Tổng hợp

Biện Chứng Là Gì? Các Hình Thức Cơ Bản Của Biện Chứng

Trong chủ nghĩa Mác – Lênin, khái niệm biện chứng dùng để chỉ mối liên hệ, tương tác, chuyển hóa và vận động theo quy luật của các sự vật, sự việc. Thông qua bài viết này, Bachkhoawiki sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về phép biện chứng là gì và các hình thức cơ bản của biện chứng nhé.

Biện chứng là gì?

Định nghĩa biện chứng là gì?

Trong triết học, biện chứng là khái niệm được sử dụng để chỉ những mối liên hệ và sự phát triển của các sự vật, sự việc, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

Bạn đang xem bài: Biện Chứng Là Gì? Các Hình Thức Cơ Bản Của Biện Chứng

Advertisement

Một số khái niệm có liên quan

Yếu tố biện chứng là gì?

Yếu tố biện chứng là việc chúng ta xem xét sự vật, sự việc, hiện tượng thông qua sự chi phối và ràng buộc lẫn nhau của chúng, trong sự vận động và phát triển không ngừng.

Nói cách khác, đây chính là việc chúng ta xem xét sự việc, hiện tượng thông qua những thực thể khách quan được thể hiện ra bên ngoài của những sự vật, sự việc, hiện tượng đó.

Advertisement

Duy vật biện chứng là gì?

Duy vật biện chứng do C.Mác và Ph.Ăngghen sáng lập là hình thức phát triển cao nhất của phép biện chứng.

Đây là khái niệm được xây dựng dựa trên sự kế thừa những giá trị hợp lý trong lịch sử phép biện chứng, đặc biệt là những giá trị hợp lý đồng thời khắc phục những hạn chế trong quan điểm biện chứng của Ph. Hêghen.

Advertisement

Bên cạnh đó, phép duy vật biện chứng của C.Mác và Ph.Ăngghen còn phát triển phép biện chứng trên cơ sở thực tiễn mới, giúp cho phép biện chứng đạt tới trình độ hoàn bị trên lập trường duy vật mới.

Phủ định biện chứng là gì?

Theo triết học, phủ định biện chứng là cụm từ dùng để chỉ sự phủ định tạo ra những điều kiện, tiền đề phát triển của sự vật.

Ví dụ, quá trình “hạt giống nảy mầm”. Trong trường hợp này: cái mầm ra đời từ cái hạt; sự ra đời của nó là sự phủ định biện chứng đối với cái hạt, nhờ đó giống loài này tiếp tục quá trình sinh tồn và phát triển.

Phép biện chứng duy tâm

Những quan điểm về phép biện chứng duy tâm bắt đầu xuất hiện trong triết học của I. Kanto và đạt tới đỉnh cao trong triết học của Ph.Heghen.

Ở thời kỳ của mình, Ph.Heghen đã nghiên cứu và phát triển các tư tưởng biện chứng thời cổ đại lên tới một trình độ mới sâu sắc và có tính hệ thống. Trong đó trọng tâm là những học thuyết về sự phát triển.

Tuy vậy, phép biện chứng của Ph.Heghen lại là phép biện chứng được dựa trên lập trường duy tâm (duy tâm khách quan) nên chưa phản ảnh được chính xác sự liên kết phổ biến và sự phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

Bởi nếu theo như lý luận này thì bản thân sự biện chứng của các quá trình trong giới tự nhiên chỉ là sự tha hóa của bản chất biện chứng của “Ý niệm tuyệt đối” mà thôi.

Ví dụ phép biện chứng

Để bạn đọc dễ hình dung hơn về phép biện chứng, chúng tôi xin gửi tới quý bạn đọc một vài ví dụ về phép biện chứng như sau:

Quy luật “phủ định của phủ định”: Một con gà mái được được coi là cái khẳng định, nhưng khi con gà mái đó đẻ trứng thì quả trứng đó sẽ đươc coi là cái phủ định của con gà.

Sau đó quả trứng gà trải qua thời gian vận động và phát triển thì quả trứng lại nở ra con gà con. Vậy con gà con lúc này sẽ được coi là cái phủ định của phủ định, mà phủ định của phủ định sẽ trở thành cái khẳng định. Sự vận động và phát triển này luôn diễn ra liên tục vận động và phát triển và có tính chu kỳ.

Quy luật chuyển hóa những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại: Sau khi tan làm, A đi xe máy với quãng đường 5km từ cơ quan về đến nhà.

Lúc này, tất cả sự thay đổi trong quãng đường mà A di chuyển từ cơ quan đến trước khi về đến nhà được coi là sự thay đổi về “lượng”, cho đến thời điểm a về đến nhà thì đó là có thay đổi về “chất”. Như vậy trong trường hợp này, ta có thể thấy sự thay đổi về lượng đã dẫn đến sự thay đổi về chất.

Phép biện chứng là gì?

Phép biện chứng là học thuyết về biện chứng của thế giới. Chúng khái quát những mối liên hệ phổ biến nhất, những quy luật chung nhất của mọi sự vật, sự việc, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

Từ đó xây dựng nên các quy tắc, các phương pháp luận chung cho cả quá trình nhận thức và thực tiễn.

Các hình thức cơ bản của phép biện chứng là gì?

Trong suốt hơn 2000 năm phát triển từ thời cổ đại phương Đông và phương Tây, phép biện chứng bao gồm 3 hình thức cơ bản bao gồm:

  • Phép biện chứng chất phác thời cổ đại
  • Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức
  • Phép biện chứng duy vật do C.Mác và Ph. Hegghen sáng lập

Nguyên lý của phép biện chứng là gì?

Friedrich Engels 1840 cropped

Ph. Ăngghen đã từng nói: “Phép biện chứng là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”.

Về cơ bản, phép biện chứng duy vật bao gồm 2 nguyên lý chính gồm:

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, theo nguyên lý này thì mọi sự vật, sự việc, hiện tượng đều có tác động đến nhau, không có sự vật, sự việc nào tách biệt hoàn toàn với các sự vật, hiện tượng khác.

Nguyên lý về sự phát triển, đây  là nguyên tắc lý luận mà trong đó khi xem xét sự vật, hiện tượng khách quan phải luôn đặt chúng vào quá trình luôn luôn vận động và phát triển (vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật).

Các quy luật của phép biện chứng

Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác-Lênin cũng là các quy luật cơ bản của phương pháp luận của triết học Mác-Lênin. Theo đó, phép biện chứng duy vật có 3 quy luật gồm:

  • Quy luật lượng – chất: chỉ ra cách thức, hình thức của sự phát triển
  • Quy luật phủ định: chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển.
  • Quy luật mâu thuẫn: chỉ ra nguồn gốc của sự phát triển

Ngoài ra, bạn đọc cũng có thể tham khảo một số bài viết khác tại đây:

Thông qua bài viết trên, bạn đọc đã có thêm thông tin về khái niệm biện chứng và các hình thức cơ bản của biện chứng. Like & Share bài viết để ủng hộ Cmm.edu.vn tiếp tục cập nhật thông tin bổ ích nữa nhé.

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button