Bài văn mẫu Tả chiếc trống đồng hay nhất (4 mẫu) – Văn mẫu lớp 5
Bạn đang xem bài: Bài văn mẫu Tả chiếc trống đồng hay nhất (4 mẫu) – Văn mẫu lớp 5
Trang trước
Trang sau
Đề bài: Tả chiếc trống đồng
Tả chiếc trống đồng (mẫu 1)
Vừa rồi nhà trường có tổ chức cho chúng em đi thăm quan bảo tàng lịch sử ở Hà Nội. Trong viện bảo tàng có rất nhiều hiện vật lịch sử quý giá, một trong số đó là chiếc trống đồng Đông Sơn.
Theo lời cô hướng dẫn viên em được biết trống đồng Đông Sơn được các nhà khảo cổ phát hiện ở Đông Sơn- Thanh Hóa. Trống đồng được chia ra làm ba bộ phận: mặt trống, tang trống và thân trống. Về chất liệu, trống được làm bằng đồng thau, có độ bền cao. Ngay khi được ngắm nhìn và tìm hiểu về trống đồng Đông Sơn em đã rất ấn tượng với sự đa dạng về hình dáng, kích thước của trống đồng.
Em cũng rất thích thú với sự phong phú của các họa tiết trên mặt trống. Ở chính giữa mặt trống có một hình ngôi sao rất nhiều cánh. Xung quanh ngôi sao có các hình tròn đồng tâm. Trên hình tròn đó có các họa tiết hoa văn hình người, thiên nhiên, muông thú được sắp xếp hợp lí, đẹp mắt. Vòng đầu tiên là hình ảnh con người mặc trang phục lễ hội và con người lao động. Vòng tiếp theo có họa tiết của chim và hươu nai có gạc. Ngắm nhìn mặt trống càng lâu em càng chú ý đến những cánh hạc trên mặt trống. Em nghe nói, đó là loại chim lành, mang lại may mắn, ấm êm cho con người. Thân trống có chạm khắc hình các con vật hiền lành xen với những cánh chim đang bay. Đó là biểu tượng cho cuộc sống êm đềm, hạnh phúc và mong muốn an cư lạc nghiệp của con người.
Chuyến tham quan kết thúc em có thêm nhiều kiến thức hơn đặc biệt là kiến thức về trống đồng Đông Sơn, nền văn hóa Đông Sơn. Em rất tự hào khi đất nước ta có trống đồng. Em hi vọng em sẽ có dịp thăm lại bào tàng và được ngắm nhìn trống đồng thêm nữa.
Tả chiếc trống đồng (mẫu 2)
Vào kì nghỉ hè năm ngoái, ba mẹ cho em đi nghỉ mát ở Cửa Lò. Thời gian này, cả gia đình em đến thăm viện bào tàng ở tỉnh Thanh Hóa. Trong những di vật được trưng bày, em thích nhất là bộ Sưu tập trống đồng Đông Sơn.
Trống đồng Đông Sơn đa dạng không chỉ về hình dáng, kích thước mà cả về phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn. Giữa mặt trông có hình ngôi sao nhiều cánh tỏa ra xung quanh. Tiếp đến là những hình tròn đồng tâm khắc hình vũ công nhảy múa, hình chim bay, hươu nai có gạc…
Nổi bật trên mặt trông đồng là hình ảnh con ngườilao động, họ săn bắn, đánh cá bằng những dụng cụ thô sơ. Họ vui sướng nhảy múa khi họ được làm chủ hoàn toàn thành quả lao động của mình sau những ngày tháng vất vả. Bên cạnh hình ảnh về cuộc sông lao động, con người còn thể hiện bản sắc văn hóa của mình qua những hành động đánh trống, thổi kèn và những điệu múa. Con người hòa nhập với thiên nhiên, thiên nhiên được thể hiện ở mặt trông cũng rất đa dạng và phong phú: những cánh cò bay lả bay la, những con chim Lạc, chim Hồng tung bay giữa bầu trời cao rộng, những đàn cá tung tăng bơi lội. Tất cả hòa nhập với nhau tạo nên cuộc sống sinh động nhiều màu sắc. Những hình ảnh trên mặt trông đồng thể hiện sự khát khao một cuộc sông ấm no, yên vui của người dân Việt Nam.
Tả chiếc trống đồng (mẫu 3)
Năm học vừa qua, sau lễ sơ kết học kì I, nhà trường tổ chức cho chúng em tham quan Viện bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh. Trong ấy, mỗi vật đều có những niên đại lịch sử khác nhau. Em đặc biệt chú ý đến chiếc trống đồng.
Nổi bật, đĩnh đạc và uy nghi giữa gian phòng trưng bày là chiếc trống đồng Đông Sơn. Trống to cỡ ba vòng tay học sinh chúng em, cao đến ngực và có hai quai. Theo lời thuyết minh của cô phụ trách cổ vật thì trống có niên đại khởi đầu khoảng thiên niên kỉ I trước Công Nguyên. Trống đồng là biểu hiện tập trung nhất những thành tựu trong sinh hoạt kinh tế, văn hóa, xã hội và quyền uy của nhà nước thời Hùng Vương. Có nhiều hoa văn được bố trí hợp lí trên mặt trống, tang trống và thân trống.
Mặt trống Đông Sơn là một vũ trụ thu nhỏ với tâm trống luôn là một ngôi sao có số cánh từ tám đến mười sáu, tuỳ từng vùng. Xung quanh ngôi sao là những vòng tròn đồng tâm hình người có những vũ công, từng tốp bốn đến bảy người mặc những bộ trang phục lễ hội, tay cầm khèn hoặc rìu, giáo.
Tang trống được viền sắc sảo bởi đội thủy binh. Trên mỗi chiến thuyền có hình vòng cung gồm năm đến tám người.
Hình tượng những con vật hiền lành xen vào những con chim đang bay được trang trí ở thân trống biểu hiện cuộc sống êm đềm, lạc nghiệp.
Kết thúc chuyên tham quan, lòng em dâng lên một cảm xúc khó tả. Văng vẳng đâu đó, âm thanh giòn giã của trống đồng từ những cuộc chiến dựng nước và giữ nước thời Hùng Vương, gắn liền với những chiến thắng chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Em rất tự hào về đất nước của em.
Tả chiếc trống đồng (mẫu 4)
Niềm tự hào chính đáng của chúng ta trong nền văn hóa Đông Sơn chính là bộ sưu tập trống đồng hết sức phong phú.
Trống đồng Đông Sơn đa đạng không chỉ về hình dáng, kích thước mà cả về phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn. Giữa mặt trống đồng bao giờ cũng có hình ngôi sao nhiều cánh tỏa ra xung quanh. Tiếp đến là những hình tròn đồng tâm, hình vẽ công nhảy múa, chèo thuyền, hình chim bay, hươu nai có gạt…
Nổi bật trên hình ảnh hoa văn cánh đồng là hình ảnh con người hòa với thiên nhiên. Con ngườilao động, đánh cá, săn bắn. Con người đánh trống, thổi kèn – con người cầm vũ khí bảo vệ quê hương và tưng bừng nhảy múa mừng chiến công hay cảm tạ thần linh,… Đó là con người thuần hậu, hiền hòa, mang tính nhân bẳn sâu sắc. Bên cạnh và xung quanh con người đầy đầy ý thức làm chủ ấy là cánh cò bay lả, bay la, những chim Lạc, chim Hồng, những đàn cá lội tung tăng,… Đó đây hình tượng ghép đôi muông thú, nam nữ còn nói lên sự khao khát cuộc sống ấm no, yên vui của người dân.
Trang trước
Trang sau
Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Văn mẫu lớp 5