Tổng hợp

Bản đồ Hành chính Tỉnh Yên Bái Năm 2022

Bản đồ Yên Bái hay bản đồ hành chính các huyện, xã, Thành phố tại tỉnh Yên Bái, giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình của tỉnh Yên Bái. 

Chúng tôi Cmm.edu.vn tổng hợp thông tin Bản đồ quy hoạch Yên Bái từ nguồn Internet uy tín, được cập nhật mới năm 2022.

Bạn đang xem bài: Bản đồ Hành chính Tỉnh Yên Bái Năm 2022

01115008 ban do tinh yen bai bandovietnam
Thông tin sơ lược về tỉnh Yên Bái

Vị trí địa lý và đơn vị hành chính tỉnh Yên Bái

Yên Bái là một tỉnh miền núi, nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, có 30 dân tộc anh em cùng chung sống và có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Là “cửa ngõ phên dậu” vùng Tây Bắc, nơi giao thoa của hai khu vực Đông Bắc – Tây Bắc, của những nền văn hoá đa sắc tộc, hình thành nên nền văn minh sông Hồng rực rỡ. Thiên phú và sự sáng tạo trong lao động của cộng đồng các dân tộc Yên Bái đã tạo nên một vùng đất nhiều tiềm năng. Cùng dòng chảy của lịch sử dân tộc Việt Nam, nhân dân các dân tộc Yên Bái đã hun đúc nên truyền thống yêu nước, đoàn kết, anh dũng, kiên cường trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, trong các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

01115046 ban do ve tinh yen bai
Bản đồ địa hình tỉnh Yên Bái ở vệ tinh

+ Vị trí: Tỉnh Yên Bái nằm vùng Tây Bắc tiếp giáp với Đông Bắc thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc, Việt Nam. Bao quanh tỉnh Yên Bái là Phía đông bắc giáp hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, phía đông nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía tây nam giáp tỉnh Sơn La, phía tây bắc giáp hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai.

+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất là 6.887,7 km², dân số khoảng 821.030 người (Năm 2020. Trong đó, ở Thành thị có 165.774 người (20,2%); ở Nông thôn có 655.256 người (79,8%). Như vậy mật độ dân số của tỉnh là 117 người/km².

+ Đơn vị hành chính: Tính đến thời điểm năm 2022, Yên Bái là tỉnh có 9 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố Yên Bái, 1 thị xã Nghĩa Lộ và 7 huyện: Lục Yên, Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Trấn Yên, Văn Chấn, Văn Yên, Yên Bình.

01115057 bandoyenbai
Bản đồ tỉnh Yên Bái rên nền tảng Open Street Map

Bản đồ hành chính tỉnh Yên Bái khổ lớn

07153044 2 ban do yen bai
Bản đồ địa giới hành chính tỉnh Yên Bái
07153105 1 ban do yen bai
Bản đồ hành chính tỉnh Yên Bái năm 2022

PHÓNG TO 1 PHÓNG TO 2 PHÓNG TO 3

07153129 3 ban do yen bai
Bản đồ giao thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Bản đồ Thành phố Yên Bái 

Thành phố Yên Bái có 15 đơn vị hành chính, gồm 9 phường: Đồng Tâm, Hồng Hà, Hợp Minh, Minh Tân, Nam Cường, Nguyễn Phúc, Nguyễn Thái Học, Yên Ninh, Yên Thịnh và 6 xã: Âu Lâu, Giới Phiên, Minh Bảo, Tân Thịnh, Tuy Lộc, Văn Phú.

Bản đồ huyện Nghĩa Lộ

Thị xã Nghĩa Lộ có 14 đơn vị hành chính, gồm 4 phường: Cầu Thia, Pú Trạng, Tân An, Trung Tâm và 10 xã: Hạnh Sơn, Nghĩa An, Nghĩa Lộ, Nghĩa Lợi, Nghĩa Phúc, Phúc Sơn, Phù Nham, Sơn A, Thanh Lương, Thạch Lương.

Bản đồ huyện Lục Yên

Huyện Lục Yên có 24 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Yên Thế và 23 xã: An Lạc, An Phú, Động Quan, Khai Trung, Khánh Hòa, Khánh Thiện, Lâm Thượng, Liễu Đô, Mai Sơn, Minh Chuẩn, Mường Lai, Minh Tiến, Phan Thanh, Phúc Lợi, Tân Lập, Tân Lĩnh, Tân Phượng, Tô Mậu, Trúc Lâu, Trung Tâm, Vĩnh Lạc, Minh Xuân, Yên Thắng.

01120237 3 ban do huyen luc yen yen bai
Bản đồ hành chính các xã tại huyện Lục Yên

Bản đồ huyện Mù Cang Chải

Huyện Mù Cang Chải có 14 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Mù Cang Chải và 13 xã: Cao Phạ, Chế Cu Nha, Chế Tạo, Dế Xu Phình, Hồ Bốn, Khao Mang, Kim Nọi, La Pán Tẩn, Lao Chải, Mồ Dề, Nậm Có, Nậm Khắt, Púng Luông.

01120300 4 ban do huyen cu mang chai yen bai
Bản đồ hành chính các xã tại huyện Mù Cang Chải

Bản đồ huyện Trạm Tấu    

Huyện Trạm Tấu có 12 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Trạm Tấu và 11 xã: Bản Công, Bản Mù, Hát Lừu, Làng Nhì, Pá Hu, Pá Lau, Phình Hồ, Tà Si Láng, Trạm Tấu, Túc Đán, Xà Hồ.

01120324 5 ban do huyen tram tau yen bai
Bản đồ hành chính các xã tại huyện Trạm Tấu  

Bản đồ huyện Trấn Yên    

Huyện Trấn Yên có 21 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Cổ Phúc và 20 xã: Báo Đáp, Bảo Hưng, Cường Thịnh, Đào Thịnh, Hòa Cuông, Hồng Ca, Hưng Khánh, Hưng Thịnh, Kiên Thành, Lương Thịnh, Minh Quán, Minh Quân, Nga Quán, Quy Mông, Tân Đồng, Vân Hội, Việt Cường, Việt Hồng, Việt Thành, Y Can.

01120351 6 ban do huyen tran yen yen bai
Bản đồ hành chính các xã tại huyện Trấn Yên  

Bản đồ huyện Văn Chấn    

Huyện Văn Chấn có 24 đơn vị hành chính, gồm 3 thị trấn: Sơn Thịnh (huyện lỵ), Nông trường Liên Sơn, Nông trường Trần Phú và 21 xã: An Lương, Bình Thuận, Cát Thịnh, Chấn Thịnh, Đại Lịch, Đồng Khê, Gia Hội, Minh An, Nậm Búng, Nậm Lành, Nậm Mười, Nghĩa Sơn, Nghĩa Tâm, Sơn Lương, Sùng Đô, Suối Bu, Suối Giàng, Suối Quyền, Tân Thịnh, Thượng Bằng La, Tú Lệ.

01120422 7 ban do huyen van chan yen bai
Bản đồ hành chính các xã tại huyện Văn Chấn  

Bản đồ huyện Văn Yên    

Huyện Văn Yên có 25 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Mậu A và 24 xã: An Bình, An Thịnh, Châu Quế Hạ, Châu Quế Thượng, Đại Phác, Đại Sơn, Đông An, Đông Cuông, Lâm Giang, Lang Thíp, Mậu Đông, Mỏ Vàng, Nà Hẩu, Ngòi A, Phong Dụ Hạ, Phong Dụ Thượng, Quang Minh, Tân Hợp, Viễn Sơn, Xuân Ái, Xuân Tầm, Yên Hợp, Yên Phú, Yên Thái.

01120442 8 ban do huyen van yen yen bai
Bản đồ hành chính các xã tại huyện Văn Yên  

Bản đồ huyện Yên Bình

Huyện Yên Bình có 24 đơn vị hành chính, gồm 2 thị trấn: Yên Bình (huyện lỵ), Thác Bà và 22 xã: Bạch Hà, Bảo Ái, Cảm Ân, Cảm Nhân, Đại Đồng, Đại Minh, Hán Đà, Mông Sơn, Mỹ Gia, Ngọc Chấn, Phú Thịnh, Phúc An, Phúc Ninh, Tân Hương, Tân Nguyên, Thịnh Hưng, Vĩnh Kiên, Vũ Linh, Xuân Lai, Xuân Long, Yên Bình, Yên Thành

01120504 9 ban do huyen yen binh yen bai
Bản đồ hành chính các xã tại huyện Yên Bình

Những lợi thế kinh tế của tỉnh Yên Bái

Yên Bái có lợi thế để phát triển ngành nông – lâm sản gắn với vùng nguyên liệu: trồng rừng và chế biến giấy, bột giấy, ván nhân tạo; trồng và chế biến quế, chè, cà phê; trồng và chế biến sắn, hoa quả; nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. Với nguồn khoáng sản phong phú, tỉnh có điều kiện thuận lợi trong việc khai thác và chế biến khoáng sản như: đá quý, cao lanh, fenspat, bột cácbonnát canxi, sắt…và sản xuất vật liệu xây dựng: xi măng, gạch, sứ kỹ thuật, sứ dân dụng, đá xẻ ốp lát, đá mỹ thuật và các loại vật liệu xây dựng khác.

Yên Bái không chỉ nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc Việt Nam, trên trục hành lang kinh tế trọng điểm Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, Yên Bái còn là địa phương giữ vị trí trung tâm kết nối giao thông của các tỉnh miền núi phía Bắc. Yên Bái có khí hậu nhiệt đới ôn hòa; tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng; môi trường sinh thái trong lành, cảnh quan thiên nhiên trùng điệp, sơn thủy hữu tình. Bên cạnh đó, Yên Bái còn có nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao; con người Yên Bái cần cù, chịu khó và mến khách. Đặc biệt, tỉnh Yên Bái có nhiều nét văn hóa riêng đậm đà bản sắc dân tộc…đã tạo nên hình ảnh một Yên Bái giàu tiềm năng, thế mạnh, miền đất mới hứa hẹn nhiều cơ hội cho các hoạt động đầu tư phát triển.

Tuyến đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng, đã tạo điều kiện cho Yên Bái rút ngắn khoảng cách tới các vùng kinh tế trọng điểm như Thủ đô Hà Nội xuống còn dưới 120 km; cửa khẩu Lào Cai xuống còn dưới 130 km; cảng Hải Phòng xuống còn dưới 190 km, đồng thời giúp cho việc giao lưu hàng hóa từ Yên Bái đến các vùng kinh tế phụ cận như Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Sơn Tây, Hòa Bình… trở nên thuận tiện. Những yếu tố trên đã tạo điều kiện cho Yên Bái mở rộng quan hệ hợp tác, giao lưu phát triển kinh tế với các tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế.

Với vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, chính sách thu hút đầu tư cởi mở, hấp dẫn…, là điều kiện quan trọng để Yên Bái chào đón các nhà đầu tư đến với Yên Bái để cùng hợp tác và cùng phát triển.

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button