Tổng hợp

Cá tháng tư là gì? Cá tháng tư bắt nguồn từ nước nào?

Một câu chuyện được kể lại là Henry IV, vua nước Pháp trong những năm 1589-1610, đã gửi thư cho một cô gái mười sáu tuổi, không rõ tên, bí mật hẹn hò trong một lâu đài. Khi Henry đến nơi hẹn, đã ngạc nhiên khi người chào đón ông lại là hoàng hậu Marie de Medici, vợ ông còn khiêm tốn cảm ơn ông vì ông đã theo lời mời của bà để đến dự dạ vũ vui nhộn.Những người hay đùa thường dá cá vào người khác theo truyền thống cũ, nên mới có tên gọi là “Poisson d’Avril” hay Cá tháng Tư. Nhưng giả thuyết này cũng không lý giải được tại sao ngày hội nói dối lại lan sang nhiều nước khác ở châu Âu vốn không sử dụng lịch Gregorian cho tới tận sau này.

cac phong tuc hai huoc nhan ngay ca thang tu tai cac quoc gia tren the gioi 3

Phong tục dán cá bắt nguồn từ Pháp.

Iran

Tại Iran, những trò vui nhộn được chơi vào ngày thứ 13 của năm mới Ba Tư (Nowruz), thường rơi vào ngày 1-2/4. Ngày này, được ghi nhận tổ chức từ năm 536 trước Công nguyên,được gọi là Sizdah Bedar và là trò đùa-truyền thống lâu đời nhất trên thế giới và vẫn còn tồn tại đến nay, thực tế này đã khiến nhiều người tin rằng ngày Cá tháng Tư có nguồn gốc từ truyền thống này.

Scotland

nguon goc va y nghia cua ngay ca thang tu

Scotland dán giấy ghi “Đá tôi đi”

Tại Scotland, ngày Cá tháng Tư xưa kia có tên gọi là săn chim cúc-cu (Hunt-the-Gowk) (“gowk” trong phương ngữ Scotland là tên khác của một loài chim cúc cu hay là kẻ ngốc).

Bạn đang xem bài: Cá tháng tư là gì? Cá tháng tư bắt nguồn từ nước nào?

Những trò đùa truyền thống là yêu cầu một người nào đó chuyển giúp một tin nhắn được niêm phong có yêu cầu xin được giúp đỡ. Thông điệp trong tin nhắn ghi: “Dinna cười to, dinna cười mỉm. Hãy săn chim cúc cu ở nơi khác” (“Dinna laugh, dinna smile. Hunt the gowk another mile”) và người nhận được yêu cầu tiếp tục chuyển tiếp tin nhắn đến “nạn nhân” khác.

Nguồn gốc của tờ giấy dán sau lưng “Đá tôi đi” cũng có thể xuất phát lễ kỷ niệm ngày April “Gowks” của người Scotland.

Ấn Độ

Tại Ấn Độ, đã có rất nhiều điều liên quan về Ngày Cá tháng Tư trong cả điện ảnh và văn học phổ thông và mọi người đều vui vẻ với ngày này. Trong nền điện ảnh Ấn Độ, phim April Fool (phim năm 1964) của Hindi cùng với bài hát chủ đề rất phổ biến.

Anh Quốc

cac phong tuc hai huoc nhan ngay ca thang tu tai cac quoc gia tren the gioi 2

Trò đùa hét to “April Fool” tại anh.

Tại Anh, một trò đùa tháng tư là bất ngờ là hét lên “April fool!” (trò lừa hay là kẻ ngốc tháng Tư) và người nghe sẽ là “kẻ ngốc tháng Tư”. Một nghiên cứu vào những năm 1950 của nhà nghiên cứu văn học dân gian Iona và Peter Opie, phát hiện ra rằng ở Anh, và ở các quốc gia có truyền thống bắt nguồn từ Vương quốc Anh, bao gồm Úc, các trò đùa chấm dứt vào buổi trưa. Một người mà đùa giỡn sau buổi trưa thì cũng tự là “kẻ ngốc”.

Romania

Tương tự như ở Anh, tại Romania, một trò đùa ngày Cá tháng Tư phổ biến là hét lên “Păcăleală de 1 Aprilie!” (nghĩa là chơi khăm ngày Cá tháng Tư) với người đối diện và người đó trở thành “kẻ ngốc tháng tư”.\

Ngày cá tháng tư ở Việt Nam

Nhiều năm trở lại đây, một bộ phận công chúng đặc biệt là giới trẻ ở Việt Nam tỏ ra khá hào hứng đón nhận ngày “Cá tháng Tư” (1/4), một sự kiện văn hóa đại chúng có nguồn gốc từ nước Pháp và được phổ biến ở nhiều quốc gia châu Âu.

Có lẽ cho đến nay, thời điểm cụ thể cũng như quá trình hội nhập sự kiện ngày “Cá tháng tư” vào Việt Nam vẫn chưa được tài liệu chính thức nào xác định! Tuy nhiên trong quá trình  giao thoa văn hóa toàn cầu, “ngày hội” vui nhộn, hấp dẫn này đã và đang được không ít công chúng Việt Nam tự nguyện đón nhận như một món ăn tinh thần mới lạ. Trên một số trang báo từng có nhiều bài viết về ngày “Cá tháng Tư”, nhưng chủ yếu đề cập đến nguồn gốc, ý nghĩa cũng như nét khác biệt ở mỗi quốc gia đối với ngày hội này.

Tại một số quốc gia châu Âu ngày “Cá tháng Tư” hay còn gọi là “ngày nói dối”  diễn ra vào 1 tháng 4 hằng năm, thực sự là một ngày hội văn hóa vui nhộn, trẻ trung năng động. Trong ngày hội này người ta được thả sức “nói dối”, “đánh lừa” người khác với mục đích mua vui, tạo tiếng cười sảng khoái. Tất nhiên trong cuộc vui này, những lời “nói dối”, những trò “đánh lừa” vô hại chỉ nhằm tạo sự bất ngờ, tạo ra tiếng cười có tính giải trí thư giãn đối với các thành viên trong cộng đồng.

Với ý nghĩa nhân văn, tính đại chúng, tính phổ cập ngày “Cá tháng Tư” thực sự là một lễ hội được chấp nhận và phổ biến ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Mặc dù vậy, trong quá trình tiếp biến văn hóa ấy, mỗi một quốc gia, mỗi dân tộc đều có thể tạo cho mình một ngày “Cá tháng Tư”  với những hình thức, nội dung khu biệt mang bản sắc riêng.

Rất có thể, trong thực tế nhiều người Việt Nam đã từng biết đến sự kiện ngày “Cá tháng Tư” từ rất lâu, khi họ có dịp tiếp xúc với các nước phương Tây, Đông Âu. Tuy nhiên trong  đời sống văn hóa tinh thần của người Việt, nó mới chỉ được công chúng biết đến và đón nhận trong những năm gần đây. Về cơ bản ngày “Cá tháng Tư” ở Việt Nam hiện nay vẫn mang tính tự phát, chưa có sự định hướng rõ rệt, tính tổ chức hệ thống đối với đại công chúng toàn xã hội.

Một trong những yếu tố có tính quyết định trong quá trình tiếp biến văn hóa là sự tương thích. Cụ thể, sự tương thích văn hóa bao gồm: Tương thích về tâm lý dân tộc, nhân sinh quan, giá trị, chuẩn mực xã hội … Nếu không thỏa mãn những yêu cầu trên, thì bất cứ hình thức hay loại hình văn hóa ngoại nhập nào cũng sẽ bị sức đề kháng nội sinh của văn hóa bản địa từ chối trong quá trình tiếp biến.

Trong lịch sử phát triển của mình, dân tộc Việt Nam đã từng diễn ra những cuộc tiếp biến văn hóa trong quá trình giao thoa và hội nhập quốc tế. Người Việt từng tiếp nhận, dung nạp những sự kiện văn hóa ngoài lãnh thổ như: Tết Nguyên Đán, Tết Nguyên Tiêu, Tết Đoan ngọ, Tết Trung Thu … Để rồi bằng quá trình tiếp nhận có chọn lọc sáng tạo, biến đổi những yếu tố ngoại sinh sao cho phù hợp với đời sống tinh thần của cư dân bản địa. Trong suốt chiều dài lịch sử, hầu hết những cuộc hội nhập văn hóa bao giờ cũng trở nên đậm đà bản sắc Việt.

Lịch sử hiện đại cũng từng ghi nhận, người Việt đã tiếp nhận và phổ cập những sự kiện văn hóa đại chúng có sự tương thích về nhân sinh quan, về chuẩn mực xã hội như: Ngày lễ Lao động quốc tế 1 tháng 5, ngày Quốc tế phụ nữ  8 tháng 3 … Hay sự tương thích về văn hóa tinh thần như: Ngày lễ Noel, ngày lễ tình nhân Valentine … Trong khi ở ngay sát chúng ta, một sự kiện văn hóa rất phổ biết của nhiều quốc gia Đông Nam Á – Tết “Té nước” lại không thể có chỗ đứng trong đời sống văn hóa người Việt, bởi thiếu đi sự tương thích cần thiết.

Vậy yếu tố nào đã giúp ngày “Cá tháng tư” một sự kiện văn hóa phương Tây đã và đang dần có được chỗ đứng trong đời sống tinh thần người Việt?

Như đã nói ở trên sự tương thích văn hóa chính là yếu tố quyết định trong quá trình hội nhập tự nguyện này. Người Việt vốn có truyền thống lạc quan, yêu đời thích vui đùa và dí dỏm trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Với tinh thần “Một tiếng cười bằng mười thang thuốc”, tiếng cười không chỉ xua đi những buồn phiền, bớt đi nỗi mệt nhọc sau mỗi ngày lao động vất vả mà còn có tác dụng gắn kết cộng đồng. Những trò đùa tinh ranh, những câu nói “dối” vô hại hóm hỉnh không chỉ đem lại tiếng cười sảng khoái, vui nhộn mà còn tạo ra trạng thái tâm lý hưng phấn trong đời sống tinh thần.

Nền văn hóa dân gian Việt từng xuất hiện một địa danh “tiếu lâm” nổi tiếng: “Văn Lang cả làng nói phét”. Ở trong ngôi làng Văn Lang thuộc huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ luôn đầy ắp những câu chuyện cười được gọi là “nói phét”. Chính sự cường điệu sự thật đến mức vô lý, trên cả “nói dối” khiến người nghe bị cuốn hút, bị đánh lừa để rồi vỡ òa những tiếng cười sảng khoái, bởi sự hóm hỉnh, dí dỏm, hài hước trong những câu chuyện “nói phét” của người Văn Lang.

Phải chăng sự tương thích văn hóa chính là yếu tố quan trọng giúp ngày “Cá tháng Tư” một ngày hội, một phong tục có nguồn gốc từ phương Tây dần chiếm được vị trí trong đời sống tinh thần của người Việt đương đại!

Hiện tại ngày “Cá tháng Tư”  tại Việt Nam mới chỉ là một sự kiện văn hóa du nhập mang tính tự phát trong xu thế giao thoa văn hóa toàn cầu. Rồi đây thời gian và sức sống nội sinh mãnh liệt của người Việt có thể sẽ cho ra một sự kiện văn hóa mới – ngày hội “Cá tháng Tư” vừa đại chúng vừa dân tộc. Tuy nhiên để làm tốt điều này ngành Văn hóa phải thực sự vào cuộc, với vai trò định hướng, tổ chức. Bên cạnh đó những người làm công tác văn hóa cần tôn trọng tính quy luật, không chủ quan áp đặt, duy ý chí trong quá trình sàng lọc, sáng tạo. Hy vọng trong tương lai gần, ngày “Cá tháng Tư” sẽ được nhiều tầng lớp công chúng Việt đón nhận và phổ biến rộng khắp để trở thành một ngày hội văn hóa thực sự.

Những trò đùa ngày 1 tháng 4 thú vị nhất

Trò đùa của bố mẹ với con cái

1. Thay đổi màn hình điện thoại di động của mình sang màn hình vỡ, khi các cô cậu nhóc cầm vào sẽ tưởng máy bị hỏng.

2. Khi con ngủ say, bạn hãy thay đổi vị trí hoặc đổi giường, đổi phòng ngủ và chờ phản ứng của chúng khi thức dậy.

4. Dán băng dính vào đầu của điều khiển tivi. Khi đó, lũ trẻ sẽ nghĩ điều khiển hết pin hoặc bị hỏng.

5. Rút phích cắm tivi rồi nói mất điện trong khi các thiết bị khác vẫn hoạt động bình thường rồi xem phản ứng của chúng.

Trò đùa ngày 1 tháng 4 dành cho bạn bè

1. Thay thế phần kem giữa bánh Oreo bằng kem đánh răng rồi mời bạn bè thưởng thức.

2. Phết một lớp kem lên phần đầu lọ lăn khử mùi của người mà bạn muốn trêu chọc.

3. Nhắn tin với người bạn thân của mình rằng: Tao thích mày!

4. Các chàng trai hãy giả vờ thú nhận với bạn gái rằng mình bị “gay” và xem phản ứng của cô ấy.

5. Nhúng ngòi bút bi mới của đồng nghiệp vào lọ sơn móng tay và sau đó họ sẽ không hiểu chuyện gì xảy ra khi mới mua chiếc bút bi này.

1 4 la ngay gi cac tro dua 2

6. Đặt một chút bột mì lên quạt trần rồi nhờ ai đó bật lên, còn bạn thì đi ra ngoài.

7. Đảo ngược màn hình máy tính và hướng di chuột của đồng nghiệp rồi xem phản ứng của họ.

8. Thay đổi ngày sinh nhật của chính mình trên Facebook thành ngày 1/4. Khi mọi người gửi lời chúc mừng đến bạn thì hãy chuyển sang trạng thái “cá tháng Tư”.

9. Dán một tờ giấy lên máy photocopy rằng: Máy này có thể hoạt động bằng giọng nói.

10. Giả vờ tặng quà đắt tiền cho bạn bè nhưng thực chất bên trong chỉ toàn là củ khoai tây, hình dán, giấy ăn…

11. Thêm một vài giọt phẩm màu vào đáy ly ngũ cốc, khi bạn bè đổ sữa vào ly, họ sẽ thấy điều khác thường.

12. Đổ một ít bột vào vòi sen tắm để đổi màu nước và làn da của người mà bạn muốn trêu đùa trong ngày nói dối này.

13. Khi gặp bạn bè, bạn hãy trêu họ bằng cách nói “Bạn chưa đóng cúc áo kìa”.

14. Lén dán một hình sticker lên áo của người mà bạn muốn trêu và người đó sẽ đi ra ngoài với bộ dạng đó.

15. Đặt một chiếc quần và đôi giày vào nhà vệ sinh giống như có người đang ở bên trong. Cả ngày hôm đó người ấy sẽ phải nhịn đi toilet.

Trên đây là một số thông tin về ngày cá tháng tư là gì, nguồn gốc của ngày cá tháng tư, hay các phong tục thú vị của ngày cá tháng tư tại các quốc gia trên thế giới mà Cmm.edu.vn muốn chia sẻ đến bạn đọc. Cmm.edu.vn mong rằng bạn đã nắm rõ và có thêm nhiều trò đùa để “trêu đùa” mọi người trong ngày 1 tháng 4 này nhé. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của Cmm.edu.vn.

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button