Biểu mẫu

Thành phần tình thái là gì?

Thành phần biệt lập tình thái là gì? Hay thành phần tình thái là gì ? Tác dụng, cách sử dụng, các dấu hiệu nhận biết thành phần tình thái như thế nào. Hãy cùngCmm.edu.vn tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.

Video hướng dẫn thành phần tình thái là gì ?

Bạn đang xem bài: Thành phần tình thái là gì?

Khái niệm thành phần tình thái 

Thế nào là thành phần tình thái :

  • Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
  • Thành phần tình thái rất đa dạng, có nhiều loại và cách sử dụng khác nhau tùy vào cách dùng của người viết.

Tổng hợp các thành phần tình thái

  • Các từ ngữ thành phần chỉ mức độ chắc chắn như chắc, chắc chắn, có lẽ, hình như,….
  • Các từ ngữ chỉ quan điểm riêng của người khác như theo tôi, ý anh, theo quan điểm của anh,…
  • Các từ ngữ thể hiện thái độ, quan hệ giữa người nói với người nghe, thường ở kết thúc câu như à, ạ, nhỉ, nhé,….
  • Thể hiện sự lễ phép, lịch sự với người lớn, bề trên nên thêm từ “ạ” phía cuối câu.

Ví dụ: Cháu chào ông ạ ,Em chào thầy ạ.

Các thành phần biệt lập và ví dụ

Tác dụng của thành phần tình thái

Dưới đây là 2 tác dụng của thành phần tình thái :

  • Được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói tới trong câu
  • Thành phần tình thái không tham gia vào việc diễn đạt sự việc của câu là thành phần biệt lập

Ví dụ về thành phần tình thái

Dưới đây là thành phần tình thái ví dụ :

Ví dụ 1: Hình như! Thu đã về

Từ tình thái là Hình như, nó mô tả độ tin cậy thấp trong lời nói.

Ví dụ 2: Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy vồ vào lòng, sẽ ôm chặt lấy anh.

Từ tình thái là từ chắc, nó dự đoán tình cảm của bé Thu khi gặp ba.

Ví dụ 3: Có lẽ, cậu đã quên mất rằng hôm nay tớ đã đứng chờ cậu hai tiếng đồng hồ để đi chơi.

Từ tình thái là có lẽ, nó là tình cảm hờn trách dành cho người bạn mình.

Top 6 Bài soạn "Các thành phần biệt lập" (tiếp theo) lớp 9 hay nhất - Toplist.vn

Những dấu hiệu nhận biết thành phần tình thái 

Nếu trong câu có các yếu tố sau thì đó là thành phần biệt lập tình thái:

a. Yếu tố tình thái chỉ độ tin cậy đối với sự việc được nói đến trong câu. Các từ để nhận biết: chắc chắn, chắn hẳn, chắc vậy rồi

=> Chỉ độ tin cậy cao của người nói.

Các từ như: Có lẽ, có vẻ như, dường như, hình như, hẳn là

=> Chỉ độ tin cậy thấp.

b. Các yếu tố tình thái gắn với ý kiến của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

Có các từ như: Theo tôi, theo ý tôi, theo ý bạn, ý ông là, ý mình là

c. Các yếu tố tình thái chỉ thái độ/ mối quan hệ của người nói và người nghe.

Có các từ như: à, á, nhé, nhỉ, ạ, hả, hử

Bài tập ví dụ về thành phần tình thái

Xác định các từ là thành phần tình thái và tác dụng trong các câu sau:

a, Chắc chắn, hôm nay trời sẽ nắng.

b, Dường như, cậu béo lên trông xinh hơn ấy.

c, Chắc là, cô ấy cũng thích mình.

Câu trả lời

Câu a: Từ tình thái là: Chắc chắn. Nó là lời khẳng định hôm nay trời sẽ nắng.

Câu b: Từ tình thái là: Dường như. Nó thể hiện mức độ tin cậy thấp, vì người nói chỉ phỏng đoán.

Câu c: Từ tình thái: Chắc là. Nó chỉ mức độ tin cậy trung bình của người nói.

Đặt câu có thành phần tình thái

Dưới đây là hướng dẫn đặt câu với thành phần tình thái và đặt 1 câu có thành phần tình thái mới nhất :

Câu có thành phần tình thái :  có lẽ , hình như , hôm nay , hình như .

  • Có lẽ chiều nay lớp mình được nghỉ học .
  • Hình như trời sắp đổ mưa to .
  • Hôm nay cậu mặt áo cũng đẹp đấy  .
  • Có lẽ vì nổi khổ trong lòng nên anh mới khóc .
  • Hình như tình cha con không thể nào chết được .

Câu có thành phần cảm thán : ôi , quá , đó , nhé 

  • Ôi ! cây bút của cậu đẹp thế
  • Chao ôi ! những bông hoa mới đẹp làm sao !
  • Bức tranh làm cho mọi người xúc động quá !
  • Bạn gái đó thật xinh đẹp !
  • Đăng ơi , chúng ta đi chơi nhé !

Hy vọng với đặt câu có thành phần tình thái trên bạ có thể hiểu hơn thành phần tình thái la gì cho ví dụ nhé !

Kết luận: Đây là toàn bộ các kiến thức liên quan đến thành phần tình thái mà các em có thể ôn tập lại để chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 sắp tới nha.

Từ khóa tìm kiếm : ví dụ thành phần tình thái,thanh phan tinh thai,thành phần tiình thái,thành phần tình thái là j,tp tình thái là gì,đặt câu thành phần tình thái,tp tình thái,thành phần tình thái là gì cho ví dụ,thaành phần tình thái,thành phần tình thái từ,vd thành phần tình thái,hình như là thành phần gì,cho ví dụ về thành phần tình thái,lấy ví dụ về thành phần tình thái,thành phần tình thái, cảm thán,thành phần biệt lập tình thái ví dụ

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Biểu mẫu

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button