Tổng hợp

Bản đồ Hành chính tỉnh Vĩnh Phúc mới nhất

Bản đồ Vĩnh Phúc hay bản đồ hành chính các huyện, xã, Thành phố tại tỉnh Vĩnh Phúc, giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình của tỉnh Vĩnh Phúc. 

Chúng tôi Cmm.edu.vn tổng hợp thông tin Bản đồ quy hoạch Vĩnh Phúc từ nguồn Internet uy tín, được cập nhật mới năm 2022.

Bạn đang xem bài: Bản đồ Hành chính tỉnh Vĩnh Phúc mới nhất

30202045 ban do tinh vinh phuc bandovietnam
Thông tin cơ bản về tỉnh Vĩnh Phúc 

Vị trí địa lý và đơn vị hành chính tỉnh Vĩnh Phúc

+ Vị trí: Tọa độ của tỉnh Vĩnh Phức từ 21°35’15″B (trên dãy núi Tam Đảo, thuộc xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo) đến 21°08’55″B (trên sông Hồng thuộc xã Đại Tự, huyện Yên Lạc); từ 105°20’25″Đ (trên sông Lô thuộc xã Bạch Lưu, huyện Sông Lô) đến 105°47’15″Đ (tại điểm cao 238,65 mét thuộc xã Ngọc Thanh, thành phố Phúc Yên).

Tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng thuộc trung du và miền núi phía bắc, thuộc trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội, gần sân bay Quốc tế Nội Bài. Bao quanh Vĩnh Phúc là Phía bắc giáp tỉnh Thái Nguyên (với ranh giới là dãy núi Tam Đảo) và tỉnh Tuyên Quang; Phía tây giáp tỉnh Phú Thọ với ranh giới tự nhiên là sông Lô; Phía nam và phía đông giáp thủ đô Hà Nội với ranh giới tự nhiên là sông Hồng.

30202058 ban do ve tinh vinh phuc
Bản đồ tỉnh Vĩnh Phúc ở trên vệ tinh

+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất là 6.887,7 km², dân số khoảng 1.151.154 người (Năm 2019). Trong đó, ở Thành thị có 447.582 người (40,2%); ở Nông thôn có 665.806 người (59,8%). Như vậy mật độ dân số của tỉnh là 932 người/km².

+ Đơn vị hành chính: Tính đến thời điểm năm 2022, Vĩnh Phúc là tỉnh có 9 đơn vị hành chính cấp gồm 2 thành phố Vĩnh Yên, Phúc Yên và 7 huyện Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô, Tam Đảo, Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc.

Vĩnh Phúc có tiềm năng lớn về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Người dân Vĩnh Phúc luôn mang trong mình niềm tự hào về truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước và một nền văn hóa rực rỡ.

Tỉnh Vĩnh Phúc vẫn mang đậm dấu ấn của văn hóa Hùng Vương và Kinh Bắc, Thăng Long, của nền văn hóa dân gian đặc sắc, của khoa bảng, với lối sống xã hội và chuẩn mực đạo đức luôn được giữ gìn và phát huy.

Tại đây có một quần thể danh lam, thắng cảnh tự nhiên nổi tiếng: rừng Quốc gia Tam Đảo, thác Bản Long, hồ Đại Lải, hồ Làng Hà…

Nhiều lễ hội dân gian đậm đà bản sắc dân tộc và rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa mang đậm dấu ấn lịch sử và giá trị tâm linh như: Danh thắng Tây Thiên, Tháp Bình Sơn, Đền thờ Trần Nguyên Hãn, Di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu…

Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc khổ lớn

07151934 1 ban do vinh phuc
Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022

PHÓNG TO 1 PHÓNG TO 2 PHÓNG TO 3

07152013 2 ban do vinh phuc
Bản đồ du lịch tại tỉnh Vĩnh Phúc

PHÓNG TO

07152052 3 ban do vinh phuc

Bản đồ hành chính Vĩnh Phúc chi tiết các thành phố, huyện, xã.

PHÓNG TO

Bản đồ thành phố Vĩnh Yên

Thành phố Vĩnh Yên có 9 đơn vị hành chính, gồm 7 phường: Ngô Quyền, Đống Đa, Liên Bảo, Tích Sơn, Đồng Tâm, Hội Hợp, Khai Quang và 2 xã: Định Trung, Thanh Trù.

30202911 1 ban do thanh pho vinh yen vinh phuc
Bản đồ hành chính các phường tại thành phố Vĩnh Yên

Bản đồ thành phố Phúc Yên

Thành phố Phúc Yên có 10 đơn vị hành chính, gồm 8 phường: Đồng Xuân, Hùng Vương, Nam Viêm, Phúc Thắng, Tiền Châu, Trưng Nhị, Trưng Trắc, Xuân Hòa và 2 xã: Cao Minh, Ngọc Thanh.

30202934 2 ban do thanh pho phuc yen vinh phuc
Bản đồ hành chính các phường tại thành phố Phúc Yên

Bản đồ huyện Bình Xuyên

Huyện Bình Xuyên có 13 đơn vị hành chính, gồm 5 thị trấn: Hương Canh (huyện lỵ), Bá Hiến, Đạo Đức, Gia Khánh, Thanh Lãng và 8 xã: Hương Sơn, Phú Xuân, Quất Lưu, Sơn Lôi, Tam Hợp, Tân Phong, Thiện Kế, Trung Mỹ.

30202954 3 ban do huyen binh xuyen vinh phuc
Bản đồ hành chính các xã tại huyện Bình Xuyên
30203015 4 ban do huyen lap thach vinh phuc
Bản đồ hành chính các xã tại huyện Lập Thạch

Huyện Lập Thạch hiện có 20 đơn vị hành chính, gồm 2 thị trấn: Lập Thạch (huyện lỵ), Hoa Sơn và 18 xã: Bàn Giản, Đình Chu, Hợp Lý, Liễn Sơn, Quang Sơn, Thái Hòa, Triệu Đề, Văn Quán, Xuân Hòa, Bắc Bình, Đồng Ích, Liên Hòa, Ngọc Mỹ, Sơn Đông, Tiên Lữ, Tử Du, Vân Trục, Xuân Lôi.

Bản đồ huyện Sông Lô

Huyện Sông Lô có 17 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Tam Sơn và 16 xã: Bạch Lưu, Cao Phong, Đôn Nhân, Đồng Quế, Đồng Thịnh, Đức Bác, Hải Lựu, Lãng Công, Nhân Đạo, Nhạo Sơn, Như Thụy, Phương Khoan, Quang Yên, Tân Lập, Tứ Yên, Yên Thạch.

Bản đồ huyện Tam Đảo

Huyện Tam Đảo có 9 đơn vị hành chính, gồm 3 thị trấn: Hợp Châu (huyện lỵ), Đại Đình, Tam Đảo và 6 xã: Bồ Lý, Đạo Trù, Hồ Sơn, Minh Quang, Tam Quan, Yên Dương.

30203048 6 ban do huyen tam dao vinh phuc
Bản đồ hành chính các xã tại huyện Tam Đảo

Bản đồ huyện Tam Dương

Huyện Tam Dương có 13 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Hợp Hòa và 12 xã: An Hòa, Đạo Tú, Đồng Tĩnh, Duy Phiên, Hoàng Đan, Hoàng Hoa, Hoàng Lâu, Hợp Thịnh, Hướng Đạo, Kim Long, Thanh Vân, Vân Hội.

30203112 7 ban do huyen tam duong vinh phuc
Bản đồ hành chính các xã tại huyện Tam Dương

Bản đồ huyện Vĩnh Tường    

Huyện Vĩnh Trường có 28 đơn vị hành chính, gồm 3 thị trấn: Vĩnh Tường (huyện lỵ), Thổ Tang, Tứ Trưng và 25 xã: An Tường, Bình Dương, Bồ Sao, Cao Đại, Chấn Hưng, Đại Đồng, Kim Xá, Lũng Hòa, Lý Nhân, Nghĩa Hưng, Ngũ Kiên, Phú Đa, Tam Phúc, Tân Phú, Tân Tiến, Thượng Trưng, Tuân Chính, Vân Xuân, Việt Xuân, Vĩnh Ninh, Vĩnh Sơn, Vĩnh Thịnh, Vũ Di, Yên Bình, Yên Lập.

30203142 8 ban do huyen vinh tuong vinh phuc
Bản đồ hành chính các xã tại huyện Vĩnh Tường  

Bản đồ huyện Yên Lạc

Huyện Yên Lạc có 17 được đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Yên Lạc và 16 xã: Bình Định, Đại Tự, Đồng Cương, Đồng Văn, Hồng Châu, Hồng Phương, Liên Châu, Nguyệt Đức, Tam Hồng, Tề Lỗ, Trung Hà, Trung Kiên, Trung Nguyên, Văn Tiến, Yên Đồng, Yên Phương.

30203206 9 ban do huyen yen lac vinh phuc
Bản đồ hành chính các xã tại huyện Yên Lạc

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button