Văn mẫu lớp 6

Bài văn Tả một ngày mùa đông mưa phùn, giá rét hay nhất

Bài văn Tả một ngày mùa đông mưa phùn, giá rét hay nhất

Đề bài: Tả một ngày mùa đông mưa phùn, giá rét

Bài văn mẫu

Quảng cáo

Bạn đang xem bài: Bài văn Tả một ngày mùa đông mưa phùn, giá rét hay nhất

Mùa đông, bầu trời xám xịt, những cơn gió mùa lạnh cóng khiến người người suýt xoa trong chiếc khăn ấm, áo ấm. Đặc trưng của mùa đông có lẽ chính là mưa và gió lạnh. Sau một tuần trời lạnh khô, nay trời đã ẩm ướt hơn nhờ cơn mưa phùn cuối đông.

Cư vào những ngày cuối tháng 11 và 12, thời tiết trở nên xấu hơn , bầu trời vắng hẳn ánh nắng chói chang của mặt trời ngày hạ. Mùa đông mang theo không khí ảm đạm, âm u. Mùa đông, màu sắc chủ đạo chỉ có hai gam màu xám và trắng là chủ yếu.Cảnh vật nhiều khi được bao phủ bởi những lớp sương mù làm cho khung cảnh cũng mờ ảo hơn. Cảnh vật dường như thay đổi để chống trọi lại với cái rét cắt da cắt thịt đang ngự trị. Bầu trời không có nắng, thay vào đó là những đám mây nặng trĩu nước, chỉ trực rơi xuống làm tăng thêm cái lạnh vốn đã khiến mọi người rét run bần bật. Những màn nước mỏng, bụi bụi rơi xuống đọng trên cành lá. Những cành khẳng khiu những giọt nước đọng dần, đọng dần tới khi đủ độ thì thấm ướt vỏ cây, hoặc nhỏ những giọt nước truyền cành rơi xuống mặt đất. Những ngày mưa,dường như phố xá vắng vẻ hơn, mọi người ở trong nhà tránh cái rét cực độ. Nếu ai bận việc mới ra ngoài còn nếu không thì chẳng ai muốn ra ngoài đối diện với cái rét như tê tái da thịt. Trừ các chú cảnh sát giao thông, những cô chú lao công làm việc ngoài trời vất vả. Còn mọi người, dù đi ở ngoài đường, ai cũng trùm kín áo mưa, chỉ để hở ra hai con mắt nhìn đường, để tránh đi cái lạnh và sự ướt át từ mưa gió. Mưa phùn làm cảnh vật mờ đi và chìm trong những màn sương trắng mỏng. Cây cối như run rẩy trước cái lạnh giá đến khắc nghiệt của thời tiết. Đường sá cũng thưa thớt người, loang loáng những vũng nước do mưa đọng lại. Những ngôi nhà cao tầng cửa kính, nước mưa bám lên phủ kín, nước chảy thành những vệt in rõ rệt nên nền kính. Các hoạt động mua sắm, giải trí trong những ngày đông dường như trở nên yên ắng hơn, khác hẳn với mùa hè, các hoạt động giải trí sôi động hơn nhiều. Trời mưa,con người trở nên ngại hơn với các hoạt động ngoài trời.Tuy nhiên có rất nhiều người thích mùa đông, bởi mùa đông được ngủ trong chăn ấm, được ăn những món ăn nóng, được mặc nhiều áo với mẫu mã đẹp và đa dạng hơn mùa hè. Rồi được cầm trên tay cốc cà phê nóng nhâm nhi và nhìn ra ngoài trời để thấy rằng mùa đông cũng đẹp và đáng quý như bất cứ mùa nào trong năm.

Mùa đông mưa phùn giá rét là thế nhưng không thể ngăn nổi tình yêu và sự gần gũi của con người. Mọi người thường tụ họp cùng nhau ăn uống ấm cúng để kể cho nhau nghe những câu chuyện thường nhật của cuộc sống. Để cùng sát lại bằng những cái ôm xua đi những lạnh giá của thời tiết ngoài kia. Và để trân trọng hơn những ngày có nắng.

Xem thêm các bài Văn mẫu cảm nghĩ, kể chuyện, tả cảnh, tả người, miêu tả lớp 6 hay khác:

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Văn mẫu lớp 6

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button