Tổng hợp

Bạn Nhìn Thấy Gì Trong Nụ Cười Của Người Đầu Bếp?

Nghề bếp đang thu hút đông đảo sự quan tâm của nhiều bạn trẻ bởi cơ hội việc làm rộng mở và mức thu nhập ổn định. Tuy nhiên, mọi sự vật đều có hai mặt trái và phải, làm bếp cũng thế, ngoài những lúc thỏa mãn vì được cống hiến sức lực, sự sáng tạo cho công việc thì người đầu bếp vẫn có những khó khăn, vất vả mà không hẳn ai cũng biết. Hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau tâm sự về nghề này nhé! “Bạn nhìn thấy gì ẩn chứa sau nụ cười của đầu bếp?”

Chất lượng đời sống của con người ngày càng tốt hơn, chúng ta không chỉ cần ăn no mà còn đưa ra những yêu cầu cao về ăn uống. Chẳng hạn, bạn sẽ cảm thấy ngon miệng hơn khi thưởng thức những món ăn được chăm chút, trang trí đẹp mắt và mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng. Chính vì vậy, nghề Bếp trở thành một “minh tinh” được nhiều người chú ý, săn đón trong những năm gần đây. Có nhiều ý kiến cho rằng đây là một công việc “nắng không tới mặt, mưa chẳng tới đầu” cùng một mức lương hấp dẫn. Nhưng thật ra đầu bếp mỗi ngày đều phải “chơi với lửa, đùa với dao”, đối mặt với những áp lực và khó khăn riêng mà bạn chưa biết đến.

Bạn đang xem bài: Bạn Nhìn Thấy Gì Trong Nụ Cười Của Người Đầu Bếp?

nghề bếp

Nghề đầu bếp cần có sự tỉ mỉ trong từng chi tiết của món ăn.

Nụ Cười Tỏa Ra Một Tình Yêu Nghề Mãnh Liệt

Tình yêu với nghề bếp xuất phát một cách tự nhiên trong mỗi người, bắt đầu từ việc tự nấu ăn cho bản thân, gia đình đến sự thích thú với những màn “cầm dao, lắc chảo” chuyên nghiệp của các Chef. Ngày qua ngày, niềm đam mê ấy được “nuôi dưỡng” với công việc nấu nướng hàng ngày và khát vọng chinh phục đỉnh cao của nghề Bếp. Bạn đã thấy nụ cười của người đầu bếp khi nào?

Chúng ta có thể nhận ra những người làm bếp đều có sự “trầm tĩnh” nhất định trong suy nghĩ và công việc. Khi họ đang tập trung với các nguyên liệu thì dường như không một điều gì có thể phá vỡ được thế giới ấy. Trong từng món ăn được chế biến ra đều có một phần tình yêu nghề gửi gắm vào đó. Bởi thế, dù có nguyên liệu giống nhau nhưng tùy theo tâm trạng mà họ tạo nên hương vị khác nhau cho thành phẩm. Sự yêu thích nấu nướng chính là động lực để nụ cười luôn hiện diện trên khuôn mặt của người đầu bếp. Những giải thưởng, chức vụ, thu nhập chính là sự công nhận về những nỗ lực và khả năng của họ. Nghề đầu bếp sẽ thấy nụ cười khi đủ “duyên”, chữ “duyên” ở đây nói đến sự cố gắng không ngừng nghỉ để chinh phục nghề nghiệp.

tình yêu với nghề bếp

Mỗi món ăn chỉn chu đều ẩn chứa tình yêu mãnh liệt của người đầu bếp.

Ngoài việc được làm công việc mình yêu thích, niềm vui của đầu bếp còn đến từ nụ cười của khách hàng. Sự tán thưởng, đón nhận từ thực khách giúp họ thêm vững vàng bước đi trên con đường làm nghề. Đó còn là nguồn động lực và cảm hứng giúp họ phát huy khả năng sáng tạo, chứng minh sự uyên bác của mình qua những món ăn tuyệt đỉnh, độc đáo. Tiếng cười của thực khách khiến cho nụ cười của người đầu bếp thêm đẹp đẽ vì đã chứng minh được rằng lựa chọn nghề nghiệp của họ hoàn toàn đúng đắn.

Nụ Cười Ấy Là “Trái Ngọt” Sau Những Khó Nhọc

Hiện nay, nghề bếp có mức lương tương đối hấp dẫn hơn so với các ngành nghề khác nhưng để đạt được điều ấy thì người đầu bếp phải trải qua một quá trình học tập, học việc, tích lũy và rèn luyện khá vất vả. Những đầu bếp hàng đầu của thế giới như Gordon Ramsay hay Marco Pierre White đều bắt đầu luyện tập với những việc làm đơn giản như lựa chọn, sơ chế nguyên liệu, rửa chén,… và kết quả là hôm nay họ nổi tiếng và được nhiều người ngưỡng mộ.

nụ cười đầu bếp

Bạn sẽ tích lũy kinh nghiệm từ những người đi trước để trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp.

Không gian để người làm bếp cống hiến sẽ không phải trong một văn phòng rộng lớn, máy lạnh mát rượi mà là căn phòng bếp luôn nóng hừng hực với ngọn lửa cùng tiếng va chạm của xoong chảo. Sự vất vả còn được thể hiện qua cường độ làm việc cao, đi sớm về khuya, ca làm lại không cố định. Đôi tay của người thợ làm bánh chai sần vì nhồi bột nhiều thì tay của đầu bếp cũng khó tránh khỏi những vết bỏng, vết thương bởi họ luôn làm việc với dao và lửa. “Thiệt thòi” mà họ còn đánh đổi để mang lại những bữa ăn ngon cho thực khách chính là thời gian. Họ chẳng thể dành những ngày cuối tuần cho gia đình, lễ Tết vẫn làm việc rồi nghỉ bù sau hay chính thời gian dành cho bản thân cũng bị ít đi. Nhưng may mắn, họ được gia đình thấu hiểu, cảm thông với đặc thù nghề nghiệp và trở thành nơi tiếp thêm động lực để họ làm nghề.

Ở chốn công sở, ta vẫn nghe những cụm từ chỉ những áp lực công việc như deadline, KPIs, doanh thu,… Vậy đầu bếp có phải chịu những sức ép tương tự như vậy không? Nếu có dịp được bước vào căn bếp của một nhà hàng vào giờ cao điểm, bạn sẽ nhận thấy bầu không khí căng thẳng dưới sức nóng của ngọn lửa lẫn áp lực về thời gian ra món phục vụ cho thực khách. Người đầu bếp cần có một “cái đầu lạnh” để có thể thao tác nhanh nhưng vẫn khéo léo, nêm nếm gia vị chuẩn xác, thành phẩm đạt yêu cầu về thời gian và hình thức. Với sự tập trung cao, kinh nghiệm dày dặn thì những điều này không thể làm khó được họ.

người đầu bếp

Người đầu bếp luôn tập trung cao độ khi chế biến món ăn. Nguồn: Internet

Nghề bếp còn có một yêu cầu quan trọng để đi đến thành công chính là sự sáng tạo không ngừng. Kỹ thuật chuyên nghiệp, vị giác tốt chưa đủ để bạn trở thành một Chef chuyên nghiệp. Bạn cần phải có thái độ cầu tiến và sự tìm tòi, sáng tạo. Ở mỗi vị trí công việc trong căn bếp đều có những khó khăn riêng nhưng chính điều đó giúp bạn tích lũy thêm kinh nghiệm và từng bước trở thành những người làm nghề bếp chuyên nghiệp, đáng ngưỡng mộ. Ẩm thực thế giới phát triển theo từng ngày, bạn phải nắm bắt được xu hướng, thị hiếu ăn uống của thực khách để tạo ra những món ăn mới với sự kết hợp nguyên liệu độc đáo, khẳng định được năng lực của bản thân. Chừng ấy gian nan, vất vả vẫn không thể dập tắt đi ngọn lửa yêu nghề mà còn giúp cho nụ cười của người đầu bếp thêm phần rạng rỡ hơn.

Nụ Cười Thể Hiện Cho Trạng Thái Hạnh Phúc Của Con Người

Nghề Bếp hay bất kỳ ngành nghề nào, bên cạnh những hào quang về chức vụ, thu nhập thì vẫn có không ít khó khăn, thử thách cần phải vượt qua. Điều quan trọng nằm ở bạn, có đam mê thì bạn phải dám quyết tâm theo đuổi tới cùng. Mọi sự cố gắng, nỗ lực đều sẽ được đền đáp bằng những “trái ngọt” xứng đáng. Còn gì hạnh phúc hơn khi chúng ta được làm việc, cống hiến trí lực cho nghề nghiệp mà mình yêu thích. Chính nụ cười trên gương mặt họ đã thể hiện điều này.

công việc yêu thích

Còn gì hạnh phúc hơn khi được làm công việc mà mình yêu thích.

Thành công không bao giờ đến một cách chớp nhoáng và không một ai sinh ra đã có thể thành thiên tài nấu nướng. Độ “chín” của người đầu bếp được “nung nấu” bằng một quá trình tích lũy kiến thức, kỹ năng bài bản tại các cơ sở đào tạo rồi học việc, làm việc tại các quán ăn, nhà hàng từ bình dân đến cao cấp để có thêm kinh nghiệm. Mỗi người trong chúng ta đều có thể trở thành một người làm bếp chuyên nghiệp với điều kiện phải có đam mê và bản lĩnh.

học nấu ăn cet

Nụ cười của người đầu bếp đều có những ý nghĩa riêng.

Xác định được điều mình muốn và vạch ra hướng đi rất quan trọng đối với những bạn trẻ đang đứng trước ngưỡng cửa chọn nghề. Bạn cần bình tĩnh, lắng nghe bản thân để đưa ra những quyết định đúng đắn. Còn nếu bạn có tình yêu với việc bếp núc, muốn cho ra đời những công thức nấu ăn mang dấu ấn của riêng mình thì hãy bắt đầu thực hiện ngay mong muốn ấy. Khởi đầu với những điều cơ bản để giúp những bước chân tiếp theo của bạn thêm vững chãi hơn. Trung cấp nghề nấu ăn chúc bạn thành công với những dự định sắp tới của mình nhé!

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button