khoảng thuận lợi) và các khoảng chống chịu. Vượt ra ngoài các điểm giới hạn, sinh vật sẽ chết.
+ Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho loài sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
+ Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật.
– Giới hạn sinh thái của mỗi loài là khác nhau.
– Những loài có giới hạn sinh thái rộng với nhiều nhân tố thì có vùng phân bố rộng, những loài có giới hạn sinh thái hẹp đối với nhiều nhân tố thì có vùng phân bố hẹp. Ở cơ thể còn non hoặc cơ thể trưởng thành nhưng trạng thái sinh lí thay đổi, giới hạn sinh thái đối với nhiều nhân tố bị thu hẹp.
Ví dụ về giới hạn sinh thái:
- Cá rô phi nuôi ở nước ta có giới hạn sinh thái từ 5,6°C đến 42 °C. Nhiệt độ 5,6°C gọi là giới hạn dưới, 42°C gọi là giới hạn trên. Nhiệt độ thuận lợi để cho các chức năng sống của cá rô phi có giá trị từ 20°C đến 35°C
- Hầu hết cây trồng nhiệt đới quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ từ 20°C đến 30°C. Khi nhiệt độ xuống mức âm dưới 0°C và cao hơn 40°C thì cây sẽ ngừng quang hợp và chết.
Ổ sinh thái là gì?
a. Khái niệm ổ sinh thái
- Giới hạn sinh thái của một nhân tố sinh thái được gọi là ổ sinh thái của loài về nhân tố sinh thái đó.
- Tuy nhiên, trong tự nhiên sinh vật chịu tác động tổng hợp của nhiều nhân tố sinh thái và tổ hợp các giới hạn sinh thái của các nhân tố sinh thái làm thành một ổ sinh thái chung của loài.
- Ổ sinh thái của một loài khác với nơi ở của chúng. Nơi ở chỉ là nơi cư trú còn ổ sinh thái biểu hiện cách sinh sống của loài đó.
b. Ví dụ ổ sinh thái
- Trên một cây to, có nhiều loài chim sinh sống, có loài sống trên cao, loài dưới thấp hình thành các ổ sinh thái khác nhau.
- Giới hạn sinh thái ánh sáng của mỗi loài cây là khác nhau. Một số loài cây có tán lá vươn lên cao thu nhận nhiều ánh sáng mặt trời, một số loài lại ưa sống dưới tán của loài cây khác, hình thành nên các ổ sinh thái về tầng cây trong rừng.
- Kích thước, thức ăn, loại thức ăn, hình thức bắt mồi… của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng.
Có mấy nhóm nhân tố sinh thái?
Có hai nhóm nhân tố sinh thái chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sống & phát triển các loài sinh vật gồm:
– Nhóm nhân tố vô sinh: Bao gồm các điều kiện sống như ánh sáng, nhiệt độ không khí, độ ẩm….
– Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh: là thế giới hữu cơ của môi trường và là những mối quan hệ giữa một sinh vật ( hoặc một nhóm sinh vật ) này với một sinh vật ( hoặc một nhóm sinh vật) khác sống xung quanh. Trong đó con người được nhấn mạnh là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến đời sống nhiều sinh vật.
Các thành phần của giới hạn sinh thái
Quy luật giới hạn sinh thái: Mỗi loài có một giới hạn chịu đựng đối với một nhân tố sinh thái nhất định. Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.
Trong giới hạn sinh thái có:
– Giới hạn dưới: dưới điểm đó, sinh vật sẽ chết.
– Giới hạn trên: trên điểm đó, sinh vật sẽ chết.
– Khoảng thuận lợi: là khoảng của nhân tố sinh thái ở mức phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất hay là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà sinh vật phát triển thuận lợi nhất.
– Khoảng chống chịu: là khoảng của nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lý của sinh vật hay là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà sức sống của sinh vật giảm dần đến giới hạn. Vượt qua điểm giới hạn, sinh vật sẽ chết.
Ý nghĩa của giới hạn sinh thái
Giới hạn sinh thái là giới hạn về khả năng chịu đựng của sinh vật đối với một yếu tố sinh thái nhất định trong môi trường. Qua đó mà sinh vật có thể tồn tại cũng như phát triển một cách ổn định theo thời gian. Mỗi loài sinh vật trên trái đất đều có 1 giới hạn sinh thái khác nhau.
Những điều kiện tác động đến giới hạn sinh thái
Có hai yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giới hạn sinh thái là nhiệt độ và ánh sáng, cụ thể là:
a. Yếu tố nhiệt độ
Thực vật thích nghi khác nhau với điều kiện chiếu sáng của môi trường, thể hiện qua các đặc điểm về hình thái, cấu tạo, giải phẫu và hoạt động sinh lí của chúng. Người ta chia thực vật thành hai nhóm cây là nhóm cây ưa sáng và nhóm cây ưa bóng.
Loại nhóm cây ưa ánh sáng mặt trời mọc nơi quang đãng hoặc ở tầng trên của tán rừng, có những đặc điểm chịu được ánh sáng mạnh như lá cây có phiến dày, mô giậu phát triển, lá xếp nghiêng so với mặt đất, nhờ đó mà tránh được những tia nắng chiếu thẳng vào bề mặt lá.
Loại cây ưa bóng râm thường mọc dưới bóng của các cây khác, có phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu, lá nằm ngang, nhờ đó thu nhận được nhiều tia nắng tán xạ.
Các loài động vật có cơ quan chuyển hóa tiếp nhận ánh sáng. Nhờ đó, chúng thích ứng tốt hơn với điều kiện chiếu sáng luôn thay đổi của môi trường. Ánh sáng giúp cho động vật có khả năng định hướng trong không gian và nhận biết các vật xung quan.
nhiều loài động vật, đặc biệt là các loài chim có thể định hướng đường bay dựa theo ánh sáng mặt trời và các vì sao khi chúng di cư từ miền bắc bán cầu về miền nam bán cầu.
Các loài động vật được chia thành hai loại là nhóm động vật ưa hoạt động ban ngày và nhóm động vật ưa hoạt động trong bóng tối.
b. Yếu tố nhiệt độ
Động vật hằng nhiệt ổn định nhiệt độ cơ thể chủ yếu qua sự thích nghi về hình thái, cấu tạo giải phẫu, hoạt động sinh lí của cơ thể và tập tính lẩn tránh nơi có nhiệt độ không phù hợp. Yếu tố nhiệt độ có hai quy tắc gồm:
Quy tắc về kích thước cơ thể
Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới thì kích thước cơ thể lớn hơn so với động vật cùng loài sống ở vùng nhiệt đới ấm áp. Và chúng thường có lớp mỡ dày nên khả năng chịu lạnh tốt.
Quy tắc về kích thước các bộ phận như tai, đuôi, chi…
Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi, chi thường bé hơn tai, đuôi, chi của loài động vật sống ở vùng nhiệt đới.
Một số câu hỏi về giới hạn sinh thái
Giới hạn sinh thái của cá rô phi
- Xét ở góc độ giới hạn sinh thái về nhiệt độ thì : giới hạn chịu đựng của cá chép là 2°C đến 44°C, còn của cá rô phi từ 5°C đến 42°C.
Giới hạn sinh thái của con người
- Theo tính toán của các nhà khoa học, chúng ta sẽ không thể thở mà không có bình dưỡng khí trên độ cao khoảng 7,900m. Trong khi đó, nếu lặn xuống dưới đáy biển mà không có những thiết bị đặc biệt, chúng ta sẽ bị thiếu oxy và chịu áp lực rất lớn của nước. Thông thường một người có thể lặn sâu xuống khoảng 18m
Giới hạn sinh thái của vi khuẩn suối nước nóng
- Loài vi khuẩn suối nước nóng có giới hạn nhiệt độ từ 00C đến 90°C, trong đó điểm cực thuận là 55°C
Nghiên cứu giới hạn sinh thái có ý nghĩa gì?
- Tạo điều kiện tối ưu cho vật nuôi và cây trồng bằng các yếu tố sinh thái. 2. Mỗi loài có giới hạn sinh thái cụ thể đối với từng nhân tố sinh thái. Vì vậy, không cần lo lắng về vùng phân bố trong nông nghiệp.
Định luật giới hạn sinh thái được phát biểu
- Một số yếu tố sinh thái cần phải có mặt với một giới hạn nhất định để sinh vật tồn tại và phát triển.
Qua bài viết ở trên, Cmm.edu.vn đã giúp các em học sinh giải đáp thắc mắc: Giới hạn sinh thái là gì, các nhân tố của giới hạn sinh thái, điều kiện tác động lên nhân tố sinh thái, ý nghĩa của giới hạn sinh thái,… Các em học sinh có thể tìm hiểu các bài viết khác tại Cmm.edu.vn để phục vụ quá trình học tập của mình. Chúc các em học tập và thi cử thật tốt.
Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp