Công thức hóa học

Các chất vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử

Trong hóa học thì các nguyên tố hay hợp chất hóa học chỉ có một trong hay tính chất là tính khử hoặc tính oxi hóa. Tuy nhiên, có một vài các chất vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử, vậy đó là những chất gì? Hãy cùng thuvienhoidap.net tìm hiểu chủ đề hóa học thú vị này tính oxi hóa và tính khử nha.

Các chất vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử là chất gì?

Dưới đây là hợp chất vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa là : Có nhiều hợp chất vừa có tính khử mạnh và tính oxi hóa mạnh là H2O, H2O2 (oxy già), SO2 ( lưu huỳnh đioxit),  HNO2, H2SO3, NaNO2, Na2SO3…

Bạn đang xem bài: Các chất vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử

Nước – H2O

Nước là chất lưỡng tính vừa có tính oxi hóa và tính khử với nhiều hợp chất hóa học khác nhau.

Tính oxi hóa của nước

Nhiều nguyên tố hóa học có tính oxi hóa mạnh như Flo (F) có thể oxi hóa nước thành oxi nguyên tử và axit Flohydric.

  • 4F + 2H2O → 4HF + O2

Tính khử của nước

Các kim loại hoạt động mạnh như Liti(Li), Natri(Na), Kali (K) có thể khử nước thành hydro dễ dàng. Sản phẩm tạo thành là dung dịch bazơ và khí Hiđro

  • 2Li + 2H2O → 2LiOH + H2
  • 2Na + 2H2O  → 2NaOH + H2
  • 2K + 2H2O → 2KOH + H2

Từ những phản ứng trên ta thấy nước hoạt động giống như trong các phản ứng axit-bazơ, nên nước là một chất lưỡng tính. Khi có mặt chất khử mạnh thì nước đóng vai trò là chất oxi hóa. Khi có mặt chất chất oxi hóa mạnh nước đóng vai trò là chất khử.

Cách xác định chất khử, chất oxi hóa trong phản ứng hóa học hay, chi tiết | Hóa học lớp 10

Tuy nhiên nước là một chất oxy hóa hoặc chất khử khá yếu, vì vậy không có nhiều chất khử hoặc oxi hóa nó. Do đó nó làm dung môi tốt cho các phản ứng oxi hóa khử.

Và nước cũng là một axit rất yếu và một bazơ rất yếu, nước có thể tác dụng với axit và bazơ nên nó là chất lưỡng tính.

Chất chỉ có tính oxi hóa là: Đó là F2

Chất vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa là : Một số chất vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử: Cl2, SO2, Fe2+, Mn2+,…

Tính oxi hóa mạnh la gì : Là chất có độ oxi hóa cao ăn mòn cao.

H2O2

Hợp chất hydrogen peroxide hay còn gọi là nước oxy già cũng là một chất lưỡng tính vừa có tính oxi hóa và tính khử. Oxi tồn tại ở trạng thái oxi hóa -1 nên nó có thể đóng vai trò vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử.

Tính oxi hóa của H2O2

H2O2 có thể bị oxi hóa bởi hợp chất thuốc tím KMnO4

  • 2KMnO4 + H2O2 → 2MnO2 + 2O2 + 2KOH

Hoặc H2O2 có thể oxi hóa sắt II lên sắt II

  • 2FeCl2 + H2O2 + 2HCl → 2FeCl3 + 2H2O

Tính khử của H2O2

H2O2 có thể bị khử thành O2 và nước

  • 2H2O2 → O2 + 2H2O

H2O2 có tính oxi hóa mạnh hơn tính khử đặc biệt là trong các dung dịch axit.

  • 4KMnO4 + 4H2O2 + 6H2SO4 → 3O2 + 4MnSO4 + 2K2SO4 + 2H2O

SO2 (lưu huỳnh đioxit)

Trong hợp chất SO2, nguyên tố lưu huỳnh có số oxi hóa +4, là số oxi hóa trung gian giữa các số oxi hóa -2 và + 6. Do vậy, khi tham gia phản ứng oxi hóa khử SO2 có thể bị khử hoặc bị oxi hóa.

Tính khử của SO2

SO2 tác dụng với các chất oxi hóa mạnh như nhóm halogen, thuốc tím KMnO4

  • SO2 + Br2 + 2H2O  → 2HBr + H2SO4
  • 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O  → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4

Tính oxi hóa của SO2

Lưu huỳnh đioxit là chất oxi hóa khi tác dụng với các chất khử mạnh hơn như H2S, Mg…

  • SO2 + H2S  → S + H2O
  • SO2 + Mg  → S + MgO

Những hợp chất vừa có tính oxi hóa và tính khử khác

Ngoài 3 hợp chất phổ biến nhất là nước, H2O2, SO2 thì các hợp chất sau cũng vừa có tính khử và tính oxi hóa là: HNO2, H2SO3, NaNO2, Na2SO3…

Lưu ý: Nếu một nguyên tố ở trạng thái oxi hóa trung gian trong một hợp chất, thì hợp chất đó có thể vừa đóng vai trò là chất oxi hóa vừa là chất khử.

Video chất nào vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử ?

Đây là video hướng dẫn các bạn phân biệt các chất vừa có tình khử mời các bạn theo dõi.

Đây là đáp án cho câu hỏi các chất vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử là những chất gì?

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Công thức hóa học

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button