Ngày nay các hiện tượng khí hậu cực đoan xuất hiện ngày càng nhiều như lũ lụt, hạn hán, bão lốc… tác động một cách tiêu cực đến cuộc sống của con người và các loại động vật trên trái đất do biến đổi khí hậu. Vậy Biến đổi khí hậu là gì? Hãy cùng Cmm.edu.vn tìm hiểu về biến đổi khí hậu và những tác động của biến đổi khí hậu đến cuộc sống của chúng ta nhé.
Biến đổi khí hậu là gì?
Biến đổi khí hậu là hiện tượng thay đổi thời tiết vượt qua ngưỡng trung bình đã được duy trì trong một thời gian dài, trung bình từ 30-40 năm hoặc có thể dài hơn.
Bạn đang xem bài: Biến Đổi Khí Hậu Là Gì? 7 Tác động Không Ngờ Với Nhân Loại
Advertisement
Biến đổi khí hậu thường là những biến đổi tiêu cực ở các môi trường sống tự nhiên tác động trực tiếp đến thời tiết làm những biểu hiện của thời tiết trở nên tiêu cực hơn, gây sự thay đổi mạnh mẽ cho môi trường, ảnh hưởng có hại đến các sinh vật sống trên trái đất kể cả con người.
Thời tiết thay đổi dẫn đến khí hậu là các yếu tố lượng mưa, độ ẩm, áp suất khí quyển thay đổi, làm xuất hiện các hiện tượng cực đoan như lũ lụt, hạn hán, sóng thần, bão lốc thường xuyên hơn.
Advertisement
Nguyên nhân của biến đổi khí hậu là gì?
Nguyên nhân chính của biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay từ 2 nguyên nhân chính là nguyên nhân tự nhiên và nguyên nhân từ con người.
Advertisement
Tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu được khẳng định là do các hoạt động của con người. Con người trong quá trình khai thác các tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu của mình đã làm biến đổi mạnh mẽ môi trường thiên nhiên, dẫn đến sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu.
Các nguyên nhân tự nhiên có thể kể đến sự thay đổi cường độ ánh sáng mặt trời, các cơn bão từ mặt trời, các hoạt động của núi lửa, sự thay đổi di chuyển của các mảng kiến tạo, sự thay đổi các dòng hải lưu trong đại dương, thay đổi quỹ đạo quay của trái đất.
Các nguyên nhân do con người có thể kể đến như việc đốt các nguyên liệu hóa thạch (than, dầu, khí đốt…) đã thải một lượng lớn các lượng khí thải gây gia tăng hiệu ứng nhà kính (Cacbonic, Nitơ, Oxit nitơ…) vào bầu khí quyển làm nhiệt độ trái đất ngày càng tăng cao.
Ngoài ra việc khai thác quá mức diện tích rừng cho việc đô thị hóa, lấy đất làm nông nghiệp, lấy gỗ làm nhà phục vụ cho các mục đích sinh hoạt sống của con người đã dẫn đến thiếu hụt một lượng lớn cây xanh thanh lọc không khí.
Điều này làm biến đổi đất ở các khu vực đất trống, dẫn đến thời tiết thay đổi và làm tình hình biến đổi khí hậu trở nên ngày càng trầm trọng.
Biểu hiện của biến đổi khí hậu là gì?
Nhiệt độ trung bình tăng cao: điển hình là sự nóng lên của trái đất ngày càng gia tăng.
Hạn hán xuất hiện ở nhiều nơi trên trái đất: Các khu vực hạn hán ngày càng gia tăng kể từ những năm 1970, rõ ràng nhất là tình trạng cháy rừng diễn ra ngày càng nhiều do nhiệt độ ở một số khu vực tăng cao quá mức, khô hạn trong nhiều ngày khiến cho việc cháy rừng dễ dàng diễn ra hơn.
Lượng mưa tăng giảm thất thường: Lượng mưa thay vì ổn định theo mùa thì bây giờ xuất hiện tình trạng mưa trái mùa nhiều hơn.
Mùa mưa cũng ngày càng trở nên thất thường và ít đi hẳn ở những vùng nhiệt đới có mưa quanh năm như trước giờ làm cho nguồn nước tưới tiêu trở nên khan hiếm hơn.
Mực nước biển tăng cao, hiện tượng đại dương bị axit hóa: Nhiệt độ tăng cao làm cho băng ở 2 cực tan ra và khiến mực nước biển ngày càng gia tăng, nhấn chìm các vùng đất trũng thấp.
Ngoài ra, CO2 không được khí quyển hấp thụ hết cũng khiến lượng CO2 dư ra này bị hấp thụ ở đại dương, dẫn đến tình trạng axit hóa đại dương tăng cao.
Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng nhiều: Một trong những điều chúng ta có thể nhận thấy rõ là các cơn bão lớn, lốc xoáy, mưa đá, bão tuyết có sức tàn phá xuất hiện càng nhiều gây thiệt hại không hề nhỏ đối với con người.
Một số tác động của biến đổi khí hậu
Mực nước biển dâng cao
Nhiệt độ trái đất ngày càng tăng cao dẫn đến băng ở 2 cực đang dần tan ra mỗi ngày, làm cho mực nước biển dâng cao. Các sông băng, các biển băng đang dần co lại và thu hẹp dần. Những vùng đất lãnh nguyên từng được phủ một lớp băng vĩnh cửu đang dần được cây cối bao phủ.
Mực nước biển tăng cao dẫn đến việc các bờ biển đang ngày một biến mất. Theo một nghiên cứu, nếu nước biển cứ ngày một dâng cao thì trong vòng 100 năm nữa, mực nước biển sẽ dâng thêm ít nhất là 6m.
Với mực nước dâng như thế này, phần lớn các hòn đảo và các thành phố ven biển sẽ biến mất.
Thiệt hại kinh tế
Thiệt hại kinh tế ngày càng gia tăng gắn liền với những tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu.
Các trận bão, lũ lụt phá hủy các cơ sở hạ tầng, làm mùa màng thất bát, các nhà nước phải tốn nhiều tiền của để khắc phục hậu quả và hỗ trợ người dân phục hồi sau bão lũ.
Hạn hán, mất mùa làm mùa màng không thể thu hoạch, lương thực cho người dân không được đảm bảo, phải nhập khẩu từ các nước khác, gây tiêu tốn tiền của.
Các tổn thất về kinh tế đều khiến cho người dân phải gánh chịu, giá cả thực phẩm và nguyên liệu leo thang, chính phủ phải chịu áp lực hơn trong việc tìm kiếm các nguồn cung cấp từ bên ngoài ổn định.
Ngoài ra chi phí bỏ ra để nghiên cứu và hạn chế tác động của biến đổi khí hậu là một con số khổng lồ nếu muốn giải quyết vấn đề một cách lâu dài.
Thiên tai
Thiên tai toàn cầu đang gia tăng do biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu làm xuất hiện nhiều hơn thiên tai, lũ lụt, hạn hán, sạt lở đất, xói mòn…
Ngày càng có bằng chứng cho thấy biến đổi khí hậu sẽ khiến các cơn bão, lũ quét, cháy rừng và các thảm họa thiên nhiên khác có sức tàn phá khốc liệt hơn.
Trong khi một nửa trên trái đất thì gặp lũ lụt triền miên, còn một nửa còn lại thì phải gánh chịu khô hạn khốc liệt kéo dài.
Hạn hán làm cạn kiệt các nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền nông nghiệp của một số nước.
Các hiện tượng thiên tai cực đoan ngày càng diễn biến thất thường và khó dự báo hơn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của con người.
Dịch bệnh
Nhiệt độ tăng cao, khô hạn thường xuyên xảy ra. Không những vậy lũ lụt, mưa bão cũng diễn ra với cường độ cao và gây nhiều thiệt hại đến người và của cải.
Lũ lụt và hạn hán luôn tạo môi trường sinh trưởng thuận lợi cho các loài muỗi, ký sinh, chuột và nhiều sinh vật mang bệnh phát triển mạnh.
WHO đưa tin các loại bệnh truyền nhiễm đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. COVID 19 là một trong những đại dịch điển hình trong thế kỷ này.
Mỗi năm có hơn 150000 người chết do các loại dịch bệnh liên quan đến biến đổi khí hậu. Từ bệnh tim do nhiệt độ tăng quá cao đến các loại bệnh khác như tiêu chảy, hay các vấn đề về hô hấp.
Mất đa dạng sinh học
Nhiệt độ trái đất tăng cao làm cho môi trường sống của các loài sinh vật ngày càng bị đe dọa, thậm chí có giống loài đang ở trên bờ vực tuyệt chủng vì mất đi môi trường sống của mình.
Khô hạn làm bề mặt trái đất bị hoang hóa, cây cối không thể phát triển được làm động vật mất đi nơi sinh sống của mình. Nếu việc này tiếp tục diễn ra mà không có bất kỳ nỗ lực ngăn chặn nào, khoảng 50% các loài động vật sẽ có nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050.
Các hệ sinh thái bị phá hủy
Sự gia tăng nhanh chóng của hàm lượng CO2 có trong không khí đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái, nguồn cung cấp nước ngọt, nguyên liệu, năng lượng, thực phẩm và sức khỏe con người cũng như các loài động vật trên trái đất.
Các khu rừng nhiệt đới ngày càng có ít mưa hơn, hạn hán diễn ra thường xuyên và dẫn đến cháy rừng.
Dưới biển các rặng san hô ngày càng có xu hướng giảm dưới tác động của nhiệt độ, không khí và băng tan. Các loài động vật mất đi nơi sinh sống phải tiến hành di cư đến các vùng đất mới.
Điều đó cho thấy được rằng dưới tác động của biến đổi khí hậu, cả hệ sinh thái trên cạn lẫn dưới biển đều bị ảnh hưởng mạnh mẽ do hậu quả của cháy rừng, lũ lụt cũng như sự axit hóa đại dương.
Chiến tranh và xung đột
Dân số ngày càng tăng cao trong khi đó lương thực và nước ngọt ngày càng khan hiếm.
Đây là những yếu tố tiềm ẩn có thể dẫn đến xung đột và gây chiến tranh của các quốc gia và vùng lãnh thổ. An ninh quốc gia bị đe dọa do không thể đảm bảo được lương thực.
Ngoài ra nhiệt độ trái đất nóng lên, khí hậu biến đổi cùng với sự khai thác quá mức của con người đã làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Điều này dẫn đến việc các quốc gia đang ngày càng mở rộng sự tìm kiếm nguồn lực ở bên ngoài lãnh thổ của mình, hoàn toàn có thể dẫn đến nguy cơ xung đột quốc phòng khi có bất kỳ tranh chấp nào về nguồn lợi quốc gia.
Dưới đây là một dẫn chứng về hậu quả nặng nề của biến đổi khí hậu lên nhân loại.
Tình trạng biến đổi khí hậu ngày nay
Thực trạng biến đổi khí hậu ngày nay trở nên đáng báo động.
Lượng khí nhà kính gia tăng từ những năm 1990 tồn động trong bầu khí quyển làm gia tăng 41% tổng bức xạ. Trong đó CO2 là nhân tố chính chiếm 82% các lượng khí nhà kính.
Lượng khí CO2 những năm 2017, 2018 đã đạt kỷ lục, cao hơn 50% lượng khí thải diễn ra trong cuộc cách mạng công nghiệp.
Các đợt nắng nóng lên đến 50 độ C ở Australia, Ấn độ hay đến 41 độ C ở các nước xứ lạnh như châu Âu, Canada và Mỹ đã làm nhiều người tử vong.
Có thể thấy được rõ ràng biểu hiện của sự nóng lên toàn cầu khi ngưỡng gia tăng nhiệt độ đang cao gấp đôi ngưỡng gia tăng dưới 2 độ C theo hiệp định Paris về sự gia tăng khí hậu 2015 trong việc hạn chế gia tăng nhiệt độ trái đất.
Các hiện tượng thời tiết cực đoan đang diễn ra một cách thường xuyên hơn, xóa bỏ những nỗ lực của các tổ chức quốc tế trong việc giảm bớt sự chênh lệch giàu nghèo giữa các quốc gia trên toàn thế giới.
Năm 2018, lần đầu tiên khối băng dày vĩnh cửu ở Bắc Greenland bị rạn nứt. Dự báo đến năm 2100, những trận siêu bão mạnh như bão Sandy ở Mỹ sẽ lặp lại với một tần suất thường xuyên hơn.
Sự nóng lên toàn cầu mang lại nhiều rủi ro đối với sức khỏe, sinh kế, an ninh lương thực, cấp nước, an ninh con người và tăng trưởng kinh tế.
Ứng phó với biến đổi khí hậu
Để ứng phó với biến đổi khí hậu và các tác động tiêu cực của nó, con người cần nhanh chóng điều chỉnh hành vi của mình. Hạn chế các hành động tác động đến môi trường hệ sinh thái trên trái đất.
Nhân loại cần tiếp tục theo đuổi mục tiêu giữ mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Các cộng đồng quốc tế cần cam kết và thực hiện mạnh mẽ hơn ngay từ bây giờ để đảm bảo thực hiện được mục tiêu đã đề ra.
Ứng phó với biến đổi khí hậu, phục hồi tự nhiên phải trở thành ưu tiên cao nhất trong mọi chính sách phát triển của chúng ta.
Là tiêu chuẩn phát triển của mọi cấp, mọi ngành và tổ chức doanh nghiệp cá nhân trên toàn thế giới. Chuyển đổi mô hình phát triển hướng đến kinh tế xanh, tuần hoàn và bền vững.
Thay đổi nhận thức và chủ động hành động ngay từ bây giờ là cơ hội tốt chúng ta còn lại để có thể ứng phó với biến đổi khí hậu.
Không thể ngăn chặn nhưng nếu con người chủ động có thể hạn chế được cường độ, quy mô và tác động của biến đổi khí hậu đến với cuộc sống của con cháu chúng ta sau này.
Xem thêm:
Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến vấn đề biến đổi khí hậu hiện nay. Hy vọng các bạn sẽ có thêm những hiểu biết nhất định về thực trạng đáng báo động này và có thêm hành động để bảo vệ trái đất của chúng ta nhé.
Hãy cùng theo dõi và chia sẻ bài viết này của Cmm.edu.vn để người thân và bạn bè cùng biết đến và cùng nhau hành động để cải thiện môi trường xung quanh chúng ta.
Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp