Trong suốt cuộc đời của mình, nhà sáng chế thiên tài Nikola Tesla đã phát minh ra hàng trăm thiết bị và quy trình làm thay đổi thế giới. Vậy Nikola Tesla là ai, hãy cùng Cmm.edu.vn tìm hiểu.
Nikola Tesla (10/7/1856 – 7/1/1943) là một nhà phát minh, kỹ sư điện và kỹ sư cơ khí người Mỹ gốc Serbia. Ông theo chủ nghĩa vị lai và được xem là một trong những nhà khoa học sáng tạo và điên rồ nhất trong lịch sử. Tất cả các thiết kế của ông – khoảng 300 trong số đó được cấp bằng sáng chế – đều hướng tới tương lai và đó là lý do mọi người gọi ông là “nhà phát minh ra thế kỷ 20”.
Bạn đang xem bài: Nikola Tesla là ai? Nikola Tesla chết như thế nào?
Tesla và lối sống đặc biệt với nhiều điều kỳ lạ
Nikola Tesla là một trong những nhà khoa học được người ta nhắc gắn liền với từ “điên”. Ông bị mắc hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, đây là hội chứng rối loạn tâm lý có mức độ mãn tính với dấu hiệu phổ biến của bệnh là luôn xuất hiện ý nghĩ ám ảnh, lo lắng bất thường. Những nỗi lo thường không chính đáng khiến người bệnh có tính chất ép buộc để giảm bớt sự căng thẳng. Đây là một trong những nhóm bệnh có liên quan trực tiếp đến Stress, căng thẳng. Theo lời kể, cuộc đời của Tesla đặc biệt liên quan đến số 3, cụ thể như sau:
- Ông thường xuyên đi vòng quanh 3 lần trước khi bước chân vào 1 tòa nhà.
- Thường xuyên yêu cầu 18 chiếc khăn (đây là con số chia hết cho 3) để đánh bóng đồ đạc và cốc nước mỗi tối.
- Những năm tháng còn lại của cuộc đời ông sống tại căn hộ 3327 (đây là số chia hết cho 3), tầng 33 của khách sạn New York.
- Tesla mất 3 ngày trước sinh nhật lần thứ 87 của mình.
- Ông từng chia sẻ số 3, 6 và 9 có tầm quan trọng vô cùng lớn vì chúng là những con số chìa khóa của vũ trụ.
Tesla có những thói quen vô cùng kỳ lạ mà buồn cười do ảnh hưởng nặng nề bởi vấn đề tâm lý. Tuy nhiên, ông sống trong thời đại chưa quan tâm đến những vấn đề xảy ra trong não bộ nên những điều ông làm vẫn bị xem là khác thường và thần kinh.
Theo tài liệu, Tesla không phải là người duy nhất mắc bệnh tâm lý trong gia đình mình. Cả bố và anh trai của ông đều xuất hiện các dấu hiệu của rối loạn nhân cách và tâm thần phân liệt. Nhiều tài liệu còn tuyên bố rằng, Nikola Tesla còn tự tranh luận rất gay gắt với chính bản thân mình và tự tạo ra các nhân cách khác. Còn anh trai của ông thì thường xuyên gặp phải ảo giác.
Ngoài ra, Tesla gặp phải ảo giác nhưng ông lại khẳng định nhờ vào ảo giác mà ông lại tìm ra những khám phá vô cùng mới mẻ. Theo những gì ông nói ý tưởng dòng điện xoay chiều đã đến với ông trong chính một ảo giác liên quan đến đèn nháy và lửa cháy.Nhiều tin đồn chỉ ra rằng, Ông từng làm việc liên tục trong 84 giờ liên tiếp không ngủ.
Các giấc ngủ của ông thường xuyên đứt quãng, chập chờn. Nhiều người còn đồn đoán rằng, ông còn phát sinh nhiều phát minh trong chính giấc ngủ của mình.Tesla còn là người có lối sống rất lành mạnh và chủ trọng vẻ bề ngoài.Ông tin rằng, chỉ có một thân thể khỏe mạnh mới có thể tạo nên một trí óc luôn sáng suốt.Vì vậy, ông đi bộ 8 đến 10km mỗi ngày. Trước khi đi ngủ vào buổi tối ông sẽ massage ngón chân vì tin rằng nó có thể kích thích tế bào não bộ. Vào cuối đời, ông từng chia sẻ rằng không muốn lấy vợ vì khoa học, ông đặc biệt yêu thích chim bồ câu.
Những thói quen và hành động kỳ lạ của ông thường không được quan tâm. Bởi vì các quan điểm luôn cho rằng, thiên tài sẽ luôn có tính cách và suy nghĩ lập dị. Tuy nhiên, những người phản đối lại cho rằng ông là người không hề tỉnh táo trong mọi phát minh.
Sự thật việc Nikola Tesla từ chối giải thưởng Nobel
Một trong những tin đồn khá phổ biến về nhà khoa học Tesla, đó là ông đã từ chối nhận giải thưởng Nobel (kèm theo số tiền thưởng 20.000 USD) vào năm 1915 vì không muốn chia sẻ giải thưởng đó với Thomas Edison. Vậy tin đồn này có đúng không và câu chuyện thực sự bị che giấu là gì?
Tin đồn này bắt nguồn từ một bài báo đăng trên tờ New York Times được xuất bản vào ngày 07/11/1915. Theo đó, tờ báo này đã đăng một thông báo ngắn gọn với nội dung rằng 2 nhà khoa học Nikola Tesla và Thomas Edison là đồng chủ nhân của Giải Nobel vật lý năm 1915. Tuy nhiên, thông tin này sau đó đã được chứng minh là sai bởi chủ nhân giải thưởng Nobel Vật lý năm đó là William H. Bragg và W. L. Bragg – con trai ông.
Nhưng tin đồn chưa dừng lại ở đó. Người ta đồn rằng Tesla và Edison thực sự nhận được giải Nobel nhưng họ từ chối chia sẻ giải thưởng với nhau, nên Hội đồng Nobel đã quyết định trao giải cho người khác. Vậy có chuyện này không?
Đáp trả lại tin đồn, Hội đồng Nobel đã tuyên bố dứt khoát rằng họ không bao giờ rút lại giải thưởng chỉ vì người được trao giải từ chối nhận nó.
Vậy Tesla và Edison phản ứng ra sao với tin đồn? Về phía Edison, ông chưa bao giờ lên tiếng về tin đồn này.
Còn Tesla, mới đầu, khi có tin đồn mình được trao giải Nobel, Tesla tỏ ra khá phấn khích khi trả lời báo chí: “Tôi có thể kết luận rằng vinh dự này được trao cho tôi là nhờ những khám phá về ý tưởng truyền tải điện không dây”. Có thể thấy, Tesla cũng rất coi trọng giải thưởng Nobel, và coi đó là một vinh dự.
Sau đó, khi biết kết quả, Tesla tỏ rõ sự thất vọng. Trong một bức thư gửi cho một người bạn, ông đã chia sẻ: “Trong một ngàn năm nữa, sẽ có nhiều chủ nhân của giải Nobel, nhưng tôi đã có không dưới bốn chục phát minh, sáng chế mang tên mình. Đó là những vinh dự thật sự và vĩnh cửu, được công nhận bởi cả thế giới, những người hiếm khi mắc sai lầm, chứ không phải từ số ít những người dễ mắc sai lầm”.
Ngoài ra, trong giai đoạn này Tesla cũng đang rất cần tiền vì ông đang gặp rắc rối lớn về tài chính. Do đó, khó có chuyện ông từ chối giải thưởng Nobel và số tiền 20.000 USD đi kèm. Thực tế, chỉ một năm sau đó – năm 1916, ông đã tuyên bố phá sản.
Như vậy, có thể kết luận rằng nhà khoa học Nikola Tesla chưa từng nhận được giải Nobel bất chấp tài năng phi thường của mình. Tuy nhiên, nguyên nhân thực sự cho tới nay vẫn còn là bí ẩn chưa lời giải đáp. Tuy nhiên, chắc chắn không có chuyện Tesla từ chối giải Nobel.
Chỉ số IQ của Nikola Tesla là bao nhiêu?
Không có một con số chính xác về IQ của Nikola Tesla. Tuy nhiên, dựa vào những thành tựu mà ông đạt được, các nhà nghiên cứu ước tính IQ của Tesla nằm trong khoảng 160 – 310, nằm trong top 40 người thông minh nhất mọi thời đại.
Có thể nói Nikola Tesla là một nhà phát minh vĩ đại với tài năng phi thường. Mặc dù chưa từng nhận được giải Nobel nhưng những phát minh, đóng góp cho khoa học của ông đã được cả thế giới ghi nhận bởi nó đã thúc đẩy sự tiến bộ của cả nhân loại.
Tesla qua đời như thế nào?
Chắc hẳn bạn sẽ phải rất ngạc nhiên khi biết rằng bất chấp có tới hơn 300 bằng sáng chế mang tên mình, Nikola Tesla vẫn không có một xu dính túi. Việc không được công chúng công nhận cùng những lời nhạo báng từ chính đồng nghiệp của mình đã đẩy Tesla vào cuộc sống trầm cảm và tự đày đọa bản thân.
Ông bắt đầu ghi chép các lý thuyết và hoạt động nghiên cứu của mình vào nhật ký và sổ ghi chép của mình thay vì đem chúng xuất bản.
Thật trớ trêu khi người đàn ông phát minh ra thế kỷ 20 đã chết một cách cô đơn, không một xu dính túi trong một căn phòng khách sạn vào ngày 07/01/1943 ở tuổi 86.
Các bác sĩ nhanh chóng xác định được nguyên nhân tử vong là do huyết khối mạch vành – một chứng rối loạn thường gây ra bởi sự tích tụ cholesterol và chất béo trong thành mạch máu. Nguyên nhân chính gây ra nó là do chế độ ăn nhiều cholesterol LDL, hút thuốc, lối sống ít vận động và tăng huyết áp.
Nửa thế kỷ sau khi ông qua đời, các nhà khoa học vẫn đang cố gắng tìm hiểu và nghiên cứu các phát minh khác nhau của ông. Nhiều phát minh trong số đó đã được chứng minh là thực sự hoạt động.
Tesla là công ty gì?
Vào năm 1886, Nikola Tesla đã thành lập công ty Tesla Electric Light & Manufacturing với Robert Lane và Benjamin Vail. Tuy nhiên, sau đó ông đã bị các nhà đồng sáng lập đẩy ra khỏi công ty và bị cướp mất luôn vị trí sáng chế trong giai đoạn này. Cho đến năm 1887, ông sáng lập công ty Tesla Electric và sáng chế ra động cơ điện không đồng bộ có thể hoạt động với dòng điện xoay chiều. Tháng 3/1885, phòng thí nghiệm của Tesla ở tòa nhà South Fifth Avenue bị bốc cháy. Ngọn lửa bắt đầu dưới tầng hầm và cháy mạnh đến nỗi phòng thí nghiệm ở tầng 4 của Tesla bị đốt cháy và sụp đổ xuống tầng 2.
Vụ hỏa hoạn này khiến các dự án của ông đang làm phải thực hiện lại, nó còn phá hủy nhiều bộ sưu tập, ghi chú, tài liệu nghiên cứu ban đầu. Các mô hình, các phần chứng minh và nhiều tác phẩm trưng bày đã bị thiêu rụi hoàn toàn dưới ngọn lửa. Sau vụ cháy này, Tesla đã chuyển đến 46&48 East Houston Street và xây dựng lai phòng thí nghiệm cho chính mình.
Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp