Biểu mẫu

Có bao nhiêu loại dấu câu trong tiếng Việt?

Tiếng Việt là một trong những ngôn ngữ khó học nhất trên thế giới. Vì tiếng Việt có những đặc điểm riêng, ngôn từ đa dạng, thể hiện nhiều cung bậc cảm xúc. Điểm khác biệt là tiếng Việt sử dụng nhiều loại dấu câu. Vậy có bao nhiêu loại dấu câu trong tiếng Việt, cách sử dụng và vị trí dấu câu như thế nào? Hãy cùng thư viện hỏi đáp tìm hiểu trong bài viết này nha. Hãy tham khảo ngay dưới đây với Cmm.edu.vn nhé !

Video hướng dẫn các dấu trong tiếng việt

Bạn đang xem bài: Có bao nhiêu loại dấu câu trong tiếng Việt?

Dấu câu trong tiếng việt – Dấu chấm

Dấu chấm được ký hiệu là . là một trong hai loại dấu câu phổ biến nhất, được sử dụng nhiều nhất văn bản, dấu câu còn lại là dấu ,

Vị trí: Dấu chấm nằm ở vị trí cuối câu kể, câu trần thuật, câu có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ hoặc 1 câu đặc biệt.

Tác dụng dấu chấm: Để kết thúc nội dung 1 câu kể và chuyển tiếp sang câu mới trong 1 đoạn văn bản bạn đã biết cuối câu kể có dấu gì chưa ?

Cách sử dụng dấu chấm

  • Nếu bạn muốn kết thúc một câu hoặc xuống dòng 1 câu ta nên sử dụng dấu chấm để ngắt đoạn văn, câu văn.
  • Sau dấu chấm, từ đầu tiên phải viết hoa.

Ví dụ cách sử dụng dấu chấn

  • Hôm nay, con được điểm mười môn toán.
  • Tôi và Bảo chơi với thân với nhau từ nhỏ.
  • Cuốn sách này rất hay.
  • Hà Nội là thủ đô nước Việt Nam.

Bài này sẽ giúp các bạn ôn lại các loại dấu câu đã học trên lớp dễ hiểu nhất :

Dấu phẩy

Là loại dấu câu trong Tiếng Việt được sử dụng nhiều nhất trong bất kỳ loại văn bản nào như văn miêu tả, văn nghị luận, văn bản hành chính, văn bản khoa học…

Ký hiệu: ,

Vị trí: nằm ở giữa câu, sau chủ ngữ và trước dấu chấm, dấu chấm than, dấu hỏi….Trong 1 câu có thể có nhiều dấu phẩy.

Tác dụng dấu phẩy:

  • Ngăn cách các từ cùng chỉ đặc điểm, từ cùng chỉ hoạt động, trạng thái, sự vật, sự việc trong câu. Dấu phẩy giúp người đọc, người nghe điều chỉnh được giọng điệu, diễn biến nội dung trong câu.
  • Ngăn cách các thành phần phụ để trả lời cho câu hỏi vì sao? khi nào? ở đâu?
  • Ngăn cách thành phần trạng ngữ với chủ ngữ, vị ngữ trong câu.
  • Ngăn cách các vế trong câu ghép.

Cách sử dụng dấu phẩy

Nếu trong 1 câu có nhiều từ có nghĩa tương đồng nhau, hoặc có các bộ phận như trạng ngữ, các phép liên kết, nhiều danh từ, tính từ… thì ta nên sử dụng dấu phẩy để ngăn cách các từ này.

Ví dụ cách sử dụng dấu phẩy

  • Nhà Phương Anh có rất nhiều truyện như truyện tranh, truyện tiểu thuyết, truyện lịch sử, truyện ngắn.
  • Trường em trồng nhiều loại hoa như hoa hồng, hoa phượng, hoa bằng lăng.
  • Gia đình em có bốn người gồm cha, mẹ, chị và em.

Dấu hai chấm

Ký hiệu : 

Vị trí: Thường nằm ở giữa câu hoặc sau chủ ngữ trong câu.

Tác dụng dấu hai chấm: 

  • Để báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của nhân vật hoặc lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
  • Dấu hai chấm còn dùng để liệt kê sự vật, sự việc trong câu.

Cách sử dụng dấu hai chấm

  • Sử dụng dấu hai chấm để báo hiệu lời nói của nhân vật, để liệt kê những từ ngữ có nghĩa có chung chủ đề với nhau
  • Dấu hai chấm có thể dùng để phối hợp với dấu ngoặc kép hoặc dấu ngoặc đầu dòng.
  • Trước dấu hai chấm thường có các từ như gồm, bao gồm, cụ thể là

Ví dụ cách dùng dấu hai chấm

  • Toán học có các phép tính cơ bản gồm: phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia. (tác dụng liệt kê)
  • Các bộ phận trên khuôn mặt gồm có: Mắt, mũi, miệng, lông mi, lông mày…(Tác dụng liệt kê)

Dấu câu trong tiếng Anh - UNI Academy

Dấu chấm hỏi

Ký hiệu   ?

Vị trí dấu chấm hỏi: Nằm ở cuối câu hỏi hoặc câu nghi vấn.

Tác dụng của dấu hỏi trong câu

  • Để nhấn mạnh nội dung câu cần hỏi.
  • Để giúp người đọc, người xem hiểu rõ nội dung, mục đích câu nói mà mình muốn hỏi.

Cách sử dụng dấu chấm hỏi

  • Khi chúng ta đang thắc mắc một vấn đề nào đó và muốn tìm câu trả lời thì nên đặt một câu hỏi và thêm dấu chấm hỏi ở cuối câu.
  • Trong văn học, dấu chấm hỏi giúp đoạn văn, câu chuyện gợi tính tò mò, thích thú với người đọc.
  • Trước dấu chấm hỏi thường có các từ như chưa, nhỉ, như thế nào, vì sao, tại sao, bao giờ, hồi nào, khi nào
  • Sau dấu chấm hỏi, từ đầu tiên phải viết hoa.

Ví dụ cách dùng câu hỏi trong tiếng Việt

  • Bạn làm bài tập này chưa?
  • Mình phải chờ bạn My đến bao giờ?
  • Khi nào mới đến giờ giải lao?
  • Con xem tivi từ khi nào?

Dấu chấm lửng

Ký hiệu   …

Tác dụng dấu chấm lửng trong câu

  • Tỏ ý còn nhiều sự vật, sự việc, hiện tượng, hành động tương tự chưa được liệt kê hết.
  • Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.
  • Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
  • Dấu chấm lửng là một tín hiệu nghệ thuật.

Cách sử dụng dấu chấm lửng 

  • Nếu một đoạn văn quá dài và chúng ta chỉ muốn mô tả những ý chính, quan trọng thì nên sử dụng dấu chấm lửng để lược bỏ các ý không cần thiết. 
  • Để mô tả một âm thanh kéo dài cũng nên sử dụng dấu chấm lửng. Ví dụ oe…oe…oe mô tả tiếng khóc của em bé.
  • Dùng dấu chấm lửng để biểu thị, bày tỏ tâm trạng chờ đợi, cảm giác hồi hộp.
  • Dấu chấm lửng có thể đặt trong dấu ngoặc đơn […] hoặc dấu ngoặc kép (…) để lượt bớt một phần nội dung.

Ví dụ dấu chấm lửng

  • Truyện Kiều có nhiều nhân vật như Thúy Kiều, Thúy Vân,Kim Trọng…
  • Hôm nay, mẹ nấu rất nhiều món ăn ngon như thịt kho tiêu, trứng chiên, canh chua…
  • Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, gương cặp răng nhọn và rộng như đôi gọng kìm, rồi thoắt cái lao nhanh xuống hang sâu. Ba giây… Bốn giây… Năm giây…Lâu quá

Dấu chấm phẩy

Ký hiệu  ;

Vị trí dấu chấm phẩy: Dấu chấm phẩy thường nằm ở giữa câu.

Tác dụng dấu chấm phẩy trong câu

  • Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp, các vế có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho nhau.
  • Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

Cách sử dụng dấu chấm phẩy

  • Sử dụng dấu chấm phẩy trong trường hợp liệt kê nhiều sự vật, sự việc mà không thể lược bỏ bất kỳ thành phần nào.
  • Trong giao tiếp hoặc làm văn nghị luận chúng ta ít sử dụng dấu chấm phẩy và chỉ nên sử dụng loại dấu câu này trong trong văn bản khoa học hoặc văn bản hành chính.

Ví dụ dấu chấm phẩy

  • Chị Thuận nấu cơm cho anh em ăn, làm người chị nuôi tần tảo; chị chăm sóc anh em ốm và bị thương, làm người hộ lý dịu dàng.
  • Sáng tạo là vấn đề rất quan trọng; không sáng tạo là không làm cách mạng được.

Cách sử dụng dấu câu trong soạn thảo văn bản - Ví dụ cụ thể - Giang Béc

Dấu gạch ngang

Ký hiệu   – 

Tác dụng dấu gạch ngang

  • Dùng dấu gạch ngang để đánh dấu bộ phận chú thích.
  • Để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
  • Dùng dấu gạch ngang để liệt kê.
  • Nối các từ trong một liên danh.

Cách sử dụng dấu gạch ngang

  • Dấu gạch ngang có thể nằm ở đầu dòng hoặc giữa câu.
  • Nên sử dụng dấu gạch ngang để liệt kê các mục lục, các ý chính, các phương pháp trong đoạn văn, văn bản.

Lưu ý các em cần phân biệt giữa dấu gạch ngang và dấu gạch nối có những điểm khác biệt gồm:

  • Dấu gạch ngang là một loại dấu câu trong tiếng Việt, giữa 2 từ có dấu gạch ngang cách nhau 1 khoảng trắng
  • Dấu gạch nối là một dấu trong từ, 2 từ trong dấu gạch nối không cách nhau. Ví dụ: Mát-xcơ-va.

Ví dụ dấu gạch ngang

Ví dụ 1:

Năm điều Bác Hồ dạy gồm:

– Yêu Tổ Quốc, yêu đồng bào,

– Học tập tốt, lao động tốt,

– Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt,

– Giữ gìn vệ sinh thật tốt,

– Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm

Ví dụ 2: Trận đấu giữa đội tuyển bóng đá nam Việt Nam – Trung Quốc sẽ diễn ra vào ngày mai.

Dấu chấm than

Ký hiệu  !

Vị trí dấu chấm than: Nằm ở cuối câu cảm thán.

Tác dụng dấu chấm than

  • Dùng để bộc lộ cảm xúc, tâm trạng của người nói, người viết.
  • Dấu chấm than giúp người đọc hiểu được tầm quan trọng của cảm xúc như tức giận, vui mừng, lo lắng, hoan hỷ, lo âu của người viết.
  • Dấu chấm than thường được sử dụng nhiều trong thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn và ít xuất hiện trong các văn bản hành chính.

Ví dụ dấu chấm than

Ví dụ 1: Trời ơi! Ngày nào cũng phải làm bài tập.

Ví dụ 2: Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi! ( Trích bài thơ Vội Vàng – Xuân Diệu)

Ví dụ 3:

Áo anh rách vai 

Quần tôi có vài mảnh vá 

Miệng cười buốt giá 

Chân không giày 

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay! ( Trích bài thơ Đồng Chí – Chính Hữu)

Dấu ngoặc đơn

Ký hiệu   ()

Vị trí dấu ngoặc đơn trong câu: Có thể nằm ở giữa câu, cuối câu

Tác dụng dấu ngoặc đơn

Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích như giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm ý trong đoạn văn giúp người đọc, người nghe hiểu rõ hơn ý nghĩa trong đoạn văn đó.

Cách sử dụng dấu ngoặc đơn

Nếu chúng ta muốn giới thiệu tiểu sử một người nổi tiếng, trong phần năm sinh có thể sử dụng dấu ngoặc đơn để giới thiệu về tuổi của người đó. 

Ví dụ: Nhà thơ Tố Hữu (1920 – 2002) là nhà thơ cách mạng lớn và nổi tiếng nhất Việt Nam.

Dấu ngoặc đơn dùng để giải thích thêm ý nghĩa của sự vật, nhân vật, hiện tượng hay các thuật ngữ để giúp người đọc hiểu rõ hơn.

Ví dụ: Bitcoin ( tiền điện tử) đang ngày một phổ biến và có giá trị rất cao.

Dùng để thuyết minh về một khái niệm mới lạ với nhiều người.

Ví dụ: Gọi là kênh Ba Khía vì ở đó hai bên bờ tập trung toàn những con ba khía, chúng bám đặc sệt quanh các gốc cây( ba khía là một loại còng biển lai cua, càng sắc tím đỏ, làm mắm xé ra trộn tỏi ăn rất ngon)

Dấu ngoặc kép

Ký hiệu  ” “

Vị trí: Nằm ở giữa câu, cuối câu hoặc đầu câu

Tác dụng của dấu ngoặc kép

Đây là câu trả lời cho câu hỏi dấu câu nào thường dùng để đánh dấu những từ ngữ với ý nghĩa đặc biệt :

  • Dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
  • Để đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt, nghĩa được hình thành trên cơ sở phương thức ẩn dụ.
  • Dùng từ ngữ có hàm ý mỉa mai.
  • Để đánh tên tác phẩm, tờ báo, tập san… được dẫn.

Ví dụ dấu ngoặc kép

Ví dụ 1: Như cha ông ta đã từng dạy “ lá lành đùm lá rách” đây là một hành động mà chúng ta nên làm theo để giúp đỡ người khác. 

= > Dấu ngoặc đơn dùng để trích dẫn câu tục ngữ.

Ví dụ 2: Kết cục, anh chàng “ hậu cần ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.

= > Dấu ngoặc kép trong ví dụ trên dùng để đánh dấu từ ngữ được dùng với hàm ý mỉa mai, một anh chàng khỏe mạnh mà bị một người phụ nữ túm đầu đẩy ngã.

Kết luận: Trong tiếng Việt có tất cả 10 dấu chấm câu gồm dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu hai chấm, dấu chấm lửng, dấu gạch ngang, dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép, dấu chấm than

Từ khóa tìm kiếm : các dấu trong tiếng việt,các dấu câu,các loại dấu câu,dấu trong tiếng việt,dấu câu là gì,các dấu,dấu câu nào thường dùng để đánh dấu những từ ngữ với ý nghĩa đặc biệt,các loại dấu câu đã học,các dấu câu trong tiếng việt,tác dụng của dấu câu,cuối câu kể có dấu gì,dấu này là dấu gì,các dấu câu đã học,dấu câu nào thường dùng để đánh dấu những từ ngữ với ý nghĩa đặc biệt?,kể tên các dấu câu đã học,những dấu câu,có bao nhiêu dấu câu

Đánh Giá

9.7

100

Hướng dẫn oke ạ !

User Rating: 3.12 ( 3 votes)

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Biểu mẫu

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button